"Ngày nào còn sức lực thì tôi còn lao động..."

(Baohatinh.vn) - Ở tuổi xưa nay hiếm, nhưng lão nông Nguyễn Việt Hùng (thôn Trung Phong, xã Kỳ Phong, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) vẫn hăng say lao động, làm giàu với trang trại rộng hơn 7 ha, cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/ năm.

“Ngày nào còn sức lực thì tôi còn lao động...”

Ông Nguyễn Việt Hùng bên vườn ổi Đài Loan sai quả

Hơn 11h trưa, ông Nguyễn Việt Hùng vẫn “lăn xả” ngoài vườn để thu hoạch ổi chín. Nhìn dáng vẻ rắn rỏi vác cuốc, cầm dao thoăn thoắt leo đồi của ông, ít ai nghĩ rằng năm nay ông đã xấp xỉ 75 tuổi.

Đang là thời điểm chính vụ thu hoạch ổi và mít nên trang trại của ông Nguyễn Việt Hùng lúc nào cũng nhộn nhịp người vào ra. Không chỉ thương lái, người dân quanh vùng cũng tìm đến trang trại để mua hàng tận gốc.

Ông Hùng cho biết: “Tôi bắt đầu trồng giống ổi Đài Loan lê và mít Thái từ 3 năm về trước. Năm ngoái, cây đã bắt đầu cho quả bói và năm nay thì năng suất đạt cao hơn”.

“Ngày nào còn sức lực thì tôi còn lao động...”

Khách hàng vào tận trang trại mua ổi

Hiện tại, 300 gốc ổi Đài Loan lê và 200 gốc mít Thái của ông Hùng đang cho quả ngọt. Với giá bán 20.000 đồng/kg ổi Đài Loan lê và 10.000 đồng/kg mít Thái, mỗi ngày, ông Hùng thu nhập 500.000 đồng từ cây ăn quả các loại. Ngoài cây ổi và cây mít, trang trại còn ngập tràn quýt, chanh, na… đang trong giai đoạn đậu quả.

“2 ha cây ăn quả mới được nhân rộng mấy năm trở lại đây, còn chủ đạo của trang trại vẫn là 1,5 ha ao cá với đủ các giống cá mè, chép, leo, rô phi… Trừ chi phí giống và thức ăn, nhân công, mỗi năm, ao cá cho thu hoạch gần 50 triệu đồng. Bên cạnh ao cá và cây ăn quả, vườn keo rộng 3,5 ha mỗi năm cũng cho thu nhập xấp xỉ 80 triệu đồng” – ông Hùng chia sẻ.

“Ngày nào còn sức lực thì tôi còn lao động...”

Thương lái thu mua mít Thái

Mô hình chăn nuôi, trồng trọt, sản xuất tổng hợp của gia đình ông Nguyễn Việt Hùng là một điển hình ở địa phương. Khi chúng tôi hỏi về động lực để ông phát triển cơ ngơi như ngày hôm nay, ông Hùng cười vui vẻ: “Tôi làm là vì đam mê thôi. Bây giờ già rồi, con cái đều đã lập nghiệp trong Sài Gòn nên muốn 2 ông bà vào trong đó sống nhưng tôi không đi được. Ngày nào còn sức lực thì tôi còn lao động”.

“Ngày nào còn sức lực thì tôi còn lao động...”

Trang trại của ông Hùng được gây dựng từ những năm 1991 – 1992. Ban đầu, diện tích ao nuôi cá và rừng của gia đình nhỏ hẹp, cây cối chưa có nhiều, dần dần khi thấy lợi ích kinh tế mà ao cá, khu rừng mang lại, ông Hùng mới dần mở rộng diện tích và trồng thêm cây. Từ diện tích 2 ha, đến nay, trang trại đã rộng hơn 7 ha với đủ các loại cây, con. Nhiều năm lại đây, với niềm say mê vườn tược, ông Hùng đã lặn lội vào tận tỉnh Bến Tre để mua các giống cây mới về trồng và nhân giống cho bà con địa phương.

“Ngày nào còn sức lực thì tôi còn lao động...”

Chủ tịch Hội Nông dân huyện Kỳ Anh (bên phải) hướng dẫn ông Hùng chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh trên cây quýt

Hiện tại, do tuổi cao, sức yếu, ông Hùng không thể tự mình làm hết các công việc nên phải thuê rất nhiều nhân công, từ chăm sóc đến thu hoạch. Đặc biệt, việc chăm sóc và phòng ngừa dịch bệnh cho cây ăn quả cũng gặp nhiều khó khăn nên ông Hùng mong muốn được cơ quan chuyên môn hỗ trợ về kỹ thuật để tiếp tục phát triển trang trại và nhân giống các loại cây cho bà con quanh vùng.

Chủ đề Hoa đẹp núi hồng

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Niềm vui hiến đất mở đường ở xóm đạo toàn tòng

Niềm vui hiến đất mở đường ở xóm đạo toàn tòng

Hy sinh lợi ích, bà con giáo dân thôn Vĩnh Phúc đã tích cực hiến đất và tài sản trị giá hàng tỷ đồng để mở đường giao thông, góp phần xây vùng quê nông thôn mới kiểu mẫu ở xã Nam Phúc Thăng, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh).
Biến rác thải thành hàng trăm tấn phân bón hữu cơ

Biến rác thải thành hàng trăm tấn phân bón hữu cơ

Mô hình "Tổ hợp tác xử lý rác hữu cơ" của Hội LHPN xã Kỳ Phong, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đi vào hoạt động không chỉ góp phần làm tốt công tác bảo vệ môi trường mà còn biến hàng trăm tấn rác thải thành nguồn phân bón hữu ích.
Người dân Hà Tĩnh trúng đậm ốc tép

Người dân Hà Tĩnh trúng đậm ốc tép

Với giá bán 300.000 - 320.000 đồng/tạ ốc tép, ngư dân Hà Tĩnh có thể thu về từ 1,5-3 triệu đồng/ngày nhờ tích cực kéo lưới thu hoạch "lộc biển".
Hương Sơn có thêm 3 sản phẩm OCOP 3 sao

Hương Sơn có thêm 3 sản phẩm OCOP 3 sao

Huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) vừa chấm điểm công nhận 5 sản phẩm được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao năm 2025, trong đó, 2 sản phẩm đánh giá lại và 3 sản phẩm mới.
Thạch Kim đẩy mạnh phát triển kinh tế biển

Thạch Kim đẩy mạnh phát triển kinh tế biển

Xã Thạch Kim, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) tiếp tục phát huy thế mạnh của địa phương giáp biển để phát triển sản xuất, đảm bảo sinh kế, tạo nền tảng và động lực phát triển KT-XH.
Ngành chuyên môn Hà Tĩnh khuyến cáo gì cho vụ tôm xuân - hè 2025?

Ngành chuyên môn Hà Tĩnh khuyến cáo gì cho vụ tôm xuân - hè 2025?

Người dân Hà Tĩnh chuẩn bị bước vào vụ nuôi tôm xuân hè 2025. Bà Nguyễn Thị Hoài Thúy – Trưởng phòng Quản lý, nuôi trồng thủy sản (Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh) đã có những khuyến cáo nhằm giúp người dân giành thắng lợi trong vụ nuôi sắp tới.
Giá trị nhung hươu Hương Sơn ngày càng tăng cao

Giá trị nhung hươu Hương Sơn ngày càng tăng cao

Huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) chú trọng áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăm sóc, cải thiện chất lượng đàn hươu, tập trung chế biến sâu, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế.
Nuôi lươn không bùn ở Cẩm Quang

Nuôi lươn không bùn ở Cẩm Quang

Mô hình nuôi lươn bằng bể không bùn của anh Nguyễn Quốc Hữu (xã Cẩm Quang, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) dự kiến cho thu hoạch khoảng 15-17 tấn lươn thương phẩm sau 10-12 tháng thả nuôi.
Ngư dân bội thu, tiểu thương phấn khởi

Ngư dân bội thu, tiểu thương phấn khởi

Những chuyến biển gần đây, ngư dân Hà Tĩnh trúng đậm nhiều luồng cá cơm, cá trích, mực, cá bạc má… tạo nguồn cung hải sản đa dạng, đáp ứng nhu cầu thị trường đồng thời mang về nguồn thu nhập khá.