Ngư dân Hà Tĩnh "gác" lễ vươn khơi, mang về nguồn hải sản tươi ngon

(Baohatinh.vn) - Dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, lượng hải sản tiêu thụ tăng mạnh, giá bán cao so với ngày thường là động lực để bà con ngư dân Hà Tĩnh “gác” lễ, bám biển vươn khơi.

IMG_9816.jpg
Có mặt tại Cảng cá Cửa Sót (xã Thạch Kim, Lộc Hà) vào lúc rạng sáng, hàng chục tàu thuyền nối đuôi nhau cập cảng với những khay hải sản tươi ngon.
IMG_9344.jpg
Ngư dân Nguyễn Văn Chuân (xã Thạch Kim, Lộc Hà) cho biết: "Nghỉ lễ nhưng chúng tôi vẫn ra khơi đánh bắt hải sản. Khai thác gần bờ nên chỉ qua 1 đêm là thuyền đã về. Mùa này, các thuyền đều tập trung săn tôm tít, ghẹ, các loại ốc biển, mực... Mỗi chuyến đi qua đêm, trừ chi phí, chúng tôi thu nhập được gần 10 triệu đồng. Hải sản chuyển lên bán ngay tại bến".
IMG_9852.jpg
"Ngày thường, giá mực tươi bình quân 200 - 220.000 đồng/kg, nhưng ngày lễ giá mực tăng lên 350 - 400.000 đồng/kg, chuyến này chúng tôi lãi hơn 7 triệu đồng. Chiều tối nay, anh em tiếp tục đi biển, đánh gần bờ hơn để kịp buổi sáng sớm về cập cảng, cung cấp hải sản cho thị trường" - ngư dân Phan Xuân (thị trấn Lộc Hà) cho biết.
IMG_9826.jpg
Theo ông Thân Quốc Tế - Phó Giám đốc Ban quản lý Các cảng cá, bến cá Hà Tĩnh, dịp nghỉ lễ năm nay Hà Tĩnh thu hút đông du khách đến nghỉ dưỡng, thưởng thức ẩm thực nên nhu cầu tiêu thụ hải sản tăng cao. Cùng với đó, thời tiết vụ cá Nam thuận lợi nên ngư dân yên tâm bám biển, mang về nhiều hải sản có giá trị.
IMG_9464.jpg
IMG_9343.jpg
IMG_3285.jpg
Ngư dân tập trung bám biển đánh bắt ghẹ, ốc biển, mực, cá tầng nổi, cụp... mang về những mẻ hải sản tươi ngon.
IMG_9392.jpg
Hiện nay, giá các loại hải sản bán ngay tại bến đã tăng từ 10 - 30% so với đầu tháng 4. Cụ thể, mực ống 300 - 330.000 đồng/kg, mực lá 250 - 280.000 đồng/kg, mực tươi 300 - 460.000/kg tuỳ kích thước; tôm vằn cỡ vừa 250 - 350.000 đồng/kg, tôm tít 150 - 170.000 đồng/kg; cá thu 210 - 240.000 đồng/kg; ghẹ 260 - 320.000 đồng/kg tùy loại…
z5390365906353_67b22361e50ed0988654e6d6de5e6869.jpg
Sau khi bán hết hàng, ngư dân tại cảng cá Cửa Sót lại tiếp tục chuẩn bị nhu yếu phẩm, xăng dầu, đá lạnh... để chuẩn bị cho chuyến biển mới.
bqbht_br_img-5715-copy-3848.jpg

Khung cảnh phía dưới thuyền cập bến, trên bờ người mua, người bán cũng diễn ra vô cùng nhộn nhịp, khẩn trương tại bến cá Cồn Gò (xã Cẩm Nhượng, Cẩm Xuyên) lúc sáng sớm.

z5390647517036_e9ad25be44c9d8f6624c1a3b7754ce96.jpg

Được biết, toàn xã Cẩm Nhượng hiện có 220 tàu thuyền hoạt động đánh bắt thường xuyên. Từ đầu tháng 4 tới nay, bà con ngư dân trên địa bàn khai thác được trên 100 tấn hải sản các loại, đem về nguồn thu nhập khá. Ảnh Hương Thành.

Chị Nguyễn Thị Lan - tiểu thương ở xã Cẩm Nhượng cho biết: "Mùa du lịch nên lượng hàng bán ra phải tăng gấp đôi, gấp ba ngày thường. Như sáng nay, dù đã dậy từ sớm nhưng do người mua đông, tôi chỉ gom được 15kg mực, 50 kg cá các loại. Số lượng này không đủ để giao cho các khách quen".

Chị Nguyễn Thị Lan - tiểu thương ở xã Cẩm Nhượng cho biết: "Mùa du lịch nên lượng hàng bán ra phải tăng gấp đôi, gấp ba ngày thường. Như sáng nay, dù đã dậy từ sớm nhưng do người mua đông, tôi chỉ gom được 15kg mực, 50 kg cá các loại. Số lượng này không đủ để giao cho các khách quen".

Đến nghỉ dưỡng tại Khu du lịch Thiên Cầm, nhiều du khách cũng không quên ghé bến cá Cồn Gò trải nghiệm phiên chợ sớm cùng bà con ngư dân. Chị Nguyễn Ngọc Hoa (du khách Hà Nội) hào hứng chia sẻ: "Ngoài được ngắm bãi biển đẹp, chúng tôi còn trải nghiệm phiên chợ cá đặc sắc, mang đậm màu sắc địa phương. Sáng nay, tôi đã kịp mua cho gia đình mình một ít mực và cá để về thưởng thức. Đây quả thực là chuyến đi ý nghĩa và đầy kỷ niệm đối với gia đình”.

Đến nghỉ dưỡng tại Khu du lịch Thiên Cầm, nhiều du khách cũng không quên ghé bến cá Cồn Gò trải nghiệm phiên chợ sớm cùng bà con ngư dân. Chị Nguyễn Ngọc Hoa (du khách Hà Nội) hào hứng chia sẻ: "Ngoài được ngắm bãi biển đẹp, chúng tôi còn trải nghiệm phiên chợ cá đặc sắc, mang đậm màu sắc địa phương. Sáng nay, tôi đã kịp mua cho gia đình mình một ít mực và cá để về thưởng thức. Đây quả thực là chuyến đi ý nghĩa và đầy kỷ niệm đối với gia đình”.

Theo chia sẻ của tiểu thương chợ cá Cồn Gò, những ngày này, thời tiết thuận lợi nên ngư dân đánh bắt được nhiều loại hải sản có giá trị như: mực, tôm, cá bò... Tất cả đều được tiểu thương thu mua ngay tại bến. Cụ thể, mực 300 - 450.000 đồng/kg, tôm 200 - 450.000 đồng/kg, cá bù 200.000 đồng/kg, ốc mỡ 250.000 nghìn đồng/kg...

Theo chia sẻ của tiểu thương chợ cá Cồn Gò, những ngày này, thời tiết thuận lợi nên ngư dân đánh bắt được nhiều loại hải sản có giá trị như: mực, tôm, cá bò... Tất cả đều được tiểu thương thu mua ngay tại bến. Cụ thể, mực 300 - 450.000 đồng/kg, tôm 200 - 450.000 đồng/kg, cá bù 200.000 đồng/kg, ốc mỡ 250.000 nghìn đồng/kg...

bqbht_br_1988-5040.jpg
Vươn khơi dịp nghỉ lễ, thuyền của ngư dân Lê Xuân Tiến (thôn Xuân Bắc, xã Cẩm Nhượng, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) cũng vừa trúng đậm cá vàng dương. Mẻ lưới có khoảng 150 con cá, mỗi con trọng lượng từ 3 - 9 kg, thu về hơn 300 triệu đồng. Ảnh Hương Thành
z5390370647399_eed626797a24dcc338eda1b18e658703.jpg

Tại các xã bãi ngang như Thạch Hải, Thạch Trị (huyện Thạch Hà); Kỳ Xuân (huyện Kỳ Anh); Xuân Yên, Xuân Liên (huyện Nghi Xuân).... bà con ngư dân cũng tích cực vươn khơi bám biển cả trong những ngày nghỉ lễ.

bqbht_br_a9-2624.jpg
Những chuyến biển của bà con ngư dân đã cung ứng nguồn hải sản tươi sống dồi dào, phục vụ cho hàng ngàn khách du lịch về nghỉ dưỡng tại Khu du lịch Thiên Cầm (huyện Cẩm Xuyên), bãi biển Xuân Hải (huyện Lộc Hà), bãi biển Thạch Hải (huyện Thạch Hà), Khu du lịch Xuân Thành (huyện Nghi Xuân), bãi biển Kỳ Xuân (huyện Kỳ Anh)...

Đọc thêm

Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Người dân một số địa phương ở Hà Tĩnh đã tập trung cải tạo những vùng đất ven biển bị hoang mạc hóa do biến đổi khí hậu, lựa chọn cây trồng phù hợp đưa vào sản xuất. Từ đó không chỉ giúp người dân nâng cao thu nhập mà còn góp phần phủ xanh đất đai hoang hóa, cải tạo môi trường.
Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh đang bước vào giai đoạn cao điểm cho mục tiêu tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM). Những tuyến đường mở rộng, những khu dân cư kiểu mẫu hình thành, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng nâng cao…
Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Sự đồng lòng của người dân Hà Tĩnh trong triển khai các hoạt động xây dựng nông thôn mới không chỉ góp phần hoàn thiện, nâng cao chất lượng các tiêu chí mà còn thắt chặt thêm tình làng nghĩa xóm.
Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Thời tiết Hà Tĩnh duy trì hình thái nhiều mây, có mưa rào, độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi để sâu bệnh phát sinh, đặc biệt là bệnh đạo ôn cổ bông trên lúa thời kỳ trổ tập trung.
Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Năm 2024, Chi hội nghề nghiệp Nuôi ong lấy mật xã Đức Lạng (Đức Thọ, Hà Tĩnh) thành lập với gần 50 hội viên tham gia, trở thành nền tảng để đưa thương hiệu mật ong vươn xa.
Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Trở về từ quân ngũ, ông Nguyễn Kiến Quốc - Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Phú (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã hăng hái cùng người dân xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế từ nghề nuôi ong.
Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Thay vì rộn ràng thu hoạch những giọt mật đầu vụ như các năm trước, năm nay, người dân huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) đang trải qua một mùa mật ong chính vụ kém vui.
Hà Tĩnh với chặng nước rút góp phần gỡ thẻ vàng IUU

Gỡ thẻ vàng IUU: Hà Tĩnh quyết liệt "chặng nước rút"

Đợt thanh tra lần thứ 5 của Ủy ban Châu Âu được xem là thời điểm quyết định để Việt Nam gỡ cảnh báo thẻ vàng IUU. Xác định rõ nhiệm vụ này, Hà Tĩnh đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trong "chặng nước rút", đặc biệt tạo nên những thay đổi tích cực, nhất là trong nhận thức, trách nhiệm của ngư dân.