Ngư dân Hà Tĩnh hồ hởi khi mực đầy khoang, được giá

(Baohatinh.vn) - Tại các vùng bãi ngang ven biển Hà Tĩnh, sau những đêm dong thuyền ra biển câu mực, thả lưới trở về, ngư dân đánh được nhiều sản phẩm, lại bán được giá nên ai cũng phấn khởi...

ngu dan ha tinh ho hoi khi muc day khoang duoc gia

Những con mực lá tươi rói này cứ lên bờ là bán sạch

Khi mặt trời khuất núi, 2 cha con ngư dân Trần Văn Cương (thôn Yên Ngư, Xuân Yên - Nghi Xuân) lại tất bật chuẩn bị ngư lưới cụ cho chuyến ra biển đánh bắt mực. Làm nghề vó mành, mỗi người một tay khiêng chiếc bình ắc quy, 2 chiếc bóng điện cùng lưới vây đi ra con thuyền 24 CV đang chòng chành theo con sóng.

Anh Cương cho biết: “Những tháng đầu vụ cá nam, mực xuất hiện nhiều, qua ánh đèn nhìn đàn mực bơi trắng thật đã mắt. Cứ tầm 6h chiều, anh lại dong thuyền ra biển, đến sáng hôm sau mới vào bờ. Có hôm may mắn kéo được mẻ lưới hơn 7 yến mực, mừng không tả nổi! Những con mực lá, mực nang tươi rói vừa mang lên bờ là bán sạch”.

Chủ tịch UBND xã Xuân Yên Trương Văn Khoa vui vẻ cho biết: “Những tháng gần đây, ngư dân Xuân Yên trúng đậm mực. Cao điểm nhất là vào tháng 4, 5, 6 (âm lịch) nên ngư dân tích cực bám biển. Toàn xã có 238 tàu thuyền thì hơn 160 tàu làm nghề câu mực và lưới vây. Tính bình quân 1 đêm, mỗi thuyền đánh bắt được 30-40 kg mực các loại. Sản lượng 3 tháng gần đây cả xã đạt khoảng 50 tấn mực các loại. Vào mùa du lịch biển, giá mực tăng cao nên bà con ngư dân hết sức phấn khởi”.

Ngư trường dồi dào, ngư dân các vùng biển Lộc Hà, Kỳ Anh, Cẩm Xuyên… ban ngày đánh cá, ban đêm bắt mực. Cứ màn đêm buông xuống, vùng bãi ngang trở nên tĩnh lặng, nhưng ở phía ngoài xa, biển trở nên sôi động hẳn, với những ánh đèn lấp lánh từ những con thuyền. Ngư dân Lê Văn Thịnh ở xóm 4, xã Thịnh Lộc (Lộc Hà) sở hữu con thuyền 16 CV nhưng tối nào cũng ra biển câu mực. Nghề câu mực không phải đầu tư nhiều, mỗi thuyền chỉ cần 4-5 chiếc cần câu và lưỡi chùm là có thể ra khơi. Cách bờ hơn 1 cây số, ông Thịnh và bạn thuyền thả neo và ngồi buông câu.

ngu dan ha tinh ho hoi khi muc day khoang duoc gia

Từ tháng 6 đến nay, Hà Tĩnh khai thác được gần hơn 400 tấn mực

Ông Thịnh cho hay: Buổi ngày ra khơi đánh bắt các loại cá trích, cơm, bạc má…, còn buổi đêm thì lại đi câu mực. Mỗi đêm, thuyền của ông cũng kiếm được từ 6-7 kg, bán với giá 180 - 200 nghìn đồng/kg nên cũng cho thu nhập khá.

Những tháng gần đây, vùng bãi ngang ven biển từ Cửa Hội đến Cửa Khẩu trở nên nhộn nhịp hẳn lên. Từng tàu thuyền ra khơi trở về cá, mực đầy khoang, bà con ngư dân hồ hởi vì được mùa, được giá. Mỗi kg mực được bán với giá bình quân 180 - 200 nghìn đồng, lại đúng vào mùa du lịch biển, sức tiêu thụ lớn nên các thương lái chờ sẵn từ lúc mờ sáng. Hễ tàu thuyền cập bến, có mực là chen nhau mua, tạo không khí sôi nổi cả một vùng ven biển.

Theo ông Trần Xuân Hoàng - Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản: Bắt đầu từ tháng 4 đến hết tháng 9 âm lịch là thời điểm khai thác vụ cá nam. Tuy chỉ kéo dài trong thời gian 5 tháng, song, vụ cá này góp phần quan trọng vào tổng sản lượng thủy, hải sản của toàn tỉnh; có thể khai thác được nhiều luồng cá nổi và mực. Sản phẩm mực có đầu ra ổn định, bởi không chỉ bán tươi cho thương lái từ các nơi khác đến, nhiều cơ sở chế biến tại địa phương cũng mua với sản lượng lớn để hấp, chuyển đi tiêu thụ ở vùng miền khác. Chỉ tính riêng từ tháng 6 đến nay, toàn tỉnh khai thác được gần hơn 400 tấn mực ống, mực nang, mực cơm, mang lại giá trị hàng chục tỷ đồng cho bà con ngư dân…

Đọc thêm

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.
Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Nông dân Hà Tĩnh cần theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu keo, bệnh khô vằn, đốm lá... gây hại trên một số diện tích ngô đông để tránh ảnh hưởng năng suất.
"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

Thời điểm này, nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Tĩnh đã vào vụ cao điểm, chuẩn bị nguồn hàng cung ứng cho thị trường Tết năm 2025.
Rộn ràng mùa lúa mới

Rộn ràng mùa lúa mới

Cuối tháng 11, những cánh đồng ở Hà Tĩnh lại rền vang tiếng máy, tiếng người rộn ràng chuẩn bị sản xuất vụ đầu tiên của năm tới.
Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) công nhận sản phẩm “Chả cá sông Lam” và sản phẩm “Rau sạch An Tâm” đạt chuẩn OCOP hạng 3 sao đợt 5 năm 2024.