Người chăn nuôi Vũ Quang tái đàn lợn theo hướng an toàn sinh học

(Baohatinh.vn) - Sau khi dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) được kiểm soát, các hộ chăn nuôi trên địa bàn Vũ Quang (Hà Tĩnh) đã tập trung tái đàn, tăng đàn lợn theo hướng an toàn sinh học.

Người chăn nuôi Vũ Quang tái đàn lợn theo hướng an toàn sinh học

Chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học giúp đàn lợn khỏe mạnh và phát triển tốt.

Trang trại của ông Trần Quốc Lâm (thôn Hợp Lý, xã Hương Minh) có diện tích hơn 1ha, được xây dựng theo mô hình khép kín với chi phí gần 2 tỷ đồng, quy mô 1.200 con lợn thịt/lứa.

Nhờ thực hiện đầy đủ các khâu tiêu độc khử trùng và chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, đàn lợn phát triển khỏe mạnh ngay cả thời điểm DTLCP diễn biến phức tạp.

Người chăn nuôi Vũ Quang tái đàn lợn theo hướng an toàn sinh học

Nhờ áp áp dụng các kỹ thuật nuôi hiện đại nên đàn lợn của gia đình ông Trần Quốc Lâm phát triển nhanh.

"Để nuôi lợn với số lượng lớn đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả, tôi đặc biệt chú trọng đến biện pháp an toàn sinh học. Sau đợt dịch, tôi đang siết chặt hơn quy trình ra vào trại và dự định sẽ tăng đàn lên lên 1.500 con.

Với việc liên kết sản xuất với Công ty cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam, trang trại không lo “đầu vào đầu ra”- ông Lâm chia sẻ.

Người chăn nuôi Vũ Quang tái đàn lợn theo hướng an toàn sinh học

Dù mới nuôi được hơn 2 tháng, nhưng đàn lợn của chị Nguyễn Hồng Nhung có trọng lượng 75 - 80kg/con.

Không chỉ tại các trại chăn nuôi quy lớn, mà với các cơ sở quy mô vừa và nhỏ, người chăn nuôi cũng mạnh dạn tái đàn theo hướng an toàn sinh học, liên kết với các công ty để tạo ra sản phẩm lợn sạch, đạt chất lượng.

Người chăn nuôi Vũ Quang tái đàn lợn theo hướng an toàn sinh học

Sau khi xuất bán lứa này, chị Nhung sẽ tăng số lượng nuôi lên 200 con.

Chị Nguyễn Hồng Nhung (thôn Đồng Minh, xã Hương Minh) cho biết, hơn một năm trước, DTLCP xuất hiện khiến giá lợn “lao dốc”, gia đình chị lỗ gần 300 triệu đồng từ đàn lợn 200 con.

"Ngay khi DTLCP được khống chế, gia đình tôi đã nuôi 110 con lợn thịt. Hiện tại, đàn lợn đã được hơn 2 tháng, nhờ chọn con giống tốt, thường xuyên vệ sinh chuồng trại nên đàn lợn phát triển nhanh, hiện tại mỗi con có trọng lượng từ 75 - 80kg, khả năng sẽ cho lợi nhuận cao khi xuất bán”, chị Nhung phấn khởi nói.

Người chăn nuôi Vũ Quang tái đàn lợn theo hướng an toàn sinh học

Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, thường xuyên phun tiêu độc, khử trùng... là một trong những biện pháp được anh Triều và các hộ nuôi khác thực hiện

Anh Cù Quang Triều (thôn Hợp Lợi, xã Hương Minh) cho biết, trước khi tái đàn, anh được cán bộ thú y xã hướng dẫn những kỹ thuật để tiêu độc, khử trùng và chăn nuôi lợn an toàn sinh học, nên anh luôn yên tâm khi nuôi.

"Hiện tại gia đình tôi nuôi được 50 con lợn, đàn lợn phát triển tốt, không có dấu hiệu dịch bệnh gì xảy ra. Đó là tín hiệu đáng mừng để chúng tôi có động lực phát triển đàn lợn trở lại”, anh Triều nói.

Người chăn nuôi Vũ Quang tái đàn lợn theo hướng an toàn sinh học

Tổng đàn lợn trên địa bàn huyện Vũ Quang hiện đạt hơn 26.000 con.

Ông Nguyễn Sỹ Tiến - Phó Trưởng phòng NN&PTNT Vũ Quang cho biết: “Để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả cho các hộ khi tái đàn và tăng đàn, phòng đã phối hợp với chính quyền các xã, thị trấn tuyên truyền, hướng dẫn người chăn nuôi thực hiện tốt công tác an toàn sinh học.

Cụ thể như: Xử lý môi trường trước khi tái đàn lợn, chọn con giống có nguồn gốc rõ ràng, có giấy kiểm dịch theo quy định; thực hiện công tác tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin theo quy định".

Hiện tại, tổng đàn lợn trên địa bàn huyện Vũ Quang đạt hơn 26.000 con, trong đó lợn nái 4.000 con, lợn thịt 22.000 con, tập trung chủ yếu ở các xã như: Hương Minh, Đức Hương...

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Với đa dạng sản phẩm đặc sản của tỉnh được trưng bày, Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 được đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm, tạo không khí nhộn nhịp.
Bám biển mùa "gió chướng"

Bám biển mùa "gió chướng"

Dù thời tiết không thuận nhưng những ngư dân yêu lao động ở xã Thịnh Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì bám biển, chăm chỉ mưu sinh.
Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.