Người miền núi Hà Tĩnh dạy con cách phòng chống cháy rừng thế nào?

(Baohatinh.vn) - Mùa nắng nóng, để góp phần phòng chống cháy rừng (PCCR) tốt hơn, ngoài việc tự nâng cao ý thức của mình, người dân miền núi Hà Tĩnh còn thường xuyên dạy con cách PCCR.

Người miền núi Hà Tĩnh dạy con cách phòng chống cháy rừng thế nào?

Việc dọn đốt thực bì ở rừng dân sinh tiềm ẩn nhiều nguy cơ cháy rừng. Ảnh: Ánh Dương

Nhà ở ven chân núi nên con trai anh N.M.H ở xã Kim Hoa (Hương Sơn) thường xuyên cùng bạn bè lên núi lấy củi, hái sim. Trẻ con thì thường có rất nhiều trò nghịch ngợm. Trong lúc lao động, chúng có thể đốt ong, nướng khoai. Tất cả những hành động đó đều vô tình có thể dẫn đến một đám cháy và nếu không kịp thời dập lửa thì sẽ dẫn đến nguy cơ cháy rừng.

Anh N.M.H cho biết: “Cháy rừng là một hiểm họa, nhất là đối với những gia đình định cư ven núi như chúng tôi. Mặc dù đã được địa phương, nhà trường tuyên truyền nhưng ở nhà, tôi cũng thường xuyên dạy con nâng cao ý thức PCCR. Tôi nghiêm cấm con mang lửa lên núi, không tham gia chơi trò nướng khoai hay đốt ong với bạn. Nếu phát hiện có lửa thì phải tìm cách dập, không để cháy lan, nhất là ở những nơi có thảm thực bì khô”.

Người miền núi Hà Tĩnh dạy con cách phòng chống cháy rừng thế nào?

Mùa hè, trẻ em miền núi rủ nhau đi hái sim, bắt ong, nếu không được giáo dục cẩn thận về phòng chống cháy rừng thì rất dễ gây ra những điểm phát lửa nguy hiểm trên núi. Ảnh: Internet

Cũng giống như nhiều gia đình ở miền núi khác, chị T.T.H ở xã Nam Điền (Thạch Hà) cũng luôn luôn dạy con những kiến thức về rừng và PCCR. Chị T.T.H cho hay: “Sau giờ học, cháu nhà tôi thường giúp mẹ lên núi chăn bò. Đi cùng cháu còn có các bạn trong xóm nên các cháu thường bày trò chơi với nhau trên đồi một lúc rồi mới về. Bởi thế, tôi luôn dặn con, tuyệt đối tránh những sơ suất phát lửa trên núi. Đặc biệt, nếu phát hiện có lửa trong phạm vi không an toàn thì phải báo cho người lớn biết để tìm cách ứng phó”.

Là một gia đình có rừng trồng nên việc dọn thực bì diễn ra thường xuyên. Thường thì gia đình anh N.H.T ở Sơn Lễ (Hương Sơn) thuê nhân công nhưng trong một số thời điểm, anh cũng cho con cái cùng tham gia dọn. Tuy nhiên, để đảm bảo việc dọn đốt thực bì không ảnh hưởng đến rừng hàng xóm và rừng tự nhiên, anh luôn cẩn trọng hướng dẫn con các quy trình đốt dọn và làm đường băng ngăn lửa.

Người miền núi Hà Tĩnh dạy con cách phòng chống cháy rừng thế nào?

Vụ cháy rừng nghiêm trọng năm 2019 đã để lại nhiều bài học sâu sắc trong phòng chống cháy rừng của người dân miền núi. Ảnh tư liệu

“Gắn bó với rừng từ thuở nhỏ nên con tôi hiểu rất rõ giá trị của rừng. Hằng ngày, ở lớp, cháu đã được tiếp thu rất nhiều bài học về bảo vệ tài nguyên rừng nhưng tôi vẫn muốn cháu hiểu rõ hơn giá trị của rừng, ý thức hơn trách nhiệm bảo vệ rừng của mình qua công việc thực tế. Có chăm sóc cây thì mới biết yêu quý cây. Tôi nghĩ thế!”.

Trong công tác PCCR, ý thức, trách nhiệm của người dân có vai trò rất quan trọng. Trong thực tế, nhiều người đã bị khởi tố, bắt giam vì hành vi gây cháy rừng mà nguyên nhân đều bắt nguồn từ việc thiếu ý thức khi đốt dọn thực bì, đốt tổ ong… Những hành vi đó đã gây ra nhiều vụ cháy rừng, nghiêm trọng nhất là ở thị trấn Xuân An, Hương Sơn… năm 2019.

Đó chính là bài học đắt giá cho những hộ dân sống quanh rừng, có rừng… Và, để tránh được hậu quả đáng tiếc, điều đầu tiên mà những người dân sống ven núi nên làm chính là tự nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ rừng cho con em mình.

Chủ đề Tài nguyên – môi trường

Đọc thêm

Phố trong làng Thành Phú

Phố trong làng Thành Phú

Hành trình gần 10 năm xây dựng nông thôn mới đã đưa thôn Thành Phú (xã Xuân Thành, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) “thay da, đổi thịt”, vươn mình trở thành miền quê đáng sống.
"Tỏa sáng nghị lực Việt" của một bí thư chi đoàn

"Tỏa sáng nghị lực Việt" của một bí thư chi đoàn

Bị teo tứ chi, nhưng với ý chí, nghị lực phi thường, anh Lê Xuân Thắng (xã Ích Hậu, Lộc Hà, Hà Tĩnh) đã vượt lên số phận nghiệt ngã, lan tỏa năng lượng sống tích cực trong cộng đồng, nhất là với các đoàn viên thanh niên.
Ấn tượng qua các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh

Ấn tượng qua các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh

Các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được các tỉnh tổ chức đã góp phần lan tỏa các giá trị văn hóa của hình thức diễn xướng dân gian này. Và các nghệ nhân, nghệ sỹ cũng học hỏi được rất nhiều từ những lần hội ngộ đó.
Ngân vang đôi bờ ví, giặm

Ngân vang đôi bờ ví, giặm

Mang theo hồi ức của cha ông, tôi tìm về những làng quê ví, giặm xứ Nghệ - Tĩnh, để lắng nghe và cảm nhận không gian đời sống văn hóa xưa - nay trên 2 miền quê hương đôi bờ sông Lam (Hà Tĩnh - Nghệ An).
Những thủ lĩnh “thắp sáng” phong trào phụ nữ ở Hà Tĩnh

Những thủ lĩnh “thắp sáng” phong trào phụ nữ ở Hà Tĩnh

Bằng tâm huyết và những cách làm sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo, chị Phạm Thị Hương - Chủ tịch Hội LHPN huyện Kỳ Anh và chị Trần Thị Nguyệt - Chủ tịch Hội LHPN Can Lộc (Hà Tĩnh) đã được Trung ương Hội LHPN Việt Nam trao tặng các phần thưởng cao quý.
“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí…”

“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí…”

“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí/ Giữ lòng đỏ như son/ Nuôi thù sâu tận bể”. Những câu thơ trong bài “Gửi bạn người Nghệ Tĩnh” của nhà thơ Huy Cận đã đúc kết tinh thần yêu nước bao đời nay của con người và vùng đất xứ Nghệ, trong đó có Hà Tĩnh.
"Ông tơ bà Nguyệt" se duyên cho người dân tộc Chứt

"Ông tơ bà Nguyệt" se duyên cho người dân tộc Chứt

Những cuộc giao lưu, hẹn hò do BĐBP Hà Tĩnh kết nối đã vun đắp nên nhiều mối tình đẹp cho người dân tộc Chứt ở bản Rào Tre, góp phần đẩy lùi tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống