Người thương binh luôn đi đầu bước trước

(Baohatinh.vn) - Trở về từ chiến trường với thương tật trên mình nhưng suốt hơn 40 năm qua, thương binh Phan Xuân Thái ở xã Ích Hậu (Lộc Hà, Hà Tĩnh) luôn tích cực tham gia công tác xã hội, gương mẫu đi đầu trong mọi phong trào địa phương.

Người thương binh luôn đi đầu bước trước

Ông Phan Xuân Thái - Chi hội trưởng Cựu chiến binh thôn Thống Nhất (Ích Hậu, Lộc Hà).

Ông Phan Xuân Thái (SN 1952, ở thôn Thống Nhất, xã Ích Hậu, Lộc Hà) nhập ngũ tháng 8/1972 tại đơn vị 279, thuộc Huyện đội Can Lộc. Tháng 9/1973, ông được bổ sung vào Đại đội 11, Tiểu đoàn 9, Trung đoàn 266, Sư đoàn 341 (Quân khu 4) tham gia huấn luyện tại huyện Lệ Thủy (Quảng Bình).

Đầu năm 1975, ông Thái cùng đơn vị nhận nhiệm vụ lên đường vào Nam chiến đấu, hành quân bằng xe vận tải quân sự theo đường Trường Sơn, qua nhiều cung đường, binh trạm giao liên cả trên đất Việt và đất Lào. Ngày 9/4/1975, ông Thái cùng đồng đội ở Trung đoàn 266 tham gia nổ súng tiến công thị xã Xuân Lộc. Sau giải phóng Xuân Lộc, đoàn quân tiếp tục phát triển vào Ngã ba Dầu Dây, Chi khu Trảng Bom, Suối Đĩa, sân bay Biên Hòa và cùng đại quân tiến về giải phóng Sài Gòn - Gia Định.

Trưa ngày 30/4/1975, Sài Gòn được giải phóng, ông Thái cùng đơn vị của mình có mặt tại Dinh độc Lập ăn mừng chiến thắng. Miền Nam hoàn toàn giải phóng, ông Thái cùng đơn vị ở lại TP Hồ Chí Minh làm nhiệm vụ quân quản. Tháng 7/1977, xẩy ra chiến tranh biên giới Tây Nam, ông tiếp tục lên đường chiến đấu.

Tháng 12/1978, trong một trận đánh tại thị xã Svay Riêng (Campuchia), ông Thái bị thương, vết đạn xuyên qua đùi và xương chậu buộc ông phải trở về hậu cứ điều trị. Lúc bị thương, ông là Tiểu đội trưởng Tiểu đội 1, Trung đội 1, Đại đội 11, Tiểu đoàn 9 (Trung đoàn 266, Sư đoàn 341). Tháng 1/1979, sau thời gian điều trị ở Hà Nội và an dưỡng ở Nghệ An, ông xin phục viên trở về quê với thương tật 31%, hưởng chế độ thương binh 4/4.

Người thương binh luôn đi đầu bước trước

Ông Thái cùng hội viên treo cờ Đảng và cờ Tổ quốc chuẩn bị kỷ niệm 76 năm Ngày Thương binh liệt sỹ, trên tuyến đường tự quản của Hội CCB xã.

Suốt 41 năm qua (từ năm 1982 - đến nay), dù mang thương tật trên mình nhưng ông Phan Xuân Thái luôn hăng hái, bền bỉ tham gia công tác xã hội tại địa phương với nhiều vai trò như: bảo vệ hợp tác xã nông nghiệp, cụm trưởng cụm dân cư, chi hội phó CCB. Từ năm 2018 đến nay, ông là Chi hội trưởng CCB thôn Thống Nhất (xã Ích Hậu).

Trong vai trò của mình, nhiều năm qua, ông đã dẫn dắt chi hội CCB thôn hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao, là đoàn thể gương mẫu đi đầu trong xây dựng nông thôn mới của thôn và xã. Trong đó, các hội viên CCB thôn Thống Nhất đã hiến hàng trăm m2 đất để mở đường, đóng góp hàng nghìn ngày công cùng Nhân dân lao động làm đường, trồng hàng rào xanh, xây dựng vườn mẫu, trồng cây xanh và quản lý con đường tự quản của Hội CCB xã.

Đặc biệt, để làm gương cho các hội viên CCB và bà con nhân dân, trong giai đoạn đầu xây dựng NTM của xã, ông đã tiên phong hiến 31 m2 đất mặt tiền, trị giá hàng trăm triệu đồng để mở đường thôn.

Người thương binh luôn đi đầu bước trước

Ông Thái (bên phải) và ông Bùi Trọng Thương - Chủ tịch Hội CCB xã Ích Hậu bên con đường NTM được ông hiến đất để mở rộng.

Bà Đặng Thị Ủy - người dân thôn Thống Nhất, xã Ích Hậu (Lộc Hà) bày tỏ: “Nói về sự bền bỉ, nhiệt tình cống hiến cho phong trào chung thì không ai qua được bác Thái. Dù thời tiết nắng hay mưa, mùa đông hay mùa hè, bác Thái đều không quản ngại, say sưa với việc nước, việc làng”.

Cùng với đi đầu vận động hội viên và Nhân dân thực hiện các chủ trương chính sách, ông Thái còn quan tâm chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho các đồng đội. Chỉ với 106 hội viên nhưng đến nay, Chi hội CCB thôn Thống Nhất đã lập được quỹ với số tiền hơn 100 triệu đồng, hỗ trợ những hội viên nghèo vay phát triển kinh tế.

Người thương binh luôn đi đầu bước trước

Ông Phan Xuân Thái cùng cán bộ thôn làm công tác thu quỹ xây dựng nông thôn mới từ đóng góp của người dân, tại nhà văn hóa thôn.

Các dịp lễ, tết, ông Thái luôn vận động con em xa quê, các mạnh thường quân đóng góp để tặng quà cho các hội viên khó khăn, thân nhân liệt sỹ... Thời gian qua, ông cũng vận động xã hội hóa được 50 triệu đồng để trồng hàng trăm cây xà cừ trên tuyến đường tự quản và mua sắm đồ phục vụ cho tang lễ các CCB sau khi qua đời.

Hăng hái tham gia công tác xã hội, ông Phan Xuân Thái còn luôn nỗ lực trong lao động, sản xuất, tiên phong trong thay đổi cách thức canh tác; mẫu mực trong xây dựng gia đình hạnh phúc. Nhờ đó, 6 người con của vợ chồng ông đều trưởng thành, trở thành người có ích cho xã hội.

Người thương binh luôn đi đầu bước trước

Say mê công tác xã hội, ông Thái còn đi đầu trong lao động sản xuất. Trong ảnh: Ông Thái thăm ruộng lúa hè thu của gia đình.

Thương binh Phan Xuân Thái bày tỏ: “Tôi vẫn nhớ mãi cảm xúc của mình trong buổi trưa ngày 30/4/1975, tại Dinh Độc Lập. Sau niềm vui chiến thắng là sự thương nhớ, biết ơn những đồng đội đã ngã xuống trước ngày giải phóng. Lúc đó, tôi đã tự hứa với lòng mình và anh linh các đồng đội rằng, còn hơi thở, tôi sẽ chiến đấu, cống hiến hết mình cho Tổ quốc. Vì vậy, hòa bình trở về, dù ở vai trò nào, nhiệm vụ nào được Đảng và Nhân dân giao phó, tôi cũng hăng hái hết mình”.

Với sự tận tụy, nhiệt tình của mình cho phong trào chung, nhiều năm liền, thương binh Phan Xuân Thái được Hội CCB huyện Lộc Hà, Hội CCB và chính quyền xã Ích Hậu tặng giấy khen vì thành tích hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Người thương binh luôn đi đầu bước trước

Con đường tự quản của Hội CCB xã Ích Hậu do Chi hội CCB thôn Thống Nhất phụ trách.

Dù trong thời chiến hay thời bình, thương binh Phan Xuân Thái luôn phát huy phẩm chất Bộ đội cụ Hồ, cống hiến hết mình cho đất nước. Sự tận tụy, bền bỉ, nhiệt tình và gương mẫu “đi đầu bước trước” trong phong trào chung của ông đã trở thành tấm gương sáng cho các hội viên CCB và Nhân dân noi theo.

Ông Bùi Trọng Thương

Chủ tịch Hội CCB xã Ích Hậu

Chủ đề Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Chủ đề Hoa đẹp núi hồng

Đọc thêm

Phố trong làng Thành Phú

Phố trong làng Thành Phú

Hành trình gần 10 năm xây dựng nông thôn mới đã đưa thôn Thành Phú (xã Xuân Thành, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) “thay da, đổi thịt”, vươn mình trở thành miền quê đáng sống.
"Tỏa sáng nghị lực Việt" của một bí thư chi đoàn

"Tỏa sáng nghị lực Việt" của một bí thư chi đoàn

Bị teo tứ chi, nhưng với ý chí, nghị lực phi thường, anh Lê Xuân Thắng (xã Ích Hậu, Lộc Hà, Hà Tĩnh) đã vượt lên số phận nghiệt ngã, lan tỏa năng lượng sống tích cực trong cộng đồng, nhất là với các đoàn viên thanh niên.
Ấn tượng qua các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh

Ấn tượng qua các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh

Các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được các tỉnh tổ chức đã góp phần lan tỏa các giá trị văn hóa của hình thức diễn xướng dân gian này. Và các nghệ nhân, nghệ sỹ cũng học hỏi được rất nhiều từ những lần hội ngộ đó.
Ngân vang đôi bờ ví, giặm

Ngân vang đôi bờ ví, giặm

Mang theo hồi ức của cha ông, tôi tìm về những làng quê ví, giặm xứ Nghệ - Tĩnh, để lắng nghe và cảm nhận không gian đời sống văn hóa xưa - nay trên 2 miền quê hương đôi bờ sông Lam (Hà Tĩnh - Nghệ An).
Những thủ lĩnh “thắp sáng” phong trào phụ nữ ở Hà Tĩnh

Những thủ lĩnh “thắp sáng” phong trào phụ nữ ở Hà Tĩnh

Bằng tâm huyết và những cách làm sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo, chị Phạm Thị Hương - Chủ tịch Hội LHPN huyện Kỳ Anh và chị Trần Thị Nguyệt - Chủ tịch Hội LHPN Can Lộc (Hà Tĩnh) đã được Trung ương Hội LHPN Việt Nam trao tặng các phần thưởng cao quý.
“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí…”

“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí…”

“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí/ Giữ lòng đỏ như son/ Nuôi thù sâu tận bể”. Những câu thơ trong bài “Gửi bạn người Nghệ Tĩnh” của nhà thơ Huy Cận đã đúc kết tinh thần yêu nước bao đời nay của con người và vùng đất xứ Nghệ, trong đó có Hà Tĩnh.
"Ông tơ bà Nguyệt" se duyên cho người dân tộc Chứt

"Ông tơ bà Nguyệt" se duyên cho người dân tộc Chứt

Những cuộc giao lưu, hẹn hò do BĐBP Hà Tĩnh kết nối đã vun đắp nên nhiều mối tình đẹp cho người dân tộc Chứt ở bản Rào Tre, góp phần đẩy lùi tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống