Những thương hiệu đặc sản Hà Tĩnh vươn xa

(Baohatinh.vn) - Hà Tĩnh là nơi hội tụ điều kiện về khí hậu, thổ nhưỡng để hình thành nên nhiều đặc sản nổi tiếng. Trong xu thế mới, những sản phẩm này không chỉ mang ý nghĩa văn hoá mà còn chứa đựng tiềm năng thương mại lớn.

Những thương hiệu đặc sản Hà Tĩnh vươn xa

Thương hiệu bưởi Phúc Trạch đang ngày một vươn xa.

Ngày nay, khi người tiêu dùng quan tâm nhiều hơn đến chất lượng thực phẩm thì đặc sản mỗi vùng miền lại càng có cơ hội trở thành sản phẩm hàng hoá bởi hầu hết đây là những sản phẩm có nguồn gốc gần gũi thiên nhiên. Trong xu thế đó, các sản phẩm đặc sản Hà Tĩnh ngày càng được nhiều người tiêu dùng biết đến và tìm mua.

Một trong những đặc sản đầu tiên được hỗ trợ xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý ở Hà Tĩnh là bưởi Phúc Trạch. Đáng mừng hơn, sau nhiều công sức, đến nay, nhãn hiệu “bưởi Phúc Trạch” đã được Liên minh châu Âu (EU) chính thức bảo hộ sở hữu trí tuệ.

Những thương hiệu đặc sản Hà Tĩnh vươn xa

Nhiều vùng sản xuất bưởi Phúc Trạch đã biết liên kết, sản xuất theo quy trình công nghệ hiện đại, đạt tiêu chuẩn VietGap.

Khắp các xã ở huyện miền núi Hương Khê thời điểm này, người người tấp nập bán, mua, mang thứ đặc sản này đi khắp mọi miền Tổ quốc. Đáng nói, nhiều vùng sản xuất đã biết liên kết, sản xuất theo quy trình công nghệ hiện đại, đạt tiêu chuẩn VietGap.

Ông Phan Văn Tính - Giám đốc HTX Phát Lộc (thôn 11, xã Phúc Trạch) chia sẻ: Để bưởi Phúc Trạch vươn xa, các xã viên luôn chú trọng sản xuất theo quy trình, tạo ra sản phẩm ngày càng ngon và có mẫu mã đẹp hơn. Hiện, HTX đã liên kết mở các điểm giới thiệu và bán sản phẩm tại Hương Khê, TP Hà Tĩnh, TP Vinh (Nghệ An) và đang xúc tiến mở thêm các điểm mới ở Hà Nội, Huế, Đà Nẵng. Bưởi Phúc Trạch luôn được người tiêu dùng đón nhận nên bà con yên tâm sản xuất, mở rộng quy mô.

Tương tự, nhung hươu ở Hương Sơn trước đây chỉ được các hộ dân sản xuất nhỏ lẻ. Xác định là sản phẩm chủ lực của tỉnh, đặc sản nhung hươu được quan tâm, ưu tiên phát triển. Hiện tại, thương hiệu “Nhung hươu Hương Sơn” đã vươn khắp các tỉnh, thành Việt Nam.

Những thương hiệu đặc sản Hà Tĩnh vươn xa

Nhiều sản phẩm OCOP của huyện Hương Sơn được trưng bày tại cửa hàng nông sản, sạch ở thị trấn Phố Châu

Bà Chu Thị Hồng Hà – Giám đốc Doanh nghiệp tư nhân nhung hươu Thuận Hà (xã Sơn Giang) chia sẻ: Trước đây, doanh nghiệp chỉ có duy nhất sản phẩm nhung hươu tươi, doanh thu hết sức bấp bênh, thị trường bó hẹp. Sau khi tham gia OCOP, doanh nghiệp được hỗ trợ đầu tư máy móc, công nghệ chế biến. Nhờ đó, đã ra đời thêm những sản phẩm mới như nhung hươu tươi thái lát, nhung khô xay bột, rượu nhung hươu, cao nhung hươu… đang được khách hàng tin dùng, thị trường rộng khắp cả nước. Sản lượng của doanh nghiệp từ 500 kg đến 800 kg mỗi năm, nhờ đó, doanh thu cũng tăng đều hằng năm.

Không chỉ ở miền núi, dọc suốt chiều dài bờ biển, ngư dân Hà Tĩnh đều nắm giữ những bí quyết để làm ra các loại nước mắm thượng hạng. Song, trước đây, sản phẩm nước mắm chỉ được sản xuất để phục vụ làm thực phẩm trong gia đình, xa hơn thì trao đổi, bán cho bà con trong làng, xã, khách quen; tất cả đều không có nhãn mác. Đến bây giờ, nước mắm Hà Tĩnh đã ở một vị thế mới. Hàng loạt thương hiệu của các hợp tác xã, hộ gia đình được hình thành, quảng bá rộng rãi đến người tiêu dùng.

Những thương hiệu đặc sản Hà Tĩnh vươn xa

Được hỗ trợ, người dân Hà Tĩnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nước mắm, tạo ra sản phẩm hàng hoá lớn.

Giám đốc HTX Chế biến thủy hải sản Phú Khương Lê Thị Khương cho biết: "Được công nhận sản phẩm OCOP là thông tin rất vui đối với HTX. Từ những hộ sản xuất nhỏ, lẻ, quy mô chỉ vài trăm lít mỗi năm, cho đến khi thành lập HTX, doanh thu thời điểm cao nhất cũng chỉ đạt gần 2 tỷ đồng/năm. Song năm 2019, doanh thu HTX đã tăng lên hơn 12 tỷ đồng, trong năm 2002, doanh thu đến nay đã đạt trên 8 tỷ đồng. Sản phẩm được giới thiệu, bày bán từ Bắc vô Nam”.

Những thương hiệu đặc sản Hà Tĩnh vươn xa

Từ đặc sản nước mắm, mỗi năm HTX Chế biến thủy hải sản Phú Khương thu về hàng tỷ đồng.

Cùng với những sản phẩm trên, Hà Tĩnh còn có nhiều đặc sản đặc sắc, có thể kể đến như: Cu đơ, cam Khe Mây, cam giòn Thượng Lộc, cam bù Hương Sơn, quýt khốp Kỳ Anh, hồng Đông Lộ, mực nhảy Vũng Áng, mực một nắng Thạch Kim, hến Sông La, Bánh gai Đức Thọ…

Nói đến đặc sản là nói đến sản phẩm OCOP. Trên thực tế, chương trình OCOP đang được các địa phương ở Hà Tĩnh triển khai tích cực, tạo sức bật cho nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Toàn tỉnh hiện có 72 sản phẩm được công nhận đạt chuẩn OCOP, Văn phòng điều phối xây dựng NTM tỉnh cũng đã chấp nhận 192 ý tưởng khác xây dựng sản phẩm OCOP trong thời gian tới; trong đó, phần lớn là các đặc sản đặc sắc của các địa phương.

Những thương hiệu đặc sản Hà Tĩnh vươn xa

Nhiều sản phẩm chất lượng cao của Hà Tĩnh đã được tham gia các hội chợ trong và ngoài tỉnh là cơ hội để giới thiệu, quảng bá sản phẩm.

Ông Lê Xuân Tùng - Trưởng phòng OCOP (Văn phòng điều phối xây dựng NTM tỉnh) cho biết, để các sản phẩm nông nghiệp có chỗ đứng trên thị trường, trở thành sản phẩm hàng hoá, Hà Tĩnh đã đẩy mạnh các chính sách hỗ trợ sản xuất, chế biến, tiêu thụ, bảo tồn quỹ gen, trong đó ưu tiên các loại đặc sản. Đến nay, các sản phẩm đặc sản tham gia chương trình OCOP đều được cải tiến quy trình, năng lực sản xuất, trình độ quản lý; nhờ đó, tạo được uy tín trên thị trường, giúp các đơn vị ngày càng tăng trưởng. Tính bình quân, các đơn vị, hộ cá thể sản xuất sản phẩm đặc sản tham gia OCOP tăng 36% doanh thu.

Có thể nói, sự liên kết trong việc đưa sản phẩm đặc sản Hà Tĩnh thành sản phẩm hàng hóa không chỉ giúp người tiêu dùng có những lựa chọn đa dạng, phong phú hơn mà còn góp phần để các sản phẩm nông sản phát huy giá trị.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Với đa dạng sản phẩm đặc sản của tỉnh được trưng bày, Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 được đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm, tạo không khí nhộn nhịp.
Bám biển mùa "gió chướng"

Bám biển mùa "gió chướng"

Dù thời tiết không thuận nhưng những ngư dân yêu lao động ở xã Thịnh Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì bám biển, chăm chỉ mưu sinh.
Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.