Những vị quan người Hà Tĩnh giữ chức Tế tửu Văn Miếu - Quốc Tử Giám

(Baohatinh.vn) - Hà Tĩnh là vùng địa linh nhân kiệt, nơi sinh ra nhiều bậc hiền tài có những đóng góp to lớn cho quê hương, đất nước. Trong đó có nhiều vị đảm nhiệm chức quan Tế tửu Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội).

Chức quan Tế tửu (hiệu trưởng) giữ việc trông coi Văn Miếu - Quốc Tử Giám, rèn tập sĩ tử, đào tạo nhân tài và kiêm việc chủ tế ở Văn Miếu. Dưới Tế tửu là quan Tư nghiệp (hiệu phó) giúp việc cho quan Tế tửu (nhà Trần chưa có chức Tế tửu nên Tư nghiệp đứng đầu Quốc Tử Giám).

a1.jpg
Một góc Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội (ảnh từ Internet).

Triều đình trong thời đại phong kiến thường tuyển chọn những bậc danh Nho, hiền tài, những bậc đại thần có đạo đức trong sáng giữ những chức vụ này. Theo sách “Các vị Tư nghiệp & Tế tửu Văn Miếu – Quốc Tử Giám Hà nội” xuất bản năm 2010, của Nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin, từ khi các triều đại quy định về các chức quan trên, cả nước có 103 vị Tế tửu và Tư nghiệp. Riêng quê hương Hà Tĩnh có 6 vị Tế tửu, gồm:

Phan Viên (1421 - ? ) là người huyện Thạch Hà, phủ Hà Hoa, nay là huyện Can Lộc. Năm Nhâm Tuất niên hiệu Bảo Đại thứ ba (1442), ông thi đỗ Tiến sỹ, được soạn bia ghi tên đầu tiên ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám, giữ chức Tế tửu Quốc Tử Giám.

Hà Công Trình (1434 - ? ) là danh thần đời vua Lê Thánh Tông, người làng Đồng Trình, huyện Thiên Lộc, nay là xã Tùng Lộc, huyện Can Lộc. Năm Bính Tuất 1466, ông đỗ Nhị giáp Tiến sỹ, làm quan đến Thượng thư Bộ Binh, Nhập thị Kinh diên, Tế tửu Quốc Tử Giám.

a3.jpg
Bia Tiến sỹ ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội (ảnh từ Internet)

Phan Ứng Toản (1446 – 1515), người huyện Thạch Hà, phủ Hà Hoa, nay thuộc xã Thạch Ngọc, huyện Thạch Hà. Năm Tân Sửu niên hiệu Hồng Đức thứ mười hai (1481), ông thi đỗ đồng Tiến sỹ xuất thân, từng làm nhiều chức quan, về sau giữ chức Tế tửu Quốc Tử Giám.

Trần Viết Thứ (1487-1556) quê ở huyện Thạch Hà. Năm Tân Mùi Hồng Thuận ba (1511), ông đỗ đồng Tiến sỹ xuất thân vào triều Lê Tương Dực. Ông được bổ nhiệm làm quan đến Đô cấp sự trung kiêm Tế tửu Quốc Tử Giám.

Nguyễn Nghiễm (1708-1775) tên chữ là Hy Tư, hiệu Nghị Hiên. Ông người làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, là thân phụ của danh thần Nguyễn Khản và Đại thi hào Nguyễn Du. Năm Tân Hợi (1731), ông đậu Tiến sỹ. Nguyễn Nghiễm được thăng nhiều vị trí quan trọng trong triều như Tam chính Sơn Nam, Tế tửu Quốc Tử Giám, Hữu Thị lang Bộ Công, Thị lang Bộ Hình, Nhập thị Tham Tụng…

Nguyễn Nghiễm là bậc đại công thần, một danh nhân trong lịch sử Việt Nam. Ông không những giỏi về quân sự, chính trị mà còn có nhiều cống hiến trong lĩnh vực văn học, lịch sử, cùng đóng góp trong bộ Đại Việt sử kí bản kỉ tục biên. Đại tư đồ Xuân quận công Nguyễn Nghiễm là một người có đóng góp to lớn cho Văn Miếu - Quốc Tử Giám, là người đã cho đúc chuông Bích Ung.

bqbht_br_a6.jpg
Đền thờ Xuân Quận công Nguyễn Nghiễm ở thị trấn Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.

Nguyễn Khản (1734-1787) quê ở làng Tiên Điền, nay là thị trấn Tiên Điền, huyện Nghi Xuân. Ông là con trai của Xuân Quận công Nguyễn Nghiễm và là anh cả của Đại thi hào Nguyễn Du. Năm Canh Thìn (1760), ông đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sỹ. Ông trải qua nhiều chức vụ quan trọng như Hàn Lâm viện Đại học sỹ, Hữu Thị lang Bộ Lại, Tế tửu Quốc Tử Giám, Nhập thị Tham tụng…

Nguyễn Khản là người giỏi toàn diện, ông chính là người cùng với Uy Viễn tướng công Nguyễn công Trứ phát triển làn điệu ca trù của chính quê hương mình.

Những quan Tế tửu trên đã có những đóng góp nhất định cho Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội, phát triển sự nghiệp giáo dục khoa bảng. Làm rạng danh quê hương Hà Tĩnh tại nơi được xem là ngôi trường đại học đầu tiên của nước ta.

Chủ đề Đất và người Hà Tĩnh

Chủ đề NGƯỜI HÀ TĨNH

Đọc thêm

Những con đường huyền thoại tiếp nối tương lai

Những con đường huyền thoại tiếp nối tương lai

Trong kháng chiến chống Mỹ, Hà Tĩnh là điểm trọng yếu trên tuyến chi viện miền Nam, hứng chịu hàng vạn tấn bom đạn. Ngày nay, chiến tranh đã lùi xa, những con đường huyền thoại năm xưa vẫn tràn đầy sức sống, góp phần vào sự phát triển mạnh mẽ của tỉnh nhà.
Xanh lại những "tọa độ lửa" ở Hà Tĩnh

Xanh lại những "tọa độ lửa" ở Hà Tĩnh

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, những tọa độ lửa như núi Nài, Ngã ba Đồng Lộc, Làng K130… của Hà Tĩnh đã cùng quân dân cả nước làm nên đại thắng mùa xuân 1975.
 Thạch Hà - vùng đất giàu truyền thống văn hóa và khoa bảng

Thạch Hà - vùng đất giàu truyền thống văn hóa và khoa bảng

Với lịch sử 1020 năm phát triển, các thế hệ người dân Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã chinh phục thiên nhiên, chung lưng đấu cật, gắn bó đoàn kết, xây dựng mảnh đất này ngày càng phát triển, trở thành vùng quê giàu bản sắc văn hóa, có nhiều người đỗ đạt khoa bảng.
Người miệt mài tìm “cái đẹp” của văn chương

Người miệt mài tìm “cái đẹp” của văn chương

Với nhiều tâm huyết, nhà nghiên cứu Hà Quảng là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam duy nhất ở Hà Tĩnh đạt nhiều giải thưởng lớn cấp tỉnh và cấp Trung ương về lĩnh vực lý luận, phê bình văn học.
Chỉ huy trưởng lực lượng biệt động Sài Gòn quê Hà Tĩnh là ai?

Chỉ huy trưởng lực lượng biệt động Sài Gòn quê Hà Tĩnh là ai?

Đại tá Tư Chu - Chỉ huy trưởng lực lượng biệt động quân khu Sài Gòn - Gia Định là một người con của quê hương Hà Tĩnh. Ông là người kiến tạo các cách đánh “xuất quỷ nhập thần”, là cái tên đứng đằng sau nhiều chiến công huyền thoại của biệt động Sài Gòn.
Trung úy công an đam mê nghiên cứu khoa học

Trung úy công an đam mê nghiên cứu khoa học

Bằng niềm đam mê nghiên cứu khoa học, Trung úy Phạm Minh Hiếu - Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an Hà Tĩnh đã biến rác hữu cơ thành tài nguyên, giải quyết bài toán khó về xử ý ô nhiễm môi trường
Thiêng liêng tiếng gọi cội nguồn

Thiêng liêng tiếng gọi cội nguồn

Từ chỗ là hoạt động tín ngưỡng của người dân địa phương, lễ giỗ Quốc Tổ Hùng Vương ở TX Hồng Lĩnh đã trở thành lễ hội được cấp ủy, chính quyền và Nhân dân Hà Tĩnh quan tâm, thu hút đông đảo người dân tham gia.
Đoàn kết một lòng hướng về nguồn cội…

Đoàn kết một lòng hướng về nguồn cội…

Hòa chung lòng thành kính hướng về ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, người dân Hà Tĩnh đã cùng nhau gìn giữ, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, khẳng định sự gắn bó bền chặt trong dòng chảy lịch sử dân tộc.
Ngắm khu dân cư kiểu mẫu bên dòng Ngàn Phố

Ngắm khu dân cư kiểu mẫu bên dòng Ngàn Phố

Bên dòng sông Ngàn Phố thơ mộng, người dân thôn Phúc Bằng, xã Sơn Bằng (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đang cùng nhau xây dựng cảnh quan xanh sạch đẹp, hướng tới cuộc sống sống ấm no, hạnh phúc.