Những vườn hoa rực rỡ chờ xuân

(Baohatinh.vn) - Nhờ xuống giống đúng thời vụ, áp dụng kỹ thuật chăm sóc phù hợp, các "thủ phủ" trồng hoa tết trên địa bàn Hà Tĩnh cho chất lượng hoa đẹp, dự kiến đem về nguồn thu nhập khá.

bqbht_br_g5.jpg
Thôn Xuân Sơn (xã Lưu Vĩnh Sơn, huyện Thạch Hà) là vùng trồng hoa cúc có tiếng tại Hà Tĩnh. Thời điểm này, hơn 60 nhà giàn của 57 hộ dân đã rực rỡ sắc màu, hoa bắt đầu bung nụ, được người dân bọc lưới chuẩn bị xuất bán ra thị trường.
bqbht_br_g6.jpg
bqbht_br_g4.jpg
Nhờ xuống giống đúng thời vụ, áp dụng kỹ thuật chăm bón phù hợp, hoa cúc năm nay được đánh giá phát triển tốt, chất lượng nụ đều, đẹp.
bqbht_br_g7.jpg
Là một trong những hộ dân có kinh nghiệm trồng cúc hàng chục năm, ông Hồ Sỹ Lưu (thôn Xuân Sơn) chia sẻ: "Thời điểm này, các công đoạn chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh trên cây đã cơ bản hoàn thiện, tôi đang tập trung định hình thân cây, đảm bảo cho cây phát triển khỏe, bung nở đẹp vào đúng dịp Tết. Với 340 chậu cúc, tôi dự kiến chào bán với giá từ 220.000 - 250.000 đồng/chậu, nếu thuận lợi, sau khi trừ các khoản chi phí, vụ hoa tết năm nay có thể đem về cho gia đình gần 60 triệu đồng".
bqbht_br_g11.jpg
Bên cạnh hoa cúc, nhiều hộ dân tại thôn Xuân Sơn còn trồng thêm các loại hoa ly hồng, hoa ly vàng, hoa ly lùn... nhằm đem đến cho khách hàng nhiều lựa chọn chơi hoa trong dịp Tết. "Gia đình tôi có hơn 200 chậu ly, bán với giá từ 210.000 - 240.000 đồng/chậu. Thời điểm này, nụ ly đã đạt chất lượng tiêu chuẩn, tôi cũng đang kết nối với các thương lái để xuất bán, dự kiến từ 22 đến 23 tháng Chạp trở lên, lượng khách hàng mua hoa sẽ tăng cao" - chị Dương Thị Thanh (thôn Xuân Sơn) cho hay.
bqbht_br_g9.jpg
bqbht_br_g10.jpg
Ông Dương Công Họa - Trưởng thôn Xuân Sơn cho biết: "Nhiều hộ dân đã có kinh nghiệm trồng hoa hàng chục năm, vì vậy hoa tết năm nào cũng nở đúng thời vụ và cho chất lượng đồng đều. Theo khảo sát ban đầu, giá hoa năm nay không quá chênh lệch so với năm ngoái, dao động từ 3.000 - 5.000 đồng/cây tuỳ vào giống hoa và số lượng mua. Trung bình mỗi hộ dân trên địa bàn có thể thu về từ 30-60 triệu đồng từ vụ hoa tết".
bqbht_br_g1.jpg
Tại các "thủ phủ" trồng hoa Tết trên địa bàn huyện Đức Thọ, màu sắc rực rỡ cũng đã ngập tràn khắp các khu vườn.
bqbht_br_g3.jpg
Xuống giống hơn 1 vạn cây hoa cúc từ cuối tháng 10/2024, thời điểm này, vườn hoa của chị Nguyễn Thị Lý (thôn Trung Nam, xã An Dũng) đã bung nở, dự kiến xuất bán từ 20-21 tháng Chạp. Theo chị Lý, hoa cúc năm nay nở vừa đẹp, nếu thuận lợi sẽ bán được trong dịp cúng ông Công, ông Táo và cả Tết Nguyên đán.
bqbht_br_g12.jpg
"Nắm bắt nhu cầu của thị trường, năm nay, gia đình tôi có nhiều loại hoa đa dạng như: cúc vàng, cúc lan tím, cúc tứ quý, cúc ruby... Giá mỗi loại dao động từ 3.500 - 4.000 đồng/cây, nếu khách mua sỉ tại vườn sẽ có giá tốt hơn. Bên cạnh đó, tôi còn bán lẻ tại các chợ dân sinh trên địa bàn. Năm nay chất lượng hoa đẹp nên chúng tôi không lo lắng nhiều về đầu ra" - chị Lý chia sẻ.
bqbht_br_g2.jpg
Ông Nguyễn Trọng Thành (thôn Trung Nam, xã An Dũng) cũng đang tất bật kiểm tra chất lượng hoa trước khi bước vào đợt cao điểm tiêu thụ. Nhiều hộ dân trồng hoa tại Hà Tĩnh kỳ vọng giá hoa tết sẽ duy trì ở ngưỡng ổn định so với mọi năm giúp việc mua bán được thuận lợi hơn.
Video: Ngắm những vườn hoa tết rực rỡ sắc màu tại Hà Tĩnh

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Chủ đề Thị trường Tết

Đọc thêm

Giải pháp nào để tái sinh vùng đất muối?

Giải pháp nào để tái sinh vùng đất muối?

Thời gian gần đây nhiều diêm dân đã bỏ nghề để tìm kế mưu sinh khác. Hệ quả là hàng trăm ha đất làm muối bị bỏ hoang, điều này không chỉ gây nên tình trạng lãng phí tài nguyên đất mà còn làm mất đi sinh kế, mất đi nghề truyền thống của nhiều vùng quê ven biển Hà Tĩnh.
Cấp bách trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Cấp bách trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các địa phương thực hiện nghiêm túc trách nhiệm quản lý nhà nước về lâm nghiệp của địa phương; tăng cường kiểm tra, giám sát công tác PCCCR trên địa bàn.
"Xẻ thịt" rừng phòng hộ ven biển Hà Tĩnh

"Xẻ thịt" rừng phòng hộ ven biển Hà Tĩnh

Thời gian gần đây, hàng trăm cây phi lao thuộc vùng rừng phòng hộ ven biển ở xã Thạch Khê (xã Thạch Hải, thành phố Hà Tĩnh trước đây) bị người dân đốn hạ nhưng chính quyền địa phương và ngành chức năng chưa biết xử lý thế nào?
Ngư dân Hà Tĩnh học cách chuyển đổi số

Ngư dân Hà Tĩnh học cách chuyển đổi số

Hà Tĩnh đang chú trọng ứng dụng công nghệ số vào quản lý và giám sát hoạt động khai thác thủy sản thông qua phần mềm truy xuất nguồn gốc điện tử (eCDT VN),