Niềm vui của ngư dân Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Khi nguồn lợi hải sản ven bờ được quản lý, sản lượng tăng cao, bà con ngư dân vùng bãi ngang ven biển luôn phấn khởi, tự tin dong thuyền ra khơi. Niềm vui đó là nhờ dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững Hà Tĩnh (CRSD) mang lại.

Hợp tác xã nuôi trồng thủy sản Xuân Thành ở Xuân Phổ (Nghi Xuân) thu hoạch tôm thẻ đạt năng suất 40 tấn/ha.
Hợp tác xã nuôi trồng thủy sản Xuân Thành ở Xuân Phổ (Nghi Xuân) thu hoạch tôm thẻ đạt năng suất 40 tấn/ha.

Giảm dần khai thác hủy diệt

Chúng tôi về vùng bãi ngang xã Cẩm Hòa (Cẩm Xuyên) đúng dịp ngư dân thuộc Tổ đồng quản lý nghề cá số 11 đang phối hợp với chính quyền địa phương triển khai kế hoạch quản lý hoạt động tàu cá vùng biển ven bờ. Ông Nguyễn Văn Tâm – Tổ trưởng cho hay: Ở vùng bãi ngang này, hàng năm, có khoảng 200 lượt tàu cá sử dụng chất nổ vào khai thác hải sản bằng nghề te, rê có kích thước nhỏ hơn so với quy định khai thác hải sản vào thời kỳ sinh trưởng cao. Nhưng từ khi dự án CRSD triển khai, hình thành tổ đồng quản lý nghề cá, bà con ngư dân ở đây được nâng cao về nhận thức, tham gia bảo vệ vùng biển ven bờ nên tình trạng trên… giảm hẳn.

Không chỉ vùng biển Cẩm Hòa, trước đây, ở hầu hết vùng bãi ngang ven biển, tình trạng khai thác bằng các phương tiện hủy diệt, xâm hại nguồn lợi hải sản ven bờ diễn ra nghiêm trọng. Đặc biệt là các tàu dạ cào ở các tỉnh khác vào hoạt động sai vùng biển theo quy định khoảng 550 lần/năm, phá hoại ngư trường và làm thiệt hại ngư cụ của bà con ngư dân bình quân từ 30–50 triệu đồng/ năm. Cộng đồng ngư dân thuộc các tổ đồng quản lý nghề cá ven bờ phát hiện các tàu cá vi phạm và phối hợp với cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra, xử lý. Qua đó, tình trạng vi phạm khai thác vùng biển trên ngày càng giảm, ngư trường được bảo vệ, sản lượng khai thác ven bờ được nâng lên… bà con ngư dân hết sức phấn khởi.

Theo ông Trần Viết Hùng – Trưởng phòng Quản lý Khai thác (Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản), đến nay, toàn tỉnh có 9 tổ đồng quản lý nghề cá ven bờ được thành lập và đi vào hoạt động, mang lại hiệu quả thiết thực. Tại các vùng bãi ngang, một số ngư dân đã từ bỏ khai thác các loài thủy sản bản địa quý hiếm chưa đạt kích thước cho phép khai thác hoặc trong thời kỳ mang trứng như: tôm hùm, ghẹ trứng, ốc hương... Tình trạng khai thác bất hợp pháp của tàu dạ cào tại vùng biển ven bờ giảm rõ rệt, đặc biệt là tình trạng hoạt động sai vùng biển theo quy định giảm 60-80%…

Nhiều chính sách hỗ trợ phát triển thủy sản đã mang lại niềm vui lớn cho ngư dân
Nhiều chính sách hỗ trợ phát triển thủy sản đã mang lại niềm vui lớn cho ngư dân

Sản lượng ven bờ tăng cao

Có dịp về các vùng bãi ngang ven biển ở Thạch Hà, Nghi Xuân, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh vào mùa cá vụ Bắc, vụ Nam... đều cảm nhận được sự phấn khởi, tư tin của bà con ngư dân. Ông Nguyễn Hoan ở thôn Bắc Lạc, xã Thạch Lạc (Thạch Hà) vui vẻ cho biết: “Trước đây, mỗi chuyến khai thác ven bờ, chúng tôi chỉ kiếm được vài cân cá, lạng mực, đó là chưa kể bị tàu dạ cào phá hỏng ngư cụ nhưng giờ sản lượng tăng lên gấp 2 lần, thu nhập từ nghề khai thác ổn định hơn trước nhiều”.

Ông Trần Xuân Hoàng – Chi cục trưởng Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản cho biết: Hà Tĩnh có khoảng 75% tổng số tàu có công suất nhỏ hơn 20 CV, làm nghề lưới rê và câu, hoạt động vùng ven bờ. Dự án CRSD do Ngân hàng Thế giới tài trợ có ý nghĩa hết sức quan trọng. Trong đó, từ hợp phần xây dựng mô hình đồng quản lý nghề cá ven bờ, bà con ngư dân đã biết gắn kết cộng đồng và tạo được sự đồng thuận để cùng nhau bảo vệ ngư trường. Khi nguồn lợi ven bờ được quản lý, bảo vệ thì sản lượng khai thác của bà con ngư dân ngày một tăng cao. Có những vùng bãi ngang ven biển như: Thạch Lạc (Thạch Hà), Xuân Hội (Nghi Xuân), Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên), Kỳ Khang (Kỳ Anh), sản lượng khai thác ven bờ đã tăng lên 50%, đóng góp vào sản lượng 35.490 tấn hải sản của tỉnh trong năm 2015.

Sau hơn 1 năm triển khai, dự án CRSD không chỉ nâng cao năng lực cho cộng đồng ngư dân địa phương mà còn thu hút được sự quan tâm của các cơ quan chức năng trong việc quản lý, bảo vệ ngư trường, góp phần duy trì và phát triển bền vững nghề khai thác hải sản của tỉnh.

Đọc thêm

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.
Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Nông dân Hà Tĩnh cần theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu keo, bệnh khô vằn, đốm lá... gây hại trên một số diện tích ngô đông để tránh ảnh hưởng năng suất.
"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

Thời điểm này, nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Tĩnh đã vào vụ cao điểm, chuẩn bị nguồn hàng cung ứng cho thị trường Tết năm 2025.
Rộn ràng mùa lúa mới

Rộn ràng mùa lúa mới

Cuối tháng 11, những cánh đồng ở Hà Tĩnh lại rền vang tiếng máy, tiếng người rộn ràng chuẩn bị sản xuất vụ đầu tiên của năm tới.
Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) công nhận sản phẩm “Chả cá sông Lam” và sản phẩm “Rau sạch An Tâm” đạt chuẩn OCOP hạng 3 sao đợt 5 năm 2024.