Nơi chắp cánh ước mơ cho “cô bé dân ca”

(Baohatinh.vn) - “Bố mẹ chính là người tiếp lửa đam mê dân ca trong em, là nôi nuôi dưỡng, chắp cánh cho em trưởng thành như ngày hôm nay” - cô bé Trịnh Linh Chi (SN 2006, ở xã Phù Lưu, Lộc Hà) tự hào chia sẻ.

Nghe giọng hát mộc mạc của “cô bé dân ca” Linh Chi

Ngày còn nhỏ, từ trong câu hát ru của mẹ, rồi lớn dần được theo chị đi xem những chương trình văn nghệ ở xã, tình yêu với những làn điệu dân ca ví, giặm lớn dần trong cô bé Linh Chi. Đến năm 8 tuổi, em chính thức bước lên sân khấu ở trường hát tròn trịa những câu hát dân ca. Và trở thành một trong những gương mặt sáng giá của đội văn nghệ trường.

Nơi chắp cánh ước mơ cho “cô bé dân ca”

Gia đình luôn là chỗ dựa tinh thần vững chắc để Linh Chi (ở giữa) theo đuổi đam mê dân ca.

Cũng kể từ ngày đó, Linh Chi bén duyên với các chương trình, cuộc thi hát về dân ca ví, giặm, giành được nhiều giải thưởng trong và ngoài tỉnh.

Những ai từng theo dõi Liên hoan dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh diễn ra ở TP Vinh (Nghệ An) năm 2016 hẳn còn nhớ cô bé có giọng hát trong vắt Trịnh Linh Chi, được ban tổ chức tặng danh hiệu thí sinh nhỏ tuổi hát hay nhất.

Nơi chắp cánh ước mơ cho “cô bé dân ca”

Lúc rảnh rỗi, chị gái cùng Linh Chi tập luyện từng câu dân ca.

Không chỉ thế, em còn đạt giải ba cuộc thi “Tuổi thơ tài năng” do Đài PT-TH Hà Tĩnh tổ chức năm 2017; tiết mục “Phụ tử tình thâm” do em biểu diễn đạt giải A Liên hoan dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh năm 2018...

Linh Chi chia sẻ: “Đằng sau những danh hiệu, giải thưởng em có được đến hôm nay đều là những vất vả, yêu thương và sự ủng hộ vô điều kiện của bố mẹ. Ngày còn nhỏ, khi em đang ê a tập hát thì chính bố mẹ chỉnh cho em từng câu, từng từ. Bố mẹ còn giúp em chép lời bài hát, đưa đón những lần em đi tập văn nghệ hay đi diễn xa”.

“Có dịp, để chuẩn bị tham gia liên hoan dân ca ví, giặm, em phải đi tập cả tháng trời. Trong khi đó, quãng đường đến địa điểm tập dài hơn 8 km, nhiều hôm tập cả buổi tối, mưa gió nhưng bố mẹ vẫn kiên trì đưa đón em. Chính những hy sinh, vất vả đó của bố mẹ càng khiến em có thêm động lực để phấn đấu nhiều hơn” - Linh Chi nhớ lại.

Nói về cô con gái nhỏ của mình, ông Trịnh Quang Cành và bà Lê Thị Tài không giấu nổi niềm tự hào. “Một đứa trẻ yêu thích, đam mê hát những làn điệu dân ca quê hương đã là điều rất đáng quý, huống chi đó lại là con gái mình. Chúng tôi tôn trọng sở thích, niềm đam mê của con. Vì vậy, trong những điều kiện có thể, cả nhà sẽ luôn là “hậu phương” vững chắc để con phát huy sở trường” - bà Tài bộc bạch.

Nơi chắp cánh ước mơ cho “cô bé dân ca”

Bố mẹ luôn quan tâm tạo điều kiện để Linh Chi vừa có thể hát vừa có thời gian học tập

Không chỉ thế, vốn sinh ra từ làng quê nghèo khó, để nuôi lớn 6 chị em Linh Chi, ông Cành và bà Tài vừa phải làm ruộng, vừa tranh thủ mọi thời gian làm nghề phụ. Thương con, ông bà luôn giành hết mọi việc về mình, không để con phải tham gia nhiều việc đồng áng, nương vườn.

Và, không phụ tấm lòng của bố mẹ, cùng với những thành tích trong văn nghệ, nhiều năm liền Trịnh Linh Chi đạt học sinh giỏi của trường. Đặc biệt, năm học 2019-2020, em còn đạt giải ba cuộc thi học sinh giỏi cấp huyện môn Địa lý lớp 9.

“Ước mơ của em là được bước tiếp con đường nghệ thuật, được hát những làn điệu dân ca và truyền thụ, lan tỏa những bài hát này đến những thế hệ sau. Em tin em sẽ thực hiện được, vì bên em luôn có bố mẹ, gia đình ủng hộ, động viên. Trước hết, em sẽ học thật tốt để có thể thi đậu vào trường văn hóa nghệ thuật” - Linh Chi chia sẻ.

Chủ đề NGƯỜI HÀ TĨNH

Đọc thêm

Vị Tể tướng nào quê Hà Tĩnh từng phụng sự 3 triều vua Lê?

Vị Tể tướng nào quê Hà Tĩnh từng phụng sự 3 triều vua Lê?

Ông quê ở xã Ích Hậu, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh, nổi tiếng là vị quan thanh liêm, chính trực, lập được nhiều công trạng. Ông phụng sự trong 3 triều vua Lê (Lê Thế Tông, Lê Kính Tông và Lê Thần Tông) và 2 đời chúa là Trịnh Tùng, Trịnh Tráng.
Người "dẫn đường" của phụ nữ xã Trường Sơn

Người "dẫn đường" của phụ nữ xã Trường Sơn

Với 28 năm bền bỉ gắn bó với công tác hội, chị Trần Thị Khuyên - Chủ tịch Hội LHPN xã Trường Sơn (Đức Thọ, Hà Tĩnh) luôn là người "dẫn đường" cho phong trào của chị em ở địa phương ngày càng phát triển.
Phục dựng đền Nhà Ông ở Hương Sơn

Phục dựng đền Nhà Ông ở Hương Sơn

Lễ khởi công phục dựng đền Nhà Ông ở xã Sơn Bằng (Hương Sơn – Hà Tĩnh) nhằm tri ân bậc tiền nhân có công lao với quê hương và người dân trong vùng.
Gìn giữ nếp nhà

Gìn giữ nếp nhà

“Nước có quốc pháp, nhà có gia phong” - câu thành ngữ về nếp nhà ấy đang được mỗi gia đình người Việt nói chung và người Hà Tĩnh nói riêng giữ gìn, phát huy, kiến tạo tổ ấm hạnh phúc, góp phần xây dựng đất nước thịnh vượng.
Người quản đốc yêu nghề, mê sáng tạo

Người quản đốc yêu nghề, mê sáng tạo

Anh Hoàng Xuân Quý - Quản đốc Phân xưởng cơ điện của Nhà máy Chế biến phân hữu cơ từ rác thải (Công ty CP Môi trường và công trình đô thị Hà Tĩnh) đã có nhiều ý tưởng sáng tạo góp phần làm lợi cho đơn vị hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Lan tỏa những điển hình học và làm theo Bác

Lan tỏa những điển hình học và làm theo Bác

Tại Hà Tĩnh, ngày càng nhiều tấm gương điển hình, tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã xuất hiện và lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng bằng những việc làm thiết thực nhất.
Phố trong lòng sông...

Phố trong lòng sông...

Tôi vẫn thường nghĩ về sự ưu ái của thiên nhiên khi trong những biến đổi địa chất đã để lại cho thành phố Hà Tĩnh địa hình ba mặt sông bao quanh...
Nhớ tết Đoan ngọ xưa…

Nhớ tết Đoan ngọ xưa…

Dù không phải là lễ trọng như tết Nguyên đán nhưng từ lâu, tết Đoan ngọ (mồng 5/5 âm lịch) vẫn là nét văn hóa truyền thống được nhiều người dân Hà Tĩnh gìn giữ, phát huy.