Nông dân Hà Tĩnh hối hả ra đồng sản xuất lạc xuân

(Baohatinh.vn) - Sau những ngày đón tết, nông dân Hà Tĩnh gấp rút ra đồng, chạy đua với tiến độ sản xuất lạc vụ xuân, quyết tâm phủ kín 7.559 ha theo lịch thời vụ.

Nông dân Hà Tĩnh hối hả ra đồng sản xuất lạc xuân

Nông dân xã Cương Gián (Nghi Xuân) gấp rút hoàn thành 45 ha lạc vụ xuân trong vài ngày tới.

Vụ xuân năm nay, Nghi Xuân là địa phương có diện tích lạc lớn nhất tỉnh. Theo kế hoạch, toàn huyện sẽ làm 1.270 ha, trong đó các vựa lạc trọng điểm là Xuân Mỹ (170 ha), Đan Trường (160 ha), Xuân Viên và Xuân Thành (140 ha), Xuân Mỹ (130 ha)... Hiện nay, địa phương này cũng đang dẫn đầu toàn tỉnh về tiến độ sản xuất.

Ông Lê Anh Đức - Phó Trưởng phòng NN&PTNT huyện Nghi Xuân thông tin: “Để hướng tới mục tiêu phủ kín toàn bộ diện tích và phấn đấu đạt năng suất 28,5 tạ/ha, những ngày qua, bà con nông dân trong toàn huyện đã tranh thủ thời tiết nắng ấm, độ ẩm đất đảm bảo để gieo trỉa lạc xuân. Đến thời điểm này, các địa phương đã hoàn thành xuống giống 1.130/1.270 ha, 140 ha còn lại (chủ yếu ở những vùng đất ướt) đang gấp rút chuẩn bị để xuống giống, phấn đấu khoảng 1 tuần nữa sẽ cơ bản hoàn thành”.

Nông dân Hà Tĩnh hối hả ra đồng sản xuất lạc xuân

Sau những ngày nghỉ tết, các đồng lạc ở thị trấn Lộc Hà nhộn nhịp không khí sản xuất.

Phát huy lợi thế của địa phương có truyền thống sản xuất lạc, nông dân huyện Lộc Hà đang hối hả ra đồng chạy đua với lịch thời vụ. Bà con quyết tâm phủ kín 926 ha lạc, năng suất bình quân đạt 26,6 tạ/ha, sản lượng gần 2.468 tấn; trong đó trọng tâm là thị trấn Lộc Hà (195 ha), Thạch Châu (186 ha), Thịnh Lộc (180 ha), Bình An (109 ha), Thạch Mỹ (100 ha)...

Với mục tiêu hoàn thành xuống giống trong tháng 2 dương lịch để tránh rét Nàng Bân (vào tháng 3 âm lịch) cũng như đảm bảo sự sinh trưởng, phát triển, năng suất của cây trồng, ngành NN&PTNT cùng các địa phương ở Lộc Hà đang tập trung chỉ đạo, đôn đốc, khuyến khích bà con gieo trỉa đúng kế hoạch.

Đến thời điểm này, khoảng 65% diện tích đã được xuống giống (chủ yếu ở vùng cát pha) và mỗi ngày có thêm 50 – 100 ha được gieo trỉa nên việc đảm bảo lịch thời vụ là hoàn toàn khả thi.

Nông dân Hà Tĩnh hối hả ra đồng sản xuất lạc xuân

Nông dân xã Kỳ Xuân (huyện Kỳ Anh) sẵn sàng “tăng tốc” để xuống giống lạc theo thời vụ.

Nông dân ở tất cả các huyện, thành phố, thị xã đều tập trung ra đồng sản xuất lạc. Ông Phan Công Toàn - Trưởng phòng NN&PTNT huyện Kỳ Anh cho biết: “Vụ xuân này, huyện có kế hoạch làm 730 ha lạc, phấn đấu đạt năng suất 28 tạ/ha, sản lượng 2.044 tấn. Do nhiều nguyên nhân khác nhau nên đến thời điểm này, toàn huyện mới xuống giống được khoảng 18% tổng diện tích (hơn 130 ha). Vì vậy, chúng tôi đang gấp rút đôn đốc, chỉ đạo, phối hợp với chính quyền các địa phương đẩy nhanh tiến độ gieo trỉa, “tăng tốc” chặng “nước rút” để kịp lịch thời vụ”.

Nông dân Hà Tĩnh hối hả ra đồng sản xuất lạc xuân

Những vùng đất cát ở Thạch Hà được bà con lên luống cao, rãnh sâu để đảm bảo an toàn trong sản xuất.

Vụ xuân năm 2024, toàn tỉnh có kế hoạch sản xuất 7.599 ha lạc, năng suất dự kiến 27,11 tạ/ha, sản lượng 20.601 tấn; các vùng trọng điểm là: Nghi Xuân, Cẩm Xuyên, Lộc Hà, Thạch Hà, huyện Kỳ Anh, Đức Thọ...

Để hướng tới một vụ mùa thắng lợi, nông dân toàn tỉnh tiếp tục sử dụng các loại giống cho năng suất cao, phù hợp với thổ nhưỡng và khí hậu địa phương như: L14, L29, V79 và một số giống bản địa như: lạc cúc, lạc sen...

Nông dân Hà Tĩnh hối hả ra đồng sản xuất lạc xuân

Nông dân Bình An (Lộc Hà) nỗ lực phủ kín diện tích gắn với chăm sóc những ruộng lạc xuống giống sớm (vào đầu tháng 1 dương lịch).

Đây là giai đoạn “nước rút” của lịch thời vụ nên thời điểm này, bà con đang đẩy nhanh tiến độ xuống giống, quyết tâm không bỏ hoang diện tích. Đến thời điểm này, tiến độ xuống giống đạt khoảng 60% diện tích. Nhiều nông dân cũng đang tập trung chăm sóc, bảo vệ những diện tích đã xuống giống sớm trước đó.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Giải pháp nào để tái sinh vùng đất muối?

Giải pháp nào để tái sinh vùng đất muối?

Thời gian gần đây nhiều diêm dân đã bỏ nghề để tìm kế mưu sinh khác. Hệ quả là hàng trăm ha đất làm muối bị bỏ hoang, điều này không chỉ gây nên tình trạng lãng phí tài nguyên đất mà còn làm mất đi sinh kế, mất đi nghề truyền thống của nhiều vùng quê ven biển Hà Tĩnh.
Cấp bách trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Cấp bách trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các địa phương thực hiện nghiêm túc trách nhiệm quản lý nhà nước về lâm nghiệp của địa phương; tăng cường kiểm tra, giám sát công tác PCCCR trên địa bàn.
"Xẻ thịt" rừng phòng hộ ven biển Hà Tĩnh

"Xẻ thịt" rừng phòng hộ ven biển Hà Tĩnh

Thời gian gần đây, hàng trăm cây phi lao thuộc vùng rừng phòng hộ ven biển ở xã Thạch Khê (xã Thạch Hải, thành phố Hà Tĩnh trước đây) bị người dân đốn hạ nhưng chính quyền địa phương và ngành chức năng chưa biết xử lý thế nào?
Ngư dân Hà Tĩnh học cách chuyển đổi số

Ngư dân Hà Tĩnh học cách chuyển đổi số

Hà Tĩnh đang chú trọng ứng dụng công nghệ số vào quản lý và giám sát hoạt động khai thác thủy sản thông qua phần mềm truy xuất nguồn gốc điện tử (eCDT VN),