Nông dân Hà Tĩnh khẩn trương phủ kín diện tích cây trồng cạn vụ xuân

(Baohatinh.vn) - Thời điểm này, bà con nông dân Hà Tĩnh đang tranh thủ tối đa thời tiết nắng ráo để hoàn thành gieo trỉa các loại cây trồng cạn, đảm bảo thời vụ và khung kế hoạch đề ra.

Dồn sức “khép” thời vụ lạc xuân

Vài ngày nay, gia đình ông Nguyễn Văn Minh (xã Thạch Châu, huyện Lộc Hà) đang gấp rút cày bừa, làm đất gieo trỉa lạc. Thời vụ xuống giống đã kết thúc nên cả gia đình phải ra đồng từ sáng sớm đến tối mịt để cố gắng hoàn thành hết diện tích.

Ông Minh chia sẻ: “Vào thời điểm này năm ngoái, gia đình tôi đã gieo trỉa xong hết gần 7 sào lạc xuân. Trong khi năm nay, do mưa lạnh kéo dài nên kế hoạch sản xuất gặp khó. Khi có nắng, chúng tôi khẩn trương ra đồng ngay. Những đồng cao cạn sẽ được ưu tiên làm trước, hiện đã xong 80% diện tích rồi. Những diện tích còn lại, chúng tôi đang phấn đấu hoàn thành trong 1 - 2 ngày tới".

Nông dân Hà Tĩnh khẩn trương phủ kín diện tích cây trồng cạn vụ xuân

Gia đình ông Minh phấn đấu vài ngày tới sẽ hoàn thành gieo trồng sào lạc còn lại.

Ông Phan Văn Thanh - Phó Trưởng phòng NN&PTNT huyện Lộc Hà cho biết: “Vụ lạc xuân năm nay, huyện sản xuất hơn 1.003 ha lạc xuân. Đến nay, địa phương đã xuống giống được khoảng 95% diện tích. Nhờ chủ động về vật tư, giống nên ngay khi thời tiết nắng ấm trở lại, bà con nông dân có thể trở lại đồng ruộng để gieo trỉa nhanh nhất có thể các diện tích còn lại. Cùng đó, các địa phương cũng đang chỉ đạo bà con ra quân chăm sóc những diện tích đã gieo trỉa, đảm bảo cho lạc nảy mầm và sinh trưởng tốt".

Nông dân Hà Tĩnh khẩn trương phủ kín diện tích cây trồng cạn vụ xuân

Không khí thi đua lao động sản xuất trên các cánh đồng lạc ở Lộc Hà.

Cùng chung không khí khẩn trương với huyện Lộc Hà, những vựa lạc xuân ở huyện Nghi Xuân đã cơ bản “về đích” kế hoạch sản xuất lạc xuân. Gia đình bà Phan Thị Sâm ở thôn Khang Thịnh, xã Xuân Viên trồng 8 sào lạc L14. Đợt trước tết Nguyên đán, bà đã xuống giống 6 sào, còn lại 2 sào do mưa rét nên mãi mới gieo trỉa xong.

“Đất lạc cần khô nên phải nắng ít ngày mới có thể ra đồng gieo trỉa được. Mấy hôm nay, tôi vừa đến tận từng ruộng kiểm tra tình hình nảy mầm, phát triển của 6 sào lạc đã xuống giống trước tết để trỉa giặm lại sau đợt rét kéo dài vừa tranh thủ bón phân chuồng, tiến hành cày trở 2 sào lạc còn lại để chuẩn bị lên luống, gieo trỉa”, bà Sâm chia sẻ.

Theo lịch thời vụ của tỉnh, thời gian xuống giống vụ lạc xuân 2022 đã kết thúc từ cuối tháng 2/2022. Tuy nhiên, đến hết ngày 3/3, toàn tỉnh chỉ mới gieo trỉa được gần 7.200 ha, đạt 69,3%. Ngoài Đức Thọ (96,6%); Lộc Hà (95%); Can Lộc (92,6%), còn lại tỷ lệ gieo trỉa ở các địa phương còn lại khá thấp, thậm chí có nơi chưa đạt 50% kế hoạch như: TX Kỳ Anh (21,1%), huyện Kỳ Anh (46,5%).

Chăm bón ngô, rau vào kỳ sinh trưởng

Thời điểm này, đa số diện tích cây ngô vụ xuân ở Hương Khê đang phát triển tốt, bà con tích cực ra đồng làm cỏ, bón thúc dinh dưỡng.

Bà Nguyễn Thị Hải - xã Điền Mỹ (Hương Khê) niềm nở nói: “Vụ này, gia đình tôi trồng 1ha giống ngô P4199, cứ thời tiết thuận lợi gieo trỉa ngay. Để ứng phó với thời tiết xấu, khi ngô được 4 - 5 lá, tôi thường bón tro (tận dụng từ việc đốt thân cây ngô vụ trước). Nhờ đó, diện tích ngô của gia đình tôi phát triển khá, cây có chiều cao trung bình từ 15 - 25cm. Hiện nay, gia đình đang dồn nhân lực làm cỏ, bón thúc đợt 1 cho ngô. Toàn bộ đều là ngô hạt, dùng để chế biến thành thức ăn cho gia súc, gia cầm và bán nhằm nâng cao thu nhập gia đình”.

Nông dân Hà Tĩnh khẩn trương phủ kín diện tích cây trồng cạn vụ xuân

Nhiều diện tích ngô vụ xuân của bà con nông dân phát triển tốt.

Ông Lê Quang Vinh - Trưởng phòng NN&PTNT huyện Hương Khê cho biết: “Hiện nay, diện tích ngô vụ xuân 2022 đã gieo trỉa đạt 1.169 ha/1500 ha, đạt 77.9% KH. Phòng đã tham mưu với UBND huyện chỉ đạo các địa phương đôn đốc người dân ra đồng, gieo trỉa đảm bảo đúng khung thời vụ. Đồng thời, thường xuyên cử cán bộ chuyên môn xuống cơ sở để trực tiếp hướng dẫn bà con bón phân, chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật và chủ động bám ruộng nhằm kịp thời phát hiện và xử lý sâu bệnh, tránh lây lan ra diện rộng”.

Nông dân Hà Tĩnh khẩn trương phủ kín diện tích cây trồng cạn vụ xuân

Bà con nông dân xã Tượng Sơn (Thạch Hà) tranh thủ làm cỏ, chăm bón rau vụ xuân

Thời tiết thuận lợi cũng tạo điều kiện cho các vùng trồng rau ở Hà Tĩnh nhanh chóng mở rộng diện tích gieo trồng, tranh thủ tối đa khả năng nguồn cung tại chỗ, đáp ứng nhu cầu của người dân. Đến thời điểm này, toàn tỉnh đã hoàn thành gần 4.978/5.592 ha rau xanh.

Bà Nguyễn Thị Lý ở xã Đồng Môn (TP Hà Tĩnh) chia sẻ: “Để chăm sóc, bảo vệ diện tích rau màu, tôi luôn duy trì việc tưới nước hàng ngày cho rau. Đối với diện tích vừa được gieo trồng, tôi sử dụng nilon che phủ để bảo vệ cây tránh mưa phùn, ẩm ướt. Vào những thời điểm nắng ấm trong ngày thì dỡ bỏ nilon để cây sinh trưởng khoẻ. Đồng thời, tiến hành loại bỏ những lá vàng, cây có hiện tượng héo úa rồi sử dụng các loại phân NPK, phân hữu cơ, phân vi sinh để bón phục hồi cho rau”.

Đến nay, toàn tỉnh đã gieo trỉa được 18.341 ha/23.499 ha cây trồng cạn, đạt 78.1% KH. Nhờ thời tiết thuận lợi, các loại cây trồng vụ xuân đang được bà con nông dân tích cực đẩy nhanh tiến độ gieo trỉa và tiến hành chăm sóc, bón thúc cho những diện tích đã bắt đầu bước vào kỳ sinh trưởng. Để đạt hiệu quả cao nhất, bà con nông dân cần chủ động chăm sóc theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn. Đồng thời tranh thủ tối đa thời gian để hoàn thành các kế hoạch sản xuất theo khung lịch thời vụ, nhất là đối với lạc xuân. Cùng đó, cần tiếp tục theo dõi, phòng trừ các đối tượng dịch hại, đảm bảo cây trồng sinh trưởng và phát triển an toàn.

Ông Phan Văn Huân - Trưởng phòng Trồng trọt
Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hà Tĩnh

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.
Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Nông dân Hà Tĩnh cần theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu keo, bệnh khô vằn, đốm lá... gây hại trên một số diện tích ngô đông để tránh ảnh hưởng năng suất.
"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

Thời điểm này, nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Tĩnh đã vào vụ cao điểm, chuẩn bị nguồn hàng cung ứng cho thị trường Tết năm 2025.
Rộn ràng mùa lúa mới

Rộn ràng mùa lúa mới

Cuối tháng 11, những cánh đồng ở Hà Tĩnh lại rền vang tiếng máy, tiếng người rộn ràng chuẩn bị sản xuất vụ đầu tiên của năm tới.
Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) công nhận sản phẩm “Chả cá sông Lam” và sản phẩm “Rau sạch An Tâm” đạt chuẩn OCOP hạng 3 sao đợt 5 năm 2024.