Nông dân Hà Tĩnh khẩn trương ra đồng khôi phục sản xuất

(Baohatinh.vn) - Những ngày sau nước lũ rút, cùng với vệ sinh môi trường, bà con nông dân huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) đang khẩn trương ra đồng khôi phục sản xuất.

00:00 / 00:00

Video: Nông dân Thạch Văn ra đồng khôi phục sản xuất

Nông dân Hà Tĩnh khẩn trương ra đồng khôi phục sản xuất

Ngày 3/11, người dân thôn Bắc Văn, xã Thạch Văn (Thạch Hà) đã đồng loạt ra đồng sản xuất. Trên cánh đồng tập trung rộng 12,5 ha trồng rau, củ, quả trên cát, người dân đang hết sức khẩn trương, chạy đua với thời vụ nhằm “vớt” lại những gì đã mất.

Nông dân Hà Tĩnh khẩn trương ra đồng khôi phục sản xuất

“Đáng lẽ hôm nay chúng tôi đã thu hoạch 1 lứa củ cải rồi, nhưng trận lụt vừa qua nước ngập làm mất trắng diện tích sắp thu hoạch. “Thua keo này, bày keo khác”, ngay sau khi lũ rút, hoàn thành vệ sinh nhà cửa, chúng tôi ra đồng triển khai làm đất, bón phân, gieo trồng lại ngay” – bà Phan Thị Nga, thôn Bắc Văn cho biết.

Nông dân Hà Tĩnh khẩn trương ra đồng khôi phục sản xuất

Theo bà con nông dân, nhờ có kinh nghiệm trồng các loại rau, củ này nên việc khôi phục lại sản xuất cũng không mất nhiều công sức. Giống củ cải có thời gian sinh trưởng 50-55 ngày nên sẽ kịp cung cấp cho thị trường thời điểm trước tết.

Nông dân Hà Tĩnh khẩn trương ra đồng khôi phục sản xuất

Phát huy thế mạnh sản xuất vụ đông trên đất cát ven biển, ngay từ đầu vụ xã Thạch Văn đã chỉ đạo bà con mở rộng diện tích rau, củ, quả ở vùng tập trung và vườn nhà.

Vụ đông 2020, xã Thạch Văn triển khai sản xuất khá sớm, tuy nhiên do gặp 2 trận lũ liên tiếp nên toàn bộ diện tích 47,5 ha, trong đó diện tích khoai lang 35 ha, diện tích cải củ 12,5 ha gần như bị mất trắng.

Nông dân Hà Tĩnh khẩn trương ra đồng khôi phục sản xuất

Ngay sau lũ rút, chính quyền địa phương đã động viên Nhân dân ra đồng khôi phục sản xuất. Những chỗ nào còn khôi phục được thì cho dặm tỉa, những chỗ hư hỏng, mất trắng thì cho làm đất, gieo trồng lại. Mục tiêu là đẩy nhanh tiến độ để thu hoạch đúng thời điểm có giá cao nhất.

Ông Nguyễn Văn Bằng - Phó Chủ tịch UBND xã Thạch Văn
Nông dân Hà Tĩnh khẩn trương ra đồng khôi phục sản xuất

Cùng với Thạch Văn, các địa phương có diện tích sản xuất rau, củ, quả trên cát như: Thạch Trị, Thạch Lạc, Thạch Khê... cũng đang khẩn trương ra đồng khôi phục sản xuất đối với các loại cây trồng phù hợp với loại đất.

Là xã có diện tích rau màu bị hư hỏng lớn nhất tỉnh, ngay sau lũ rút, Nhân dân đã dọn dẹp lại vườn, chuẩn bị giống, phân bón... chờ đất khô ráo để triển khai sản xuất. Dự kiến, cuối tuần này toàn dân tập trung phục hồi sản xuất tại vườn hộ và các vùng rau quả tập trung.

Ông Dương Kim Huy – Bí thư, Chủ tịch UBND xã Tượng Sơn
Nông dân Hà Tĩnh khẩn trương ra đồng khôi phục sản xuất

Theo báo cáo bước đầu, 2 đợt mưa lũ vừa qua, huyện Thạch Hà có 76 ha lúa mùa, 573ha rau màu, 3.850 cây cảnh thiệt hại từ 50-70%; 125ha cây ăn quả bị thiệt hại trên 30%; 4.153 tấn lương thực (lúa, ngô) và 60.000 bịch nấm bị ướt, trôi, hư hỏng…. Giá trị thiệt hại khoảng 80 tỷ đồng.

Để kịp thời khắc phục những thiệt hại do mưa lũ gây ra, tổ chức khôi phục lại sản xuất, ổn định đời sống Nhân dân, huyện Thạch Hà đã có văn bản đề xuất hỗ trợ 100% kinh phí mua giống và 50% kinh phí mua phân bón cho các vùng sản xuất rau, củ, quả tập trung (125ha); hỗ trợ 50% kinh phí mua bịch giống nấm; hỗ trợ 50% kinh phí mua giống gia súc, gia cầm… Tổng kinh phí hỗ trợ dự kiến khoảng 5,4 tỷ đồng – Phó Chủ tịch UBND huyện Thạch Hà Nguyễn Văn Sáu cho hay.

Chủ đề Xây dựng nông thôn mới

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Lúa hữu cơ thắng lớn trên đồng ruộng Kỳ Anh

Lúa hữu cơ thắng lớn trên đồng ruộng Kỳ Anh

Vụ xuân năm nay, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) giành thắng lợi trên diện tích 52,5ha lúa hữu cơ với sản lượng đạt trên 260 tấn, tổng giá trị đạt trên 3,5 tỷ đồng. Kết quả này tạo tiền đề để địa phương tiếp tục mở rộng diện tích.
Thiếu nguyên liệu sản xuất cho sản phẩm OCOP

Thiếu nguyên liệu sản xuất cho sản phẩm OCOP

Muốn có nguyên liệu phục vụ sản xuất, chủ sản phẩm OCOP ở Hà Tĩnh phải huy động nhân viên đến tận vườn hộ để thu hoạch nhưng nhiều thời điểm cũng không có nguyên liệu.
Ngậm ngùi nhìn thóc lép ở Xuân Viên

Ngậm ngùi nhìn thóc lép ở Xuân Viên

Hàng trăm hộ dân xã Xuân Viên (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) ngậm ngùi vì lúa vụ xuân năm nay hạt lép nhiều, năng suất sụt giảm, chỉ đạt bình quân chưa đến 1,5 tạ/sào.
"Nước lũ lên nhanh quá, chúng tôi trở tay không kịp"

"Nước lũ lên nhanh quá, chúng tôi trở tay không kịp"

Nhận thấy có mưa lớn kéo dài, người dân ở Hà Tĩnh đã chủ động kê lúa gạo, đồ đạc, xe cộ lên cao nhưng nước lũ lên nhanh khiến nông sản, gia súc, gia cầm ngâm trong nước, thiệt hại lớn về tài sản.
Mục sở thị quy trình nuôi tằm trong phòng điều hòa

Mục sở thị quy trình nuôi tằm trong phòng điều hòa

Vượt qua những khó khăn ban đầu, HTX Mật ong Cường Nga (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã làm chủ kỹ thuật nuôi tằm và xây dựng được chuỗi liên kết tiêu thụ ổn định, mở ra hướng phát triển kinh tế hiệu quả cho người dân.
Nông dân Cẩm Xuyên trồng sả tía cho thu nhập cao

Nông dân Cẩm Xuyên trồng sả tía cho thu nhập cao

Phát huy tiềm năng kinh tế vùng bán sơn địa, xã Cẩm Thịnh, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đã tập trung phát triển mô hình trồng sả tía trên đất vườn đồi. Từ một vài hộ trồng thí điểm ban đầu đến nay, toàn xã đã có hơn 30ha trồng sả tía, đưa lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân địa phương.
Nguy cơ thiếu nước cục bộ: Áp lực lớn cho sản xuất hè thu tại Hà Tĩnh

Nguy cơ thiếu nước cục bộ: Áp lực lớn cho sản xuất hè thu tại Hà Tĩnh

Hiện đang là cao điểm thu hoạch lúa vụ xuân nhưng lịch sản xuất vụ hè thu cũng đã cận kề. Trong điều kiện nhiều công trình thủy lợi vừa và nhỏ, hệ thống kênh tưới bị xuống cấp, tạo ra áp lực cho tiến độ, diện tích và năng suất vụ sản xuất hè thu tại một số địa phương.