Nông dân Nghi Xuân tất bật vào mùa thu hoạch ngô

(Baohatinh.vn) - Thời điểm này, 678 ha ngô xuân ở Nghi Xuân (Hà Tĩnh) đã đến kỳ thu hoạch. Đây là địa phương đứng thứ 4 toàn tỉnh về diện tích ngô xuân.

7.jpg
Thời điểm này, những cánh đồng ngô ở Nghi Xuân đã đến kỳ thu hoạch. Bà con nông dân các địa phương đang tích cực ra đồng thu hái.
5.jpg
Vụ xuân năm nay, toàn huyện gieo trỉa 678 ha ngô lấy hạt, tăng 28 ha so với kế hoạch giao và là địa phương đứng thứ 4 toàn tỉnh (sau Hương Sơn, Hương Khê và Đức Thọ) về diện tích. Những năm gần đây do nhu cầu sử dụng và thị trường, nhiều địa phương đã mở rộng diện tích ngô.
4.jpg
Ông Phan Thanh Nhàn (xã Xuân Thành) có 3 sào ngô lấy hạt, sản xuất tại vùng đất thuộc thôn Kỳ Tây, xã Cổ Đạm chia sẻ: "Để ngô xuân đạt năng suất cao, tôi chủ động làm đất, gieo trồng đảm bảo kỹ thuật, lịch thời vụ và thường xuyên thăm đồng để phát hiện sâu bệnh, phun thuốc diệt trừ kịp thời. Nhờ vậy, ngô xuân bắp khá to, chắc hạt, năng suất ước đạt gần 3 tạ/sào, tăng 2 kg/sào so với năm trước".
6.jpg
Xã Cổ Đạm là địa phương có diện tích ngô lớn nhất huyện với 92 ha. Trong đó, chủ yếu cơ cấu bộ giống chủ lực: NK4300, PAC 339, CP 111. Đây là những giống ngô lai có khả năng chống chịu được một số loại sâu bệnh và thời tiết khắc nghiệt.
1.jpg
Ông Trần Trọng Quý - Phó Chủ tịch UBND xã Cổ Đạm cho biết: Đến thời điểm này, toàn xã đã thu hoạch được hơn 15% diện tích ngô. Năm nay, chính quyền địa phương không chỉ tận dụng tối đa quỹ đất để gieo trỉa, bố trí trồng ngô xen với đậu, lạc mà còn bố trí các loại giống mới chất lượng, phù hợp vùng sinh thái để linh hoạt thời vụ tạo điều kiện cho bà con tăng diện tích, chủ động nguồn thức ăn xanh phục vụ chăn nuôi. Qua đánh giá sơ bộ, ngô xuân toàn xã cho năng suất bình quân ước đạt gần 57 tạ/ha, tăng 5 tạ/ha so với năm 2023.
8.jpg
Tại những cánh đồng ở xã Xuân Mỹ, nhiều bà con nông dân đưa cả máy cày vào tận chân ruộng để thuận lợi cho việc vận chuyển ngô sau khi thu hoạch.
11.jpg
“4 sào ngô của gia đình dự kiến cho sản lượng đạt hơn 1 tấn. Sau khi phơi khô, tôi bảo quản để làm thức ăn chăn nuôi, còn lại đem bán cho các cơ sở chăn nuôi tập trung trên địa bàn huyện với giá từ 800 - 900 nghìn đồng/tạ” - ông Phan Văn Hóa ở thôn Hồng Mỹ (xã Xuân Mỹ) cho hay.
9.jpg
Vụ ngô năm nay, toàn xã Xuân Mỹ có tổng diện tích 50 ha. Theo đánh giá bước đầu, sản lượng ngô toàn xã ước đạt 280 - 300 tấn.
2.jpg
Sau khi thu hoạch hầu hết người dân sẽ tiến hành bóc, phơi để dự trữ làm thức ăn chăn nuôi. Cũng có nhiều gia đình bán cho các cơ sở chăn nuôi, thương lái để tạo thêm thu nhập.
3.jpg
Phòng NN&PTNT huyện Nghi Xuân đang chỉ đạo các địa phương hướng dẫn bà con tranh thủ những ngày nắng ráo khẩn trương thu hoạch ngô xuân, phấn đấu hoàn thành trước ngày trước ngày 20/5. Đồng thời, chuẩn bị các điều kiện để sản xuất cây trồng cạn trong vụ hè thu tới.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Triển vọng chăn nuôi hươu sao ở Cẩm Xuyên

Triển vọng chăn nuôi hươu sao ở Cẩm Xuyên

Chăn nuôi hươu sao đang mở ra nhiều triển vọng phát triển kinh tế cho người dân huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) khi nhiều địa phương nhân rộng mô hình theo tổ hợp tác, hợp tác xã...
Rộn ràng mùa dưa ở Việt Tiến

Rộn ràng mùa dưa ở Việt Tiến

Những ngày này, nông dân xã Việt Tiến (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang vào mùa thu hoạch dưa các loại. Không khí thu hoạch trên các cánh đồng dưa luôn rộn ràng, tấp nập báo hiệu mùa bội thu.
Nhanh tay "hồi sức" lúa bị đổ ngã do mưa gió

Nhanh tay "hồi sức" lúa bị đổ ngã do mưa gió

Tập trung khơi thông dòng chảy, tiêu thoát nước khỏi ruộng, buộc những diện tích bị đổ ngã… là những giải pháp mà nông dân Hà Tĩnh đang nỗ lực triển khai, với hy vọng giảm thiểu thấp nhất thiệt hại về năng suất cuối vụ.
Chè vằng Cẩm Mỹ hướng tới sản phẩm OCOP

Chè vằng Cẩm Mỹ hướng tới sản phẩm OCOP

Nhiều hộ dân ở xã Cẩm Mỹ (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh) đã mở rộng diện tích, đầu tư công nghệ để tạo ra sản phẩm hàng hóa, đưa lại nguồn thu nhập bền vững từ cây chè vằng. Địa phương tiến tới xây dựng sản phẩm OCOP chè vằng.
Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Người dân một số địa phương ở Hà Tĩnh đã tập trung cải tạo những vùng đất ven biển bị hoang mạc hóa do biến đổi khí hậu, lựa chọn cây trồng phù hợp đưa vào sản xuất. Từ đó không chỉ giúp người dân nâng cao thu nhập mà còn góp phần phủ xanh đất đai hoang hóa, cải tạo môi trường.
Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh đang bước vào giai đoạn cao điểm cho mục tiêu tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM). Những tuyến đường mở rộng, những khu dân cư kiểu mẫu hình thành, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng nâng cao…
Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Sự đồng lòng của người dân Hà Tĩnh trong triển khai các hoạt động xây dựng nông thôn mới không chỉ góp phần hoàn thiện, nâng cao chất lượng các tiêu chí mà còn thắt chặt thêm tình làng nghĩa xóm.
Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Thời tiết Hà Tĩnh duy trì hình thái nhiều mây, có mưa rào, độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi để sâu bệnh phát sinh, đặc biệt là bệnh đạo ôn cổ bông trên lúa thời kỳ trổ tập trung.
Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Năm 2024, Chi hội nghề nghiệp Nuôi ong lấy mật xã Đức Lạng (Đức Thọ, Hà Tĩnh) thành lập với gần 50 hội viên tham gia, trở thành nền tảng để đưa thương hiệu mật ong vươn xa.