Thử nuôi ốc bươu đen, anh nông dân Can Lộc thu kết quả không ngờ

(Baohatinh.vn) - Cơ sở nuôi ốc bươu đen thương phẩm kết hợp ươm ốc giống của anh Hoàng Văn Minh được coi là mô hình kinh tế điểm của xã Sơn Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh).

Thử nuôi ốc bươu đen, anh nông dân Can Lộc thu kết quả không ngờ

Anh Hoàng Văn Minh tại ao nuôi ốc bươu đen của gia đình.

Sau nhiều năm đi xuất khẩu lao động tại Thái Lan, năm 2010, anh Hoàng Văn Minh (thôn Khe Giao, xã Sơn Lộc, huyện Can Lộc) quyết định trở về quê hương lập nghiệp.

Với diện tích gần 2 ha ao hồ trong vườn, ban đầu anh chọn nuôi cá để phát triển kinh tế nhưng hiệu quả không cao, nhất là gặp khó khăn về đầu ra. Sau khi có nhiều thương lái đến địa bàn hỏi thu mua ốc bươu đen (ốc nhồi), anh Minh bắt đầu tìm hiểu qua internet, sách báo và trực tiếp tham quan các cơ sở nuôi ốc bươu đen tại một số tỉnh, thành phố.

Qua tìm hiểu, anh Minh nhận thấy ốc bươu đen là loài dễ nuôi, phù hợp với điều kiện địa phương, chi phí đầu tư không lớn nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Năm 2015, anh Minh bắt thử nuôi nuôi ốc bươu đen bằng số lượng ốc có sẵn tự nhiên trong ao hồ. Ban đầu, do thiếu kinh nghiệm nuôi nên tỷ lệ ốc sống không cao. Sau khi nắm vững quy trình, kỹ thuật chăm sóc, ốc dần phát triển và sinh trưởng tốt.

Thử nuôi ốc bươu đen, anh nông dân Can Lộc thu kết quả không ngờ

Ốc bươu phát triển và sinh trưởng tốt trong ao nuôi của gia đình anh Minh.

Anh Minh chia sẻ: "Ốc bươu đen là loài dễ nuôi, thức ăn khá đa dạng và có sẵn trong tự nhiên như rau, cỏ, củ, quả… Người nuôi cần duy trì mực nước trong hồ sâu hơn 1m và thả bèo, súng vừa làm nguồn thức ăn vừa đảm bảo nhiệt độ ấm vào mùa đông và mát vào mùa hè. Tuy nhiên, ốc bươu đen là loài ưa sạch sẽ, chỉ sống trong môi trường nước sạch, không ô nhiễm, nên nếu không phòng tránh tốt sẽ rất dễ bị nhiễm bệnh. Người nuôi phải thường xuyên vệ sinh ao nuôi, xử lý môi trường nước bằng vôi, men vi sinh”.

Sau 5 tháng thả nuôi, ốc phát triển tốt và bắt đầu đẻ trứng, giúp anh Minh có thu nhập từ việc bán ốc thương phẩm và ốc giống. Để chủ động con giống và cung ứng cho thị trường, anh đưa quy trình nuôi ốc bố mẹ sinh sản vào sản xuất.

Anh Minh cho biết, ốc bươu đen sinh sản quanh năm, nhưng nếu để sinh sản tự nhiên thì tỷ lệ nở đạt thấp. Trước đây, do anh chưa có kinh nghiệm ươm, tỷ lệ trứng nở chỉ đạt trên 50% nhưng hiện nay đã đạt trên 90%.

Để trứng phát triển tốt, anh thường xuyên kiểm tra và điều chỉnh nhiệt độ, giữ cho thùng ấp luôn đạt độ ẩm thích hợp. Cụ thể: về mùa hè, ấp trứng từ 7-10 ngày rồi đưa ra ao nuôi ốc giống. Vào mùa đông, thời gian ấp từ 15-20 ngày trứng mới nở thành con. Trung bình, mỗi 1 kg trứng ốc bươu đen nở ra 12.000 con ốc giống.

Thử nuôi ốc bươu đen, anh nông dân Can Lộc thu kết quả không ngờ

Trứng ốc sau khi thu gom sẽ được đưa vào thùng ấp.

Do nhu cầu nuôi ốc bươu đen tăng cao, mỗi năm anh có thể cung cấp từ 50-100 vạn ốc giống cho các hộ dân trong và ngoài địa phương. Ốc giống được chọn phải là những con chất lượng tốt, khỏe, phần vỏ không bị trầy xước, sứt mẻ và có màu xanh đen đặc trưng. Vận chuyển ốc giống cần có phương pháp giữ ấm nhưng vẫn đảm bảo độ thông thoáng, không nên bịt kín.

Với ốc bươu đen thương phẩm, anh Minh cho biết, với trọng lượng 20-25 con/kg, giá bán hiện tại là 90.000 đồng/kg. Thời vụ nuôi ốc đạt năng suất nhất là từ tháng 3 đến tháng 5 hằng năm, nên thu hoạch trước mùa đông.

Anh Minh thường thu hoạch ốc theo hình thức tỉa dần, tức là bắt những con lớn đạt trọng lượng trước, để lại những con bé nuôi tiếp. Vì giảm được mật độ nuôi nên ốc cũng rất nhanh lớn.

Thử nuôi ốc bươu đen, anh nông dân Can Lộc thu kết quả không ngờ

Ốc bươu đen được anh Minh thu hoạch.

Theo anh Minh, nên thu hoạch ốc vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát, bởi lúc này ốc nổi lên trên đi tìm ăn nên rất dễ bắt. Khi thu hoạch có thể bớt lại một lượng ốc bố mẹ nhất định để nuôi ốc sinh sản cho vụ sau.

Đến nay anh Minh đã là chủ cơ sở nuôi ốc bươu đen quy mô với 3 ao nuôi thương phẩm, 3 ao nuôi ốc giống. Mỗi năm anh cung ứng ra thị trường 5-8 tấn ốc thương phẩm và gần 3 tạ trứng. Với hình thức nuôi gối vụ nên quanh năm đều có có ốc thương phẩm, ốc giống và trứng bán cho những người có nhu cầu.

Hiện nay, ốc bươu đen là món ăn được người dùng ưa chuộng, có giá trị kinh tế cao. Thành công từ mô hình nuôi ốc bươu đen của gia đình anh Minh đã mở ra hướng đi mới cho người dân trong việc đa dạng hóa cơ cấu con nuôi. Vì vậy, mô hình này cần được xem xét và nhân rộng nhằm góp phần cải thiện thu nhập cho người dân và thúc đẩy kinh tế địa phương...

Ông Nguyễn Đình Huy - Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Lộc

Chủ đề Nông dân khởi nghiệp

Đọc thêm

Chè vằng Cẩm Mỹ hướng tới sản phẩm OCOP

Chè vằng Cẩm Mỹ hướng tới sản phẩm OCOP

Nhiều hộ dân ở xã Cẩm Mỹ (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh) đã mở rộng diện tích, đầu tư công nghệ để tạo ra sản phẩm hàng hóa, đưa lại nguồn thu nhập bền vững từ cây chè vằng. Địa phương tiến tới xây dựng sản phẩm OCOP chè vằng.
Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Người dân một số địa phương ở Hà Tĩnh đã tập trung cải tạo những vùng đất ven biển bị hoang mạc hóa do biến đổi khí hậu, lựa chọn cây trồng phù hợp đưa vào sản xuất. Từ đó không chỉ giúp người dân nâng cao thu nhập mà còn góp phần phủ xanh đất đai hoang hóa, cải tạo môi trường.
Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh đang bước vào giai đoạn cao điểm cho mục tiêu tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM). Những tuyến đường mở rộng, những khu dân cư kiểu mẫu hình thành, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng nâng cao…
Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Sự đồng lòng của người dân Hà Tĩnh trong triển khai các hoạt động xây dựng nông thôn mới không chỉ góp phần hoàn thiện, nâng cao chất lượng các tiêu chí mà còn thắt chặt thêm tình làng nghĩa xóm.
Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Thời tiết Hà Tĩnh duy trì hình thái nhiều mây, có mưa rào, độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi để sâu bệnh phát sinh, đặc biệt là bệnh đạo ôn cổ bông trên lúa thời kỳ trổ tập trung.
Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Năm 2024, Chi hội nghề nghiệp Nuôi ong lấy mật xã Đức Lạng (Đức Thọ, Hà Tĩnh) thành lập với gần 50 hội viên tham gia, trở thành nền tảng để đưa thương hiệu mật ong vươn xa.
Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Trở về từ quân ngũ, ông Nguyễn Kiến Quốc - Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Phú (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã hăng hái cùng người dân xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế từ nghề nuôi ong.