Nữ bí thư chi bộ thôn vùng giáo gần dân, sâu sát cơ sở

(Baohatinh.vn) - 19 năm đảm nhận vai trò Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng ban công tác Mặt trận thôn Ngọc Sơn (xã Sơn Tiến, Hương Sơn, Hà Tĩnh), bà Nguyễn Thị Hương (SN 1972) luôn tận tụy, hết lòng với công việc chung, góp phần cùng Nhân dân đưa địa phương ngày càng phát triển.

Nữ bí thư chi bộ thôn vùng giáo gần dân, sâu sát cơ sở

Nhà văn hóa khang trang, sạch đẹp của thôn Ngọc Sơn.

Thôn Ngọc Sơn thuộc vùng đồi núi của xã Sơn Tiến, có 202 hộ với 864 nhân khẩu, trong đó gần 80% dân số là đồng bào công giáo.

“Năm 2001, tôi về làm dâu vùng quê Ngọc Sơn này và tham gia vào công tác của Chi hội Phụ nữ thôn. Đến năm 2003, được sự tin tưởng của người dân, tôi đảm nhận vai trò Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng ban công tác Mặt trận thôn. Lúc ấy, thôn Ngọc Sơn còn là vùng quê lam lũ, xuất phát điểm rất thấp, đời sống người dân gặp nhiều khó khăn” - bà Hương nhớ lại.

Nữ bí thư chi bộ thôn vùng giáo gần dân, sâu sát cơ sở

Bà Hương luôn quan tâm, sâu sát tới từng gia đình trong thôn.

Bà Hương chia sẻ, khi mới đảm nhận vai trò Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng ban công tác Mặt trận thôn, bản thân rất lo lắng bởi mới về làm dâu trên địa bàn được 2 năm. Song, nhờ sự động viên, hỗ trợ của chồng cùng gia đình, sự tin tưởng của người dân, bà đã mạnh dạn đứng ra nhận công việc này.

Mặc dù gia đình thuần nông, điều kiện kinh tế không mấy khá giả, lại đang nuôi 3 con ăn học, song với vai trò là Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng ban công tác Mặt trận thôn, bà Hương luôn dành nhiều thời gian cho công việc tập thể, không quản thời gian để lo lắng việc thôn xóm.

Đặc biệt, từ năm 2015, khi bắt tay vào thực hiện mục tiêu xây dựng nông thôn mới, bà Hương đã cùng các đoàn thể trong thôn tổ chức nhiều cuộc họp thôn, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của người dân.

Bà cũng thường xuyên đi vận động, tuyên truyền bà con thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, sống tốt đời đẹp đạo, chăm lo phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn hóa lành mạnh.

Những hành động bền bỉ ấy đã góp phần thay đổi nhận thức, ý thức của người dân trong thôn. Nhờ đó, đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân Ngọc Sơn ngày càng đổi khác; người dân đã có ý thức làm giàu, làm đẹp, làm mới, làm thay đổi quê hương.

Nữ bí thư chi bộ thôn vùng giáo gần dân, sâu sát cơ sở

Để nhà văn hóa thôn luôn thu hút người dân, bà Hương thường xuyên dọn dẹp, kêu gọi người dân chung tay làm đẹp.

Nếu như năm 2017, thu nhập bình quân của thôn chỉ đạt 25 triệu đồng/người/tháng thì nay, con số ấy đã tăng lên gần 33 triệu đồng, đời sống Nhân dân khấm khá, tỷ lệ hộ nghèo còn khoảng 1%. Nhà văn hóa thôn, cơ sở sinh hoạt tôn giáo được đầu tư xây dựng khang trang. Nhiều hoạt động văn hóa, thể dục thể thao được quan tâm, phát triển, tình hình an ninh trật tự đảm bảo, hệ thống đường giao thông được bê tông hóa, việc đi lại của người dân thuận lợi hơn trước…

Bà Hương cũng phối hợp với các đoàn thể bám sát cơ sở, gần gũi với Nhân dân, tích cực vận động bà con đóng góp ngày công, hiến đất mở rộng đường. Đặc biệt, trong năm 2015 và 2020, bà cùng gia đình đã gương mẫu đi đầu trong việc hiến đất với 2 lần hiến tổng cộng gần 200m2 để làm đường giao thông. Tấm gương của bà Hương đã tạo hiệu ứng tốt và lan tỏa phong trào hiến đất trong Nhân dân thôn Ngọc Sơn.

Nữ bí thư chi bộ thôn vùng giáo gần dân, sâu sát cơ sở

Bà Loan (áo xanh) vui vì khi hiến đất của gia đình đã giúp mở rộng đường để Nhân dân trong thôn thuận tiện trong đi lại, giao thương.

Tự nguyện tháo dỡ công trình của gia đình để hiến đất mở đường ở thôn Ngọc Sơn, bà Nguyễn Thị Loan chia sẻ: "Được sự vận động của bà Hương cũng như các đoàn thể, hơn 5 năm qua, gia đình tôi đã hiến gần 300 m2 đất để mở rộng đường làng. Giờ đây, nhìn những con đường bê tông sạch đẹp, người dân đi lại thuận tiện, tôi rất vui”.

Được biết, trong 5 năm qua, Nhân dân thôn Ngọc Sơn đã tự nguyện hiến hơn 4.000 m2 đất, nhiều gia đình đã phá bỏ tường rào, cổng nhà để mở rộng đường làng lối xóm. Nhiều tuyến đường trục thôn trước đây có 2 - 3m nay đã được mở rộng lên 5 - 6m, thuận lợi cho lưu thông, đi lại của người dân.

Nữ bí thư chi bộ thôn vùng giáo gần dân, sâu sát cơ sở

Bà Hương luôn cố gắng nêu gương, đi trước trong các hoạt động, gần dân, hiểu dân, hết lòng phục vụ Nhân dân.

Bà Phan Thị Sanh (thôn Ngọc Sơn) chia sẻ: “Bà Hương là người bí thư gần gũi, sâu sát với Nhân dân chúng tôi. Bà ấy luôn quan tâm, giúp đỡ và tận tâm, tận lực với công việc của thôn xóm. Nhờ bà mà mối đoàn kết lương giáo luôn bền chặt, tình nghĩa. Riêng gia đình tôi đã được bà Hương vận động làm vườn mẫu, nhờ đó, trong 2 năm qua, khu vườn không chỉ tạo thêm kinh tế mà còn tạo cảnh quan xanh, sạch, đẹp. Không chỉ tôi mà người dân trong thôn đều quý mến bà Hương”.

Nữ bí thư chi bộ thôn vùng giáo gần dân, sâu sát cơ sở

Được sự hỗ trợ, giúp sức của bà Hương cùng các đoàn thể trong thôn, vườn mẫu của bà Sanh (bên phải) được huyện công nhận đạt chuẩn năm 2020.

Nói về Bí thư Chi bộ thôn Ngọc Sơn, Bí thư Đảng ủy xã Sơn Tiến Nguyễn Thị Thu Hiền cho hay: Chị Hương là một điển hình trong phong trào học tập và làm theo gương Bác. Trong gần 19 năm đảm nhận vai trò bí thư chi bộ, chị đã làm tốt vai trò cầu nối quan trọng giữa cấp ủy Đảng, chính quyền với đồng bào công giáo. Nhờ vậy, những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đến được với từng người dân để mọi người cùng nhau thực hiện, xây dựng quê hương, góp phần cùng cấp ủy, chính quyền và Nhân dân xã Sơn Tiến xây dựng thành công xã đạt chuẩn nông thôn mới năm 2020.

Chủ đề Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Chủ đề Hoa đẹp núi hồng

Đọc thêm

Noel ấm áp, an lành

Noel ấm áp, an lành

Những ngày này, nhiều làng quê Hà Tĩnh lại rộn ràng không khí chờ đón lễ Noel. Dẫu không phải người xứ đạo nhưng tôi đã thấy mùa Giáng sinh ấm áp đang lan tỏa trong mình.
“Hành giả” Stêphannô Nguyễn Khắc Dương

“Hành giả” Stêphannô Nguyễn Khắc Dương

Trong cộng đồng Thiên Chúa giáo Việt Nam hiện nay, Stêphannô Nguyễn Khắc Dương, quê ở xã An Hòa Thịnh (Hương Sơn, Hà Tĩnh) là một tu sĩ được rất nhiều giám mục, linh mục, chức sắc tôn giáo, đồng bào có đạo biết đến và rất kính trọng.
Đoàn kết lương giáo - tô điểm quê hương

Đoàn kết lương giáo - tô điểm quê hương

Với tinh thần “Sống tốt đời, đẹp đạo”, đồng bào công giáo Hà Tĩnh đã tích cực gắn kết lương giáo, chung sức xây dựng, điểm tô cho bức tranh quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Thành Sen - thành phố bên bờ biển

Thành Sen - thành phố bên bờ biển

Một chiều như mọi chiều, tôi lại chạy xe chầm chậm trên những con phố cổ xưa của Thành Sen để ngắm nhìn những sắc màu mới đan xen màu ký ức. Xuôi về phía biển, một cảm giác vừa lạ lẫm, vừa hân hoan dào lên trong tôi - thành phố Hà Tĩnh đã mở rộng về bốn phía, làm dậy lên bao xúc cảm.
Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Không phải ngẫu nhiên mà Hà Tĩnh là quê hương của nhiều ca sĩ thành danh trong dòng nhạc dân gian. Nhiều giọng ca người Hà Tĩnh chia sẻ, từ nhỏ họ đã được nuôi dưỡng tình yêu với nghệ thuật truyền thống thông qua những câu hò, điệu ví. Chất dân ca cứ thế ngấm dần vào giọng nói, tiếng hát một cách tự nhiên như hơi thở.
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Trong kho tàng di sản văn hóa quý giá của miền quê xứ Nghệ, dân ca ví, giặm là những “hạt ngọc’’ lấp lánh. Bằng tâm hồn đẹp đẽ, phong phú, bằng tình yêu sâu sắc và mãnh liệt với di sản của cha ông, những thế hệ cư dân Nghệ An, Hà Tĩnh đã làm lung linh, tỏa sáng những viên ngọc quý ấy.
Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Tại các gian hàng trưng bày và trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh trong khuôn khổ Festival “Về miền ví, giặm – Kết nối tinh hoa di sản” được tổ chức tại Hà Tĩnh, du khách sẽ có cơ hội khám phá những dấu ấn văn hóa của các vùng miền trong nước.
Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Dân ca ví, giặm là một bộ phận chủ đạo trong kho tàng thơ ca trữ tình dân gian do cộng đồng người Việt ở 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh sáng tạo nên trong quá trình lao động sản xuất và sinh hoạt cộng đồng.
Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản” năm 2024, tại Hà Tĩnh không chỉ là nơi trình diễn di sản xứ Nghệ mà còn là không gian để các di sản văn hóa phi vật thể từ mọi miền đất nước hội tụ tỏa sáng.
Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Giây phút tiếng búa của Chủ tịch Ủy ban Liên chính phủ Công ước UNESCO về bảo vệ di sản phi vật thể vang lên, ghi danh dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại 10 năm trước, vẫn còn đọng mãi trong tôi những cảm xúc dâng trào.
Yêu câu ví, giặm quê mình

Yêu câu ví, giặm quê mình

Trước ngày “khai hội” kỷ niệm 10 năm dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại” (2014-2024), những người con quê hương Nghệ An - Hà Tĩnh đã mang câu ví, giặm ngọt ngào đến với muôn phương không khỏi bồi hồi, xao xuyến…