Chuyện ghi ở thôn giáo toàn tòng đạt chuẩn khu dân cư kiểu mẫu

(Baohatinh.vn) - Bức tranh nông thôn mới “làng lúa, đường hoa” thanh bình và thịnh vượng là những gì bắt gặp tại khu dân cư kiểu mẫu Bình Yên (xã Xuân Lộc, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh).

Chuyện ghi ở thôn giáo toàn tòng đạt chuẩn khu dân cư kiểu mẫu

Vẻ thanh bình trên khu dân cư NTM kiểu mẫu thôn Bình Yên

Xóm làng khang trang

Ấn tượng tôi bắt gặp từ ngay lối vào thôn giáo toàn tòng Bình Yên là những con đường bê tông rộng rãi, hai bên phủ đầy hoa lá tươi xanh, bên kia là cánh đồng lúa hè thu tươi tốt đang vào mùa trổ bông. Thôn Bình Yên trông thanh bình, thịnh vượng trên bức tranh nông thôn mới “làng lúa, đường hoa” Can Lộc.

Tạm dừng công việc bên thửa ruộng, bà Hoàng Thị Xanh, 60 tuổi, không giấu nổi niềm tự hào: “Nằm ở vùng trũng nên trước đây thôn chúng tôi bị ngập lụt thường xuyên, đường sá hẹp, nhà cửa thì lụp xụp. Từ khi xây dựng NTM, rồi khu dân cư kiểu mẫu, xóm làng trở nên khang trang hẳn lên. Đường được tôn cao, mở rộng, nhà cửa cũng được sửa sang gọn gàng, ngăn nắp... Xây dựng nông thôn mới đã gắn kết tình làng nghĩa xóm thêm khăng khít đầm ấm”.

Chuyện ghi ở thôn giáo toàn tòng đạt chuẩn khu dân cư kiểu mẫu

Nụ cười rạng rỡ của bà Hoàng Thị Xanh trước sự thay đổi của quê hương

Đồng thanh cùng bà Xanh, bà Nguyễn Thị Chuyển, 62 tuổi, cũng hồ hởi: “Thôn chúng tôi đã đạt khu dân cư kiểu mẫu rồi đấy. Chú cứ vào thôn chúng tôi, đi một vòng thì biết”.

Niềm vui và tự hào của bà Xanh, bà Chuyển cũng là điều tôi bắt gặp trên nét mặt của rất nhiều người dân thôn Bình Yên.

Chuyện ghi ở thôn giáo toàn tòng đạt chuẩn khu dân cư kiểu mẫu

Nhà văn hóa thôn Bình Yên được người dân đóng góp hàng tỉ đồng để xây dựng

Bình Yên là thôn giáo toàn tòng thuộc giáo họ Bình Hòa, giáo xứ Trại Lê; có 171 hộ với 800 nhân khẩu; đặc thù vùng trũng, canh tác chủ yếu là trồng lúa với diện tích 40 ha.

Năm 2018, thôn bắt tay vào xây dựng NTM. Đến giữa năm 2020, Bình Yên đã xây dựng được 3,2 km đường giao thông, 6 km rãnh thoát nước, làm mới cổng chào, chỉnh trang khuôn viên nhà văn hóa thôn. Người dân đã tự nguyện hiến gần 400m2 đất, phá dỡ 25 cổng nhà để hiến đất mở rộng các tuyến đường. Thu nhập bình quân đầu người năm 2019 đạt 32 triệu đồng/năm, tăng 50% so với năm 2015.

Cuối tháng 6/2020, Bình Yên trở thành thôn giáo toàn tòng đầu tiên của Hà Tĩnh được công nhận đạt chuẩn khu dân cư NTM kiểu mẫu.

Chính quyền làm dân vận khéo

Điều ấn tượng nhất trong các tiêu chí nông thôn mới mà Bình Yên đạt được đó là đường giao thông nông thôn.

Tất cả các trục đường trước khi xây dựng NTM chỉ rộng trên dưới 4 m, nhưng hiện nay mặt đường đều mở rộng 6 m, hơn 1 m so với tiêu chí chung. Có được điều này là nhờ công tác dân vận khéo từ những cán bộ thôn.

Chuyện ghi ở thôn giáo toàn tòng đạt chuẩn khu dân cư kiểu mẫu

Những con đường nông thôn mới rộng rãi ở thôn Bình Yên

Trưởng thôn Bình Yên Hoàng Quang Vinh chia sẻ: "Để tạo niềm tin và động lực cho bà con, tôi cùng với các đoàn thể đã đề xuất với UBND xã cho Bình Yên xuất phát xây dựng NTM muộn hơn các thôn khác. Trong quá trình đó, chúng tôi huy động người dân thôn mình đi hỗ trợ thôn bạn.

Khi thấy được tinh thần đoàn kết cũng như hiệu quả từ việc xây dựng nông thôn mới ở thôn bạn, người dân được tiếp thêm động lực và quyết tâm thi đua cao. Nhờ vậy, xuất phát muộn nhưng thôn Bình Yên đã về đích sớm".

Chuyện ghi ở thôn giáo toàn tòng đạt chuẩn khu dân cư kiểu mẫu

Trưởng thôn Bình Yên Hoàng Quang Vinh chia sẻ về quá trình xây dựng khu dân cư mẫu

Được biết, để mở rộng các con đường thôn từ 4m lên 6m, người dân thôn Bình Yên đã tình nguyện phá dỡ 25 cổng nhà kiên cố, gần 3.000m tường bao và hiến hơn 400m2 đất vườn; bỏ ra hàng trăm triệu đồng để xây mới lại cổng nhà, tường bao...

Một số cá nhân tự nguyện hiến đất với diện tích lớn để xây dựng NTM như: ông Hoàng Định (200m2), ông Hoàng Quang Vinh (80m2)...

Chuyện ghi ở thôn giáo toàn tòng đạt chuẩn khu dân cư kiểu mẫu

Vườn mẫu xanh tốt trong mùa nắng hạn ở thôn Bình Yên

Bên cạnh chính quyền, các đoàn thể như phụ nữ, CCB, đoàn thành niên... cũng đã phối hợp với linh mục tích cực vận động người dân tham gia xây dựng NTM.

Sự đoàn kết đã giúp chính quyền và Nhân dân thôn Bình Yên nhanh chóng về đích xây dựng khu dân cư kiểu mẫu.

Chuyện ghi ở thôn giáo toàn tòng đạt chuẩn khu dân cư kiểu mẫu

Bức tranh nông thôn mới ở xứ đạo Bình Yên

Người dân công giáo Bình Yên có truyền thống đoàn kết, niềm tin vào chủ trương, chính sách của Đảng, chấp hành tốt pháp luật của Nhà nước; cán bộ, chính quyền và các đoàn thể thôn biết dân vận khéo chính là yếu tố giúp thôn nhanh chóng hoàn thành khu dân cư NTM kiểu mẫu, trở thành thôn giáo toàn tòng tiêu biểu “sống tốt đời, đẹp đạo” ở Can Lộc. Bình Yên cũng là thôn giáo toàn tòng đầu tiên của Hà Tĩnh đạt chuẩn khu dân cư NTM kiểu mẫu.

Chủ tịch UBMTTQ huyện Can Lộc Bùi Thị Kiều Nhi

Chủ đề Xây dựng nông thôn mới

Đọc thêm

Trên quê hương Xô viết anh hùng

Trên quê hương Xô viết anh hùng

Những ngày này, trong phấp phới cờ đỏ sao vàng tung bay trên những vùng quê nông thôn mới khang trang ở các huyện Can Lộc, Lộc Hà (Hà Tĩnh), dường như vẫn còn nghe âm vang tiếng trống Xô viết giục giã thuở nào…
Về Hà Tĩnh, xem các đô vật thi tài

Về Hà Tĩnh, xem các đô vật thi tài

Với đông đảo đô vật từ nhiều lứa tuổi, trong và ngoài xã tham gia, hội vật truyền thống ở Thuần Thiện (Can Lộc, Hà Tĩnh) đã trở thành nét văn hóa độc đáo của người dân nơi đây nhằm chào mừng Quốc khánh 2/9.
Trái tim người lính mang nặng ân tình

Trái tim người lính mang nặng ân tình

“Nợ ân tình” là món nợ của một trái tim nhân hậu, đầy yêu thương với cuộc đời, con người. Đọc cuốn hồi ký, chúng ta càng hiểu hơn trái tim mang nặng ân tình của một người cựu binh, càng yêu thêm những người lính, yêu thêm đất nước Việt Nam một thời đạn lửa, gian lao khó nhọc nhưng anh hùng, vinh quang.
Nghị lực của Ánh

Nghị lực của Ánh

Sinh ra không có bố, mẹ mắc bệnh thần kinh, 12 tuổi Nguyễn Thị Hồng Ánh (SN 2006, trú thôn Thanh Bình, xã Đức Lĩnh, huyện Vũ Quang) được đưa vào Làng Trẻ em mồ côi Hà Tĩnh. Không đầu hàng trước số phận, em đã vươn lên trong học tập để bước vào giảng đường đại học với số điểm 28,25.
 Hương Sơn trong tiếng vọng ngàn xưa

Hương Sơn trong tiếng vọng ngàn xưa

Phát huy các giá trị truyền thống lịch sử văn hóa, cách mạng, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) không ngừng nỗ lực vươn lên, đạt nhiều thành tựu trong xây dựng quê hương, đất nước.
Mạch nguồn ví, giặm trong các loại hình nghệ thuật

Mạch nguồn ví, giặm trong các loại hình nghệ thuật

Từ những điệu ví, câu hò của ông cha xưa, ngày nay, dân ca ví, giặm được tiếp biến trong nhiều loại hình nghệ thuật, tạo sức sống bền lâu trong đời sống của người dân Hà Tĩnh cũng như cả nước.
Hào khí Cách mạng tháng Tám hôm nay

Hào khí Cách mạng tháng Tám hôm nay

Cùng với cả nước, suốt những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Hà Tĩnh đã phát huy tốt tinh thần, hào khí Cách mạng tháng Tám năm 1945 để xây dựng quê hương ngày càng phát triển, vững mạnh.
Dưới trời thu xanh thắm...

Dưới trời thu xanh thắm...

Tháng Tám về gọi dậy cả miền ký ức hào hùng của lịch sử, đặc biệt là không khí của cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền năm 1945 trong lòng mỗi người dân Hà Tĩnh nói riêng và người Việt Nam nói chung.
Trên những vùng quê cách mạng ở Hà Tĩnh

Trên những vùng quê cách mạng ở Hà Tĩnh

Mỗi độ tháng Tám về, lòng người Hà Tĩnh thường nghĩ đến những ngày đầu làm cách mạng của cha ông. Trong dòng hồi tưởng ấy, chúng tôi có dịp về thăm một số vùng quê cách mạng nổi tiếng năm xưa.
Thêm 14 di tích lịch sử, văn hóa cấp tỉnh Hà Tĩnh

Thêm 14 di tích lịch sử, văn hóa cấp tỉnh Hà Tĩnh

Việc được xếp hạng di tích lịch sử, văn hóa cấp tỉnh sẽ là cơ sở để các địa phương sở hữu di tích trên địa bàn Hà Tĩnh tăng cường công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản.
Hương sắc mùa thu

Hương sắc mùa thu

Khi chuỗi ngày nắng gắt kết thúc và những cơn mưa bất chợt ùa về làm hồi sinh màu xanh những rừng cây, cánh đồng… cũng là lúc mùa thu bắt đầu gõ cửa trên mỗi miền quê Hà Tĩnh.
Bút hiệu của danh họa Nguyễn Phan Chánh là gì?

Bút hiệu của danh họa Nguyễn Phan Chánh là gì?

Danh họa Nguyễn Phan Chánh quê ở phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Ông được coi là người đặt nền tảng cho tranh lụa Việt Nam hiện đại. Lần đầu tiên công chúng Pháp biết đến tranh lụa Việt Nam là qua bút pháp của Nguyễn Phan Chánh.