Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác và những mẫu hình giá trị “Tam vị nhất thể”

(Baohatinh.vn) - Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1724-1791) là một Đại danh y - nhà văn lớn - nhà văn hóa xuất sắc của dân tộc và Hà Tĩnh. Ông đã để lại cho hậu thế một khối di sản văn hóa đồ sộ, có giá trị sâu sắc, bền vững về nhiều mặt, về cơ bản được tập hợp trong bộ “Hải Thượng y tông tâm lĩnh” - công trình đồ sộ, được viết chủ yếu bằng chữ Hán, gồm 28 tập/66 quyển.

Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác và những mẫu hình giá trị “Tam vị nhất thể”

Tượng Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác đặt trên đồi Minh Tự (xã Sơn Trung, Hương Sơn).

“Hải Thượng y tông tâm lĩnh” không chỉ đề cập, bàn luận tới hầu hết các vấn đề của y học mà còn nhiều nội dung thuộc các lĩnh vực khác... Tất cả đều gắn kết, thống nhất với nhau, cho thấy Lê Hữu Trác có cả một hệ thống tư tưởng đúng đắn, tiến bộ với cốt lõi là vì sự sống, vì vận mệnh con người. Tầm vóc văn hóa lớn lao của phong cách “Tam vị nhất thể” (3 “nhà” trong một “nhà”, 3 loại hoạt động trong một chủ thể “quản trị”, 3 đối tượng trong một mối liên hệ chia sẻ) ở Lê Hữu Trác càng ngày càng hiển hiện, tỏa sáng, có sức sống vượt không gian, thời gian.

“Tam vị nhất thể”, phong cách độc đáo Hải Thượng Lãn Ông

1. Ba tư cách trong một nhân cách vì sự sống và sự toàn thiện của con người

Trước hết, với tư cách là người thầy thuốc, Lê Hữu Trác hội đủ trong mình mọi phẩm giá ưu trội của một bậc đại danh y, từ quan niệm về nghề y đến sự chuẩn bị các thứ vốn và năng lực hành nghề. Cả 5 phương diện y đức, y lý, y thuật, dược, dưỡng sinh, hiếm có trường hợp nào bao quát toàn diện như Lê Hữu Trác. Hoàn toàn có cơ sở để đối sánh Lê Hữu Trác với những đại danh y nổi tiếng thời tiền hiện đại trên thế giới (Tôn Tư Mạc, Lý Thời Trân/Trung Quốc; Hippocrates - “ông tổ” của y học và là người thầy thuốc vĩ đại nhất lịch sử thời cổ đại Hy Lạp...).

Với tư cách là một thầy giáo, trên cả 3 phương diện: giảng dạy, cung cấp học liệu và kiểm tra/đánh giá, Lê Hữu Trác đều chu đáo. Ông dạy học vừa theo con đường trực tiếp vừa qua tài liệu do ông “thâu tóm hàng trăm cuốn sách, đúc thành một pho” cung cấp cho học trò. Ông truyền cho người học cách học, cách tiếp cận vấn đề theo hướng chủ động, biết suy ngẫm, tìm tòi, sáng tạo, học đi đôi với hành. Nhiều thế hệ lương y được học ông qua tài liệu đã tôn ông là sư phụ; ngay đương thời, có người đã vẽ tranh thờ sống ông.

Với tư cách là một nhà văn, Lê Hữu Trác để lại một khối lượng thơ, văn không nhỏ, bằng cả chữ Hán và chữ Nôm theo nhiều thể loại khác nhau. Đặc biệt, “Thượng kinh ký sự” - quyển cuối cùng của bộ “Hải Thượng y tông tâm lĩnh” đã đưa Lê Hữu Trác vào danh sách các tác gia lớn của văn học Việt Nam. “Thượng kinh ký sự” tái hiện một cách chân thực bức tranh hiện thực xã hội phong kiến Việt Nam nửa sau thế kỷ XVIII với nhiều mảng màu sắc nét. Ở đây, ngoài hình tượng thế giới hiện thực, là hình tượng một cái tôi tác giả ưu thời mẫn thế, vừa trong vai một lương y, vừa trong vai một nghệ sĩ ngôn từ, tất cả vì số phận con người. Thượng kinh ký sự “không chỉ là đỉnh cao, là sự hoàn thiện thể ký Việt Nam thời trung đại, mà còn là mực thước cho lối viết ký sau này” (Nguyễn Đăng Na)...

Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác và những mẫu hình giá trị “Tam vị nhất thể”

Nhà thờ Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác ở quê mẹ Quang Diệm (Hương Sơn).

2. Ba loại hoạt động trong sự kiểm soát chặt chẽ của một chủ thể quản trị

Trong hoạt động y học, Lê Hữu Trác đã tạo được ba trong một cấu trúc chỉnh thể: ông vừa là nhà lập thuyết (bao hàm cả y đức, y lý, y thuật, dược và dưỡng sinh), vừa là nhà thực hành (trực tiếp khám, chữa bệnh; trực tiếp sáng chế; trực tiếp sử dụng thuốc chữa bệnh) đồng thời là người kiểm định cả phần lý thuyết và thực hành của mình. Trên từng phương diện, ông đều triển khai thực thi hữu hiệu.

Lê Hữu Trác đã tạo dựng được một hệ thống lý luận vững chắc, có giá trị bền vững về nhiều vấn đề thiết yếu của ngành y (nguồn gốc của y học; những điểm cơ bản của đông y; lý luận về âm dương, ngũ hành, tạng phủ, kinh lạc, khí huyết, chẩn đoán, mạch học, bệnh lý, trị pháp; bí ẩn của âm dương, thủy hỏa, cơ năng sinh lý, bệnh lý của chân thủy, chân hỏa; những điều trọng yếu của hậu thiên tỳ vị, cơ năng tiêu hóa, tác dụng của khí huyết, bệnh lý và phép chữa...).

Danh y đồng thời cũng đã vạch rõ các phương pháp và phác đồ điều trị nhiều loại bệnh (các loại bệnh cơ yếu; bệnh ngoại cảm; các loại bệnh phụ khoa, sản khoa, nhi khoa; các loại bệnh đậu mùa, sởi...). Ông còn đúc kết, thâu tóm những điều cốt yếu nhất về nguyên tắc chẩn đoán, dùng thuốc trị bệnh, giúp cho các thế hệ thầy thuốc đương thời và về sau học tập, vận dụng.

Về dược, Lê Hữu Trác tập trung làm rõ 3 nội dung lớn: lý luận về vai trò, công năng của dược phẩm và phân loại dược phẩm; sưu tầm, tập hợp các phương thuốc, vị thuốc (từ nhiều nguồn); phát hiện, biên soạn các phương thuốc, vị thuốc mới. Tổng cộng tất cả các vị thuốc, phương thuốc do ông sưu tầm và bổ sung, phát hiện là 4.598 - một con số thật đáng nể phục. Về dưỡng sinh, Lê Hữu Trác cũng rất chú trọng và đề ra các phương pháp dưỡng sinh cụ thể, dễ thực hiện.

Y lý và y thuật của Lê Hữu Trác được ứng dụng và phát huy rộng rãi trong trị liệu không chỉ ở trong nước mà còn ở cả nước ngoài. Một số bài thuốc của ông (Lục vị, Bát vị...) được các cơ sở sản xuất thuốc y học cổ truyền sản xuất theo hướng hiện đại hóa đang phát triển mạnh mẽ. Tại Việt Nam, “Hải Thượng y tông tâm lĩnh” là sách cơ sở đối với việc giảng dạy chuyên môn và trị liệu; được đưa vào giảng dạy trong chương trình đại học và sau đại học ở các trường, học viện.

Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác và những mẫu hình giá trị “Tam vị nhất thể”

Những hiện vật nghề y của Đại danh y Lê Hữu Trác tại nhà thờ ông ở xã Quang Diệm.

3. Ba đối tượng trong một mối liên hệ chia sẻ văn hóa, nhân văn

Trước hết, với dân tộc: Lập trường dân tộc là điều kiên định ở Lê Hữu Trác. Ông không chỉ bảo vệ, gìn giữ mà còn tìm cách kiến tạo bản sắc dân tộc, từ văn hóa, văn học, thẩm mỹ... đến ẩm thực, đặc biệt trong y học. Quan điểm “Nam dược trị Nam nhân” (vốn kế thừa từ Tuệ Tĩnh) được Lê Hữu Trác phát triển rất thành công. Biên soạn “Hải Thượng y tông tâm lĩnh”, ông có tiếp thu thành tựu văn hóa và y học cổ truyền Trung Quốc, nhưng cách tiếp thu có chọn lọc, có phản biện, phê phán. Cùng với những sáng tạo của riêng mình, ông đã phát triển và hoàn thiện hệ thống lý luận về cả y đức, y lý, y thuật trước hết nhằm phù hợp và đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, con người Việt Nam, “Hệ thống được mô tả trong “Hải Thượng y tông tâm lĩnh” đã tạo nên bản sắc riêng biệt của nền y học Việt Nam” (GS. Mayanagi Makoto - Nhật Bản).

Với các nước khu vực Đông Á: Những lập luận, kiến giải về văn hóa nói chung, y học nói riêng của Lê Hữu Trác đã góp phần quan trọng trong kích hoạt mối quan hệ, giao lưu giữa Việt Nam với các nước, giúp cho sự hiểu biết lẫn nhau giữa các nước càng được củng cố, phát triển. Qua “Hải Thượng y tông tâm lĩnh”, giới y học các nước đã biết đến nền y học Việt Nam với những nét gặp gỡ, tương đồng và những nét khác biệt, đặc thù. Giới nghiên cứu thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau trong khu vực ngày càng quan tâm hơn đến Lê Hữu Trác. Trương Tú Dân xem Lê Hữu Trác là “Y Thánh”; Lý Cơ Hạo và Diêu Khiết Mẫn khẳng định Lê Hữu Trác “đã đưa ra một lý thuyết mới”...

Với quốc tế/nhân loại: “Hệ y đức của Lãn Ông đã chạm đến một cách sâu sắc những nhu cầu thông thường nhất của con người, có giá trị bền vững với thời gian và xuyên qua những khác biệt của các nền văn hóa” (Đinh Trung Hòa - Australia).

Trong con mắt của giới nghiên cứu phương Tây, Lê Hữu Trác càng trở nên như là một hiện tượng văn hóa đặc biệt. Yveline Féray (Pháp) viết tiểu thuyết lịch sử Lãn Ông; Albert Sallet - nhà khoa học phương Tây đầu tiên nghiên cứu về Lê Hữu Trác. Cho đến nay, ở nước ngoài, đã có ít nhất 10 luận án nghiên cứu về Lê Hữu Trác, viết bằng các thứ tiếng Pháp, Đức, Thụy sĩ, Bỉ, Hoa Kỳ, Trung Quốc... Gần đây, trong y học, xuất hiện khái niệm “Phương pháp Hải Thượng” và đã được đưa vào các hoạt động giảng dạy, nghiên cứu, thực hành ở nhiều cơ sở y dược trong nước và trên thế giới (ở Rillieux La Pape - Pháp; ở European Institute of Applied Buddhism - Đức v.v...).

Vì lẽ đó, ngày 21/11/2023, tại Paris, Đại Hội đồng Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) khóa 42 đã thông qua Nghị quyết vinh danh và tham gia kỷ niệm các “Danh nhân văn hóa và sự kiện lịch sử” thế giới vào năm 2024-2025, trong đó có Lê Hữu Trác của Việt Nam (“42C/ Conférence générale 42e session, Paris 2023: 52. 300th anniversary of the birth of Hai Thuong Lan Ong Le Huu Trac, physician, 1724-1791”).

Với những đóng góp lớn lao cho văn hóa dân tộc, khu vực và nhân loại, Danh nhân Lê Hữu Trác hoàn toàn xứng đáng với những gì tốt đẹp nhất mà UNESCO cũng như loài người ban tặng, hy vọng. Trước thềm năm mới Giáp Thìn, chúng ta tự hào, háo hức chờ đón giờ phút đăng quang đặc biệt của Hải Thượng sau 300 năm tại hội thảo khoa học quốc tế và lễ vinh danh - kỷ niệm ngày sinh của ông (tổ chức vào tháng 11/2024).

(Trường Đại học Vinh)

Chủ đề Danh nhân Hà Tĩnh

Chủ đề Kỷ niệm 300 năm ngày sinh Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông - Lê Hữu Trác

Đọc thêm

"Có sức người sỏi đá cũng thành cơm"...

"Có sức người sỏi đá cũng thành cơm"...

Không ít lần trắng tay sau những cuộc tiên phong chuyển đổi cây trồng, vật nuôi nhưng bằng ý chí, quyết tâm của người lính cụ Hồ, ông Hoàng Ngọc Trà (xã Cổ Đạm, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã vượt khó vươn lên phát triển kinh tế trên mảnh đất quê hương.
"Quả ngọt" nông thôn mới Ân Phú

"Quả ngọt" nông thôn mới Ân Phú

Cảnh quan xanh mát, hạ tầng đồng bộ, đời sống của người dân không ngừng được nâng cao… là những “quả ngọt” mà xã Ân Phú (Vũ Quang, Hà Tĩnh) đã gặt hái được trên hành trình bền bỉ xây dựng nông thôn mới.
Huyền thoại Xô viết ở Phù Lưu Thượng...

Huyền thoại Xô viết ở Phù Lưu Thượng...

Phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh ở Phù Lưu Thượng nay là xã Hồng Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) đã gửi vào tâm thức thế hệ trẻ niềm tự hào, biết ơn để nỗ lực hơn trong cống hiến xây dựng quê hương.
20 giếng cổ ở Lộc Hà được trùng tu như thế nào?

20 giếng cổ ở Lộc Hà được trùng tu như thế nào?

Hình ảnh cây đa, giếng nước, sân đình là biểu tượng làng quê Việt Nam, tuy nhiên, qua thời gian, không ít giếng làng đã trở thành phế tích. Tại Lộc Hà (Hà Tĩnh), người dân bằng nhiều cách làm đã trùng tu, phục dựng giếng làng nhằm lưu giữ những giá trị văn hóa.
Là quân nhưng chúng tôi ở trong dân

Là quân nhưng chúng tôi ở trong dân

Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, cùng với phát triển kinh tế, anh Nguyễn Ngọc Quyết (Hương Khê, Hà Tĩnh) tiếp tục tham gia lực lượng dự bị động viên, là tấm gương tiêu biểu ở đơn vị, địa phương.
Người trẻ và khát vọng chinh phục đỉnh cao

Người trẻ và khát vọng chinh phục đỉnh cao

Kế thừa, phát huy truyền thống hiếu học của thế hệ cha ông, những người trẻ Hà Tĩnh ngày nay đang nỗ lực học tập, rèn luyện để hoàn thiện tri thức, trở thành những công dân hội nhập.
Nghe cựu chiến binh Hà Tĩnh kể chuyện lái xe cho Bác Hồ

Nghe cựu chiến binh Hà Tĩnh kể chuyện lái xe cho Bác Hồ

Từng vinh dự được lái xe phục vụ Bác Hồ nhân dịp Việt Nam tổ chức lễ duyệt binh diễn ra trên quảng trường Ba Đình vào năm 1955, ông Trương Quang Hảo (90 tuổi, ở phường Hà Huy Tập, TP Hà Tĩnh) đã cảm nhận được sự giản dị, gần gũi, tình cảm ấm áp của Người.
Trên quê hương Xô viết anh hùng

Trên quê hương Xô viết anh hùng

Những ngày này, trong phấp phới cờ đỏ sao vàng tung bay trên những vùng quê nông thôn mới khang trang ở các huyện Can Lộc, Lộc Hà (Hà Tĩnh), dường như vẫn còn nghe âm vang tiếng trống Xô viết giục giã thuở nào…
Về Hà Tĩnh, xem các đô vật thi tài

Về Hà Tĩnh, xem các đô vật thi tài

Với đông đảo đô vật từ nhiều lứa tuổi, trong và ngoài xã tham gia, hội vật truyền thống ở Thuần Thiện (Can Lộc, Hà Tĩnh) đã trở thành nét văn hóa độc đáo của người dân nơi đây nhằm chào mừng Quốc khánh 2/9.
Trái tim người lính mang nặng ân tình

Trái tim người lính mang nặng ân tình

“Nợ ân tình” là món nợ của một trái tim nhân hậu, đầy yêu thương với cuộc đời, con người. Đọc cuốn hồi ký, chúng ta càng hiểu hơn trái tim mang nặng ân tình của một người cựu binh, càng yêu thêm những người lính, yêu thêm đất nước Việt Nam một thời đạn lửa, gian lao khó nhọc nhưng anh hùng, vinh quang.
Nghị lực của Ánh

Nghị lực của Ánh

Sinh ra không có bố, mẹ mắc bệnh thần kinh, 12 tuổi Nguyễn Thị Hồng Ánh (SN 2006, trú thôn Thanh Bình, xã Đức Lĩnh, huyện Vũ Quang) được đưa vào Làng Trẻ em mồ côi Hà Tĩnh. Không đầu hàng trước số phận, em đã vươn lên trong học tập để bước vào giảng đường đại học với số điểm 28,25.
 Hương Sơn trong tiếng vọng ngàn xưa

Hương Sơn trong tiếng vọng ngàn xưa

Phát huy các giá trị truyền thống lịch sử văn hóa, cách mạng, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) không ngừng nỗ lực vươn lên, đạt nhiều thành tựu trong xây dựng quê hương, đất nước.
Mạch nguồn ví, giặm trong các loại hình nghệ thuật

Mạch nguồn ví, giặm trong các loại hình nghệ thuật

Từ những điệu ví, câu hò của ông cha xưa, ngày nay, dân ca ví, giặm được tiếp biến trong nhiều loại hình nghệ thuật, tạo sức sống bền lâu trong đời sống của người dân Hà Tĩnh cũng như cả nước.
Hào khí Cách mạng tháng Tám hôm nay

Hào khí Cách mạng tháng Tám hôm nay

Cùng với cả nước, suốt những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Hà Tĩnh đã phát huy tốt tinh thần, hào khí Cách mạng tháng Tám năm 1945 để xây dựng quê hương ngày càng phát triển, vững mạnh.
Dưới trời thu xanh thắm...

Dưới trời thu xanh thắm...

Tháng Tám về gọi dậy cả miền ký ức hào hùng của lịch sử, đặc biệt là không khí của cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền năm 1945 trong lòng mỗi người dân Hà Tĩnh nói riêng và người Việt Nam nói chung.