Sức sống mới trên vùng đất Xuân Lộc một thời hoa lửa

(Baohatinh.vn) - Thời gian đã xoa dịu những mất mát, đau thương trên mảnh đất Xuân Lộc - Can Lộc (Hà Tĩnh) nhưng, những hy sinh, tận hiến đến hơi thở cuối cùng của những người đã sống, chiến đấu nơi đây vẫn như “bản anh hùng ca” vang vọng mãi đến mai sau...

Những năm tháng không quên

Tuyến đường 15 đoạn đi qua ngã ba Đồng Lộc tạo thành 1 vòng cung ôm trọn 4 xóm vùng thượng của xã Xuân Lộc, trong đó, thôn Mai Long là 1 trong những vị trí xung yếu của chiến trường Đồng Lộc những ngày hoa lửa.

Sức sống mới trên vùng đất Xuân Lộc một thời hoa lửa

Trong ngôi nhà của bà Hoàng Thị Tùng (nơi 10 cô từng sống trước khi hy sinh), những câu chuyện về các cô vẫn luôn được bà con Mai Long kể mãi.

Mỗi lần vị trí xung yếu ấy bị đánh phá, người dân Xuân Lộc lại cùng các lực lượng làm nhiệm vụ trên tuyến đường này vận chuyển vật liệu lấp hố bom. Lực lượng dân quân xã còn có thêm nhiệm vụ gác đèn hiệu ở ngã ba Đồng Lộc để kịp thời báo hiệu cho những chuyến xe khi phát hiện tiếng máy bay địch.

Để thuận lợi cho việc thực hiện nhiệm vụ bám trận địa, thông đường, những ngày ác liệt ấy, lực lượng TNXP Đại đội 552, trong đó có Tiểu đội 4 của chị Võ Thị Tần (10 nữ anh hùng TNXP Ngã ba Đồng Lộc) đã cùng sống và chiến đấu với bà con trên mảnh đất này.

Bà Lê Thị Dung - Tiểu đội trưởng Tiểu đội 5 (người dân thôn Mai Long) nhớ lại. “Ngày ấy, 10 cô trong tiểu đội 4 sống ở nhà bà Hoàng Thị Tùng - ngay bên cạnh nhà bố mẹ chồng tôi. Dù đối mặt với mưa bom, bão đạn để bám đường, bám trận địa thực hiện nhiệm vụ, thế nhưng, mỗi khi được nghỉ ngơi, các chị lại cùng nhau học chữ, tập hát… Niềm vui, sự lạc quan yêu đời của các cô gái tuổi 18 đôi mươi đã tiếp thêm sức mạnh, niềm tin để người dân nơi xóm nhỏ này đi qua những ngày tháng ác liệt”.

Sức sống mới trên vùng đất Xuân Lộc một thời hoa lửa

Thôn Mai Long đã về đích khu dân cư kiểu mẫu năm 2018.

Hơn nửa thế kỷ trôi qua, vùng đất chảo lửa túi bom năm xưa đã hồi sinh bởi sắc màu của ruộng đồng, cây trái nhưng câu chuyện về buổi chiều định mệnh 24/7/1968 vẫn luôn khắc khoải trong ký ức của người dân thôn Mai Long.

Ông Nguyễn Hữu Lộc - Phó Bí thư chi bộ thôn tâm sự: “Tôi vẫn nhớ như in hình ảnh của đồng đội và bà con trong thôn ngày ấy. Không còn những nụ cười, tiếng hát, các chị nằm lặng lẽ trên mảnh đất nơi các chị từng sống và chiến đấu. Xóm làng cũng chìm đắm trong đau thương. Từ những cụ già đến lứa trẻ nhỏ như chúng tôi đều đau đớn như mất đi người thân của mình. Với chúng tôi, các chị mãi mãi trở thành những người con của thôn Mai Long”.

Sức sống mới trên vùng đất lửa

Phát huy truyền thống của mảnh đất anh hùng, những năm qua, người dân thôn Mai Long nói riêng và xã Xuân Lộc nói chung đã đoàn kết một lòng, khắc phục khó khăn để xây dựng đời sống mới. Với sự đầu tàu gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên trong việc đưa chủ trương, chính sách của cấp trên vào cuộc sống, người dân thôn Mai Long đã huy động nội lực, góp sức người, sức của xây dựng NTM.

Sức sống mới trên vùng đất Xuân Lộc một thời hoa lửa

Người dân Xuân Lộc đồng sức, đồng lòng xây dựng NTM nâng cao.

“Không thể nhớ nổi đã có biết bao ngày công đổ xuống vùng đất chi chít hố bom này, chỉ biết rằng, với việc huy động từ nội lực, bình quân mỗi gia đình đóng góp từ 15 triệu đồng trở lên để thực hiện các hạng mục, năm 2018, thôn chúng tôi đã được công nhận khu dân cư NTM kiểu mẫu”, ông Nguyễn Hữu Lộc - Phó Bí thư chi bộ thôn thông tin.

Từ kết quả của những đơn vị đi đầu, quyết tâm xây dựng khu dân cư kiểu mẫu, xây dựng xã NTM, NTM nâng cao đã lan tỏa và biến thành hành động cụ thể, trở thành trách nhiệm của mỗi người dân Xuân Lộc. Các phong trào thi đua được phát động rộng rãi và được bà con hưởng ứng nhiệt tình. Đó là phong trào xây dựng vườn mẫu, xây dựng sản phẩm chủ lực, là việc thực hiện dồn điền đổi thửa, xây dựng cánh đồng mẫu... Sức người, sức của đã làm thay đổi diện mạo quê hương, tạo nên bức tranh NTM đầy màu sắc.

Sức sống mới trên vùng đất Xuân Lộc một thời hoa lửa

Đến thời điểm hiện tại, Xuân Lộc đã trải thảm nhựa 4 km đường.

“Đến thời điểm hiện tại, Xuân Lộc đã trải thảm nhựa 4 km đường. Xã nỗ lực đầu tư cho giáo dục, đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng giáo dục trong tình hình mới, góp phần xây dựng trường mầm non và tiểu học đạt chuẩn mức độ 2. Việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, phát triển kinh tế đã góp phần làm thay đổi, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Đến nay. thu nhập bình quân đầu người của Xuân Lộc gần 48 triệu đồng/năm, hộ nghèo chỉ còn 2%. Xã cũng đã hoàn thành các tiêu chí xây dựng NTM nâng cao”, ông Thái Đăng Định - Phó Chủ tịch UBND xã Xuân Lộc cho biết.

55 năm trôi qua, mảnh đất Xuân Lộc - nơi các chị từng yên nghỉ đã thay màu áo mới. Nhưng với bà con nơi đây, câu chuyện về sự hy sinh của 10 liệt nữ, của các lực lượng thanh niên xung phong từng sống và chiến đấu trên mảnh đất này và cả những mất mát, đau thương của một thời bom đạn vẫn còn được người dân kể mãi. Đó không chỉ là tấm lòng tri ân tưởng nhớ, mà còn là cách để người dân nơi đây nuôi dưỡng lý tưởng cách mạng, niềm tự hào về các thế hệ đi trước cho thế hệ hôm nay.

Chủ đề NGƯỜI HÀ TĨNH

Chủ đề 55 năm chiến thắng Đồng Lộc

Đọc thêm

Nghe tin bác Trọng về thăm, tôi hái bó hoa tươi thắm mang đến kính tặng

Nghe tin bác Trọng về thăm, tôi hái bó hoa tươi thắm mang đến kính tặng

Ngày 22/4/2016, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến thăm hỏi bà con ở khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu thôn Tân Văn, xã Thạch Văn, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh). Biết thông tin, bà Lê Thị Kiền ở thôn bên cạnh (Đông Văn) đã hái bó hoa loa kèn đỏ tươi trong vườn, vượt 3 cây số mang đến tặng người lãnh đạo cao nhất của Đảng ta với tấm lòng thành kính, biết ơn.
Hơn 30 năm canh giữ “mắt thần” của biển

Hơn 30 năm canh giữ “mắt thần” của biển

Với ông Nguyễn Đăng Sỹ - Trạm trưởng Trạm Hải đăng Cửa Nhượng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh), công việc canh “mắt thần” luôn sáng giữa biển khơi tuy thầm lặng nhưng cũng đầy tự hào, thiêng liêng.
Chuyện đời xúc động của một cựu tù Côn Đảo

Chuyện đời xúc động của một cựu tù Côn Đảo

Trở về từ chiến trường với thương tật nặng nề, nhưng thương binh Trần Văn Xuân ở xã Vượng Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) đã vượt qua tất cả nhờ tình yêu thương của người vợ là bà Võ Thị Nhân.
Cựu chiến binh vượt khó, làm giàu từ kinh tế vườn đồi

Cựu chiến binh vượt khó, làm giàu từ kinh tế vườn đồi

Cựu chiến binh Nguyễn Huy Năm (SN 1956, tổ dân phố Đông Trinh, phường Kỳ Trinh, TX Kỳ Anh - Hà Tĩnh) là tấm gương tiêu biểu trong phát triển kinh tế, điển hình về ý chí vươn lên của người thương binh "tàn nhưng không phế"...
Vị Tể tướng nào quê Hà Tĩnh từng phụng sự 3 triều vua Lê?

Vị Tể tướng nào quê Hà Tĩnh từng phụng sự 3 triều vua Lê?

Ông quê ở xã Ích Hậu, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh, nổi tiếng là vị quan thanh liêm, chính trực, lập được nhiều công trạng. Ông phụng sự trong 3 triều vua Lê (Lê Thế Tông, Lê Kính Tông và Lê Thần Tông) và 2 đời chúa là Trịnh Tùng, Trịnh Tráng.
Người "dẫn đường" của phụ nữ xã Trường Sơn

Người "dẫn đường" của phụ nữ xã Trường Sơn

Với 28 năm bền bỉ gắn bó với công tác hội, chị Trần Thị Khuyên - Chủ tịch Hội LHPN xã Trường Sơn (Đức Thọ, Hà Tĩnh) luôn là người "dẫn đường" cho phong trào của chị em ở địa phương ngày càng phát triển.
Phục dựng đền Nhà Ông ở Hương Sơn

Phục dựng đền Nhà Ông ở Hương Sơn

Lễ khởi công phục dựng đền Nhà Ông ở xã Sơn Bằng (Hương Sơn – Hà Tĩnh) nhằm tri ân bậc tiền nhân có công lao với quê hương và người dân trong vùng.
Gìn giữ nếp nhà

Gìn giữ nếp nhà

“Nước có quốc pháp, nhà có gia phong” - câu thành ngữ về nếp nhà ấy đang được mỗi gia đình người Việt nói chung và người Hà Tĩnh nói riêng giữ gìn, phát huy, kiến tạo tổ ấm hạnh phúc, góp phần xây dựng đất nước thịnh vượng.