Tình thầy trò đi cùng năm tháng

(Baohatinh.vn) - Hà Tĩnh là mảnh đất nổi tiếng với truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo. Mạch nguồn ấy đang được các thế hệ gìn giữ qua những câu chuyện về tình thầy trò đậm sâu cùng năm tháng.

Sâu nặng nghĩa tình

Nhắc đến thầy giáo Tống Trần Lữ, nguyên Phó Hiệu trưởng Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh, nhiều thế hệ học trò trên quê hương núi Hồng - sông La vẫn luôn hằng nhớ về những ân tình thầy trao trong hành trình tri thức của mình. Còn đối với người thầy đáng kính, dù năm nay đã ở vào tuổi 80 nhưng vẫn bồi hồi mỗi khi nhắc đến 38 năm làm nghề dạy học với 38 “chuyến đò” chở những học sinh (HS) thân yêu.

Tình thầy trò đi cùng năm tháng

Thầy Tống Trần Lữ - nguyên Phó Hiệu trưởng Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh.

Năm 1968, sau khi tốt nghiệp Khoa Ngữ văn (Trường Đại học Vinh, Nghệ An), thầy Tống Trần Lữ (SN 1943, tại xã Sơn Ninh, Hương Sơn) được phân công về dạy học tại Trường cấp III Nghi Xuân, nay là Trường THPT Nguyễn Du. Từ năm 1976-1980, thầy công tác tại Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Tĩnh (nay là Trường Đại học Hà Tĩnh); 1981-1990 dạy học tại Trường THPT Lê Hữu Trác (Hương Sơn). Từ năm 1991-2006, thầy Lữ là Phó Hiệu trưởng Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh, sau đó nghỉ hưu.

Trong câu chuyện về kỷ niệm dạy học của mình, thầy nhắc đến nhiều thế hệ học trò, có những người thành danh trên nhiều lĩnh vực và cả những HS có cuộc sống giản dị với đầy niềm yêu mến. Với thầy, bên cạnh những tri thức sách vở, những thành công trong sự nghiệp, điều tâm đắc nhất là các thế hệ HS thầy đã dạy luôn biết sống tử tế, không ngừng cống hiến cho đất nước, quê hương. Một trong những học trò thầy Lữ kể với niềm tự hào, yêu mến đó là Phó Giáo sư, Tiến sỹ Hoàng Trọng Canh (Trường Đại học Vinh).

Tình thầy trò đi cùng năm tháng

Thầy Lữ với cuốn album lưu lại những bức hình của nhiều thế hệ học trò.

Thầy Canh là một trong những thế hệ HS đầu tiên khi thầy Lữ về dạy học ở Nghi Xuân. “Đó là một cậu học trò hiền lành ở làng quê Xuân Yên, nhà nghèo nhưng học giỏi, chữ rất đẹp, viết văn trôi chảy, gãy gọn lắm. Sau này khi có nhiều thành công, em bày tỏ với tôi: Sở dĩ theo ngành sư phạm vì quý cách sống của thầy... Đối với tôi, câu nói đó cũng như thành công của Hoàng Trọng Canh là động lực, cảm hứng, sự tự hào giúp tôi nỗ lực cống hiến cho nghề giáo đến mãi sau này” - thầy Tống Trần Lữ chia sẻ.

Được biết, dù hàng chục năm trôi qua nhưng Phó Giáo sư, Tiến sỹ Hoàng Trọng Canh vẫn thường xuyên liên lạc, thăm hỏi thầy Lữ - người thầy của mình với sự ân cần chu đáo.

Nhắc về ân tình của trò, thầy Lữ còn nhớ một kỷ niệm sâu sắc không thể nào quên. Đó là vào tháng 10/2022 vừa qua, thầy phải đối diện với một trận ốm “thập tử, nhất sinh” bởi căn bệnh rối loạn sinh tủy. Bệnh phát một cách đột ngột khiến thầy phải cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh. Biết tin thầy bệnh, HS cũ khắp mọi miền ân cần thăm hỏi, quan tâm.

Trong đó, bác sỹ Phạm Hữu Đà, Trưởng khoa Tim mạch - Lão học của bệnh viện, một người học trò cũ của thầy Lữ đã dành mọi tâm huyết để cứu chữa cho thầy giáo của mình. Trở về từ “cửa tử”, thầy Lữ cho biết, xúc động khi trong hoạn nạn, được các học trò cũ chăm sóc quan tâm mình như một người cha. Cùng với thuốc men, điều trị của bác sỹ thì liều thuốc tinh thần mà học trò mang đến có tác dụng vô cùng lớn để thầy vượt qua bệnh tật.

Tình thầy trò đi cùng năm tháng

Thầy Tống Trần Lữ và vợ là cô Bùi Thị Nhân ôn lại những kỷ niệm trong cuộc đời dạy học.

Những ngày này, khi bao thế hệ học trò trên mỗi miền quê Việt Nam nói chung và Hà Tĩnh nói riêng đang háo hức hướng về tri ân thầy cô của mình nhân kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11), thầy Tống Trần Lữ và người vợ của mình là cô Bùi Thị Nhân lại có dịp ôn lại quãng đường dạy học qua những lời chúc, hỏi thăm của trò cũ.

Nói về cuộc đời cầm phấn của mình, thầy Lữ bày tỏ: Thời gian trôi qua đã lâu nhưng đối với tôi, mỗi quãng đường đứng trên bục giảng, mỗi thế hệ HS đều đầy ắp những ký ức đẹp. Tôi là người thầy trao truyền tri thức cho các em nhưng chính nỗ lực học tập, những thành công và cả những tình cảm của các em dành cho mình là nguồn cảm hứng, cổ vũ để bản thân làm tròn sứ mệnh của người thầy”.

Tình trò nơi cửa biển

Trong dịp kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Trường THCS Phổ Hải (Nghi Xuân) vừa qua, cùng với quan khách, đã có hàng trăm học sinh cũ trở về ôn lại kỷ niệm xưa, hội ngộ thầy cô giáo cũ của mình. Trong đó, nhóm bạn học lớp B, khóa 1998-2002 đã tựu trường khá đông đủ.

Chị Ngô Thị Hảo (SN 1987) là cựu lớp trưởng của lớp cho biết: “Ngay khi nhận được thông tin, tôi đã thông báo cho các bạn trên nhóm lớp và được các bạn tham gia sôi nổi. Bên cạnh về thăm trường xưa, đây là cơ hội để chúng tôi gặp lại thầy cô giáo cũ để thỏa lòng nhớ mong sau nhiều tháng năm xa cách”. Một trong những cô giáo mà chị Hảo cùng các bạn mong ngóng gặp gỡ là cô Trần Thị Thuận (nguyên giáo viên dạy Toán của Trường THCS Phổ Hải).

Tình thầy trò đi cùng năm tháng

Nhóm học sinh cũ chụp ảnh cùng cô Trần Thị Thuận (cầm hoa hàng đầu, ở giữa) trong dịp về dự kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Trường THCS Phổ Hải (Nghi Xuân) vừa qua.

Cô Trần Thị Thuận (SN 1952, hiện sống ở xã Xuân Phổ) tốt nghiệp Trường Sư phạm 10+3 Hà Tĩnh, nay là Trường Đại học Hà Tĩnh vào năm 1977. Cô từng có 33 năm đứng trên bục giảng, công tác ở nhiều trường học khác nhau như: Trường THCS Xuân Mỹ, Đan Trường... Trước khi nghỉ hưu vào năm 2010, cô Thuận có hơn 10 năm công tác tại Trường THCS Phổ Hải. Dù đến nay đã ngoài 70 tuổi, rời xa bục giảng khá lâu nhưng nhiều thế hệ HS vẫn luôn nhớ về cô với những kỷ niệm sâu sắc.

Chị Ngô Thị Hảo chia sẻ: “Hồi đó, lớp của tôi gồm 48 bạn, hầu hết là con nhà nông có hoàn cảnh khó khăn. Ấn tượng của tôi về cô là tình thương cô dành cho học trò. Cô ân cần dạy dỗ một cách nhiệt tình và không bao giờ mắng dù HS không thuộc bài hay nghịch phá. Cô quan tâm đến hoàn cảnh từng người. Dù cuộc sống gia đình lúc đó nghèo nhưng cô vẫn bớt đồng lương ít ỏi của mình để mua sách giáo khoa, đồ dùng tặng những bạn khó khăn. Kỷ niệm khiến tôi nhớ mãi là có một bạn rất hay nghịch phá, thậm chí có hành động vô lễ nhưng cô không giận mà dịu dàng phân tích, khuyên nhủ. Là lớp trưởng, tôi luôn được cô dặn dò phải quan tâm, để ý động viên để bạn dần hiểu ra vấn đề...”.

Tình thầy trò đi cùng năm tháng

Chị Ngô Thị Hảo (cựu học sinh Trường THCS Phổ Hải, Nghi Xuân) cùng cô Trần Thị Thuận trong chuyến về thăm trường vừa qua.

Năm tháng đi qua, giờ đây các HS lớp B khóa 1998-2002, Trường THCS Phổ Hải đã trưởng thành, mỗi người đều có công việc, gia đình riêng và sinh sống, công tác khắp mọi miền đất nước. Tuy nhiên, mỗi lần ôn lại quãng đời HS, tất cả đều nhớ về cô Trần Thị Thuận với sự kính trọng, tri ân từ sâu thẳm lòng mình. Tấm lòng vì học sinh, cần mẫn một đời gieo chữ, gieo mầm nhân cách sống đẹp đẽ nơi ngôi trường làng miền biển ngang của cô là hành trang cho bao thế hệ HS trưởng thành, không ngừng rèn luyện bản thân và cống hiến cho xã hội.

Câu chuyện về thầy Tống Trần Lữ và cô Trần Thị Thuận cùng các thế hệ học trò của mình là những nốt nhạc trong trẻo, thiết tha trong bản đại hợp xướng về tình thầy trò của con người Hà Tĩnh. Những câu chuyện về người thầy, người cô đang ngày đêm miệt mài bám trường lớp ở miền núi, vùng sâu, vùng xa để gieo con chữ cho học trò; về HS cũ góp sức xây nhà thờ cho thầy giáo đã mất, xây nhà cho giáo viên nghèo ở nhiều địa phương... đang góp phần nhân lên truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo của con người vùng đất Hà Tĩnh.

Trong không khí rộn ràng hướng về ngày Nhà giáo Việt Nam, bên cạnh mỗi thầy cô đang thi đua dạy tốt, góp phần ươm mầm tri thức là các cô cậu học trò đang nỗ lực giành những bông hoa điểm tốt, cùng nhau dệt nên những câu chuyện về tình nghĩa thầy trò bền chặt theo tháng năm để mạch nguồn hiếu học của con người và quê hương núi Hồng - sông La chảy mãi đến muôn đời...

Chủ đề Đời sống văn hóa

Đọc thêm

"Có sức người sỏi đá cũng thành cơm"...

"Có sức người sỏi đá cũng thành cơm"...

Không ít lần trắng tay sau những cuộc tiên phong chuyển đổi cây trồng, vật nuôi nhưng bằng ý chí, quyết tâm của người lính cụ Hồ, ông Hoàng Ngọc Trà (xã Cổ Đạm, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã vượt khó vươn lên phát triển kinh tế trên mảnh đất quê hương.
"Quả ngọt" nông thôn mới Ân Phú

"Quả ngọt" nông thôn mới Ân Phú

Cảnh quan xanh mát, hạ tầng đồng bộ, đời sống của người dân không ngừng được nâng cao… là những “quả ngọt” mà xã Ân Phú (Vũ Quang, Hà Tĩnh) đã gặt hái được trên hành trình bền bỉ xây dựng nông thôn mới.
Huyền thoại Xô viết ở Phù Lưu Thượng...

Huyền thoại Xô viết ở Phù Lưu Thượng...

Phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh ở Phù Lưu Thượng nay là xã Hồng Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) đã gửi vào tâm thức thế hệ trẻ niềm tự hào, biết ơn để nỗ lực hơn trong cống hiến xây dựng quê hương.
20 giếng cổ ở Lộc Hà được trùng tu như thế nào?

20 giếng cổ ở Lộc Hà được trùng tu như thế nào?

Hình ảnh cây đa, giếng nước, sân đình là biểu tượng làng quê Việt Nam, tuy nhiên, qua thời gian, không ít giếng làng đã trở thành phế tích. Tại Lộc Hà (Hà Tĩnh), người dân bằng nhiều cách làm đã trùng tu, phục dựng giếng làng nhằm lưu giữ những giá trị văn hóa.
Là quân nhưng chúng tôi ở trong dân

Là quân nhưng chúng tôi ở trong dân

Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, cùng với phát triển kinh tế, anh Nguyễn Ngọc Quyết (Hương Khê, Hà Tĩnh) tiếp tục tham gia lực lượng dự bị động viên, là tấm gương tiêu biểu ở đơn vị, địa phương.
Người trẻ và khát vọng chinh phục đỉnh cao

Người trẻ và khát vọng chinh phục đỉnh cao

Kế thừa, phát huy truyền thống hiếu học của thế hệ cha ông, những người trẻ Hà Tĩnh ngày nay đang nỗ lực học tập, rèn luyện để hoàn thiện tri thức, trở thành những công dân hội nhập.
Nghe cựu chiến binh Hà Tĩnh kể chuyện lái xe cho Bác Hồ

Nghe cựu chiến binh Hà Tĩnh kể chuyện lái xe cho Bác Hồ

Từng vinh dự được lái xe phục vụ Bác Hồ nhân dịp Việt Nam tổ chức lễ duyệt binh diễn ra trên quảng trường Ba Đình vào năm 1955, ông Trương Quang Hảo (90 tuổi, ở phường Hà Huy Tập, TP Hà Tĩnh) đã cảm nhận được sự giản dị, gần gũi, tình cảm ấm áp của Người.
Trên quê hương Xô viết anh hùng

Trên quê hương Xô viết anh hùng

Những ngày này, trong phấp phới cờ đỏ sao vàng tung bay trên những vùng quê nông thôn mới khang trang ở các huyện Can Lộc, Lộc Hà (Hà Tĩnh), dường như vẫn còn nghe âm vang tiếng trống Xô viết giục giã thuở nào…
Về Hà Tĩnh, xem các đô vật thi tài

Về Hà Tĩnh, xem các đô vật thi tài

Với đông đảo đô vật từ nhiều lứa tuổi, trong và ngoài xã tham gia, hội vật truyền thống ở Thuần Thiện (Can Lộc, Hà Tĩnh) đã trở thành nét văn hóa độc đáo của người dân nơi đây nhằm chào mừng Quốc khánh 2/9.
Trái tim người lính mang nặng ân tình

Trái tim người lính mang nặng ân tình

“Nợ ân tình” là món nợ của một trái tim nhân hậu, đầy yêu thương với cuộc đời, con người. Đọc cuốn hồi ký, chúng ta càng hiểu hơn trái tim mang nặng ân tình của một người cựu binh, càng yêu thêm những người lính, yêu thêm đất nước Việt Nam một thời đạn lửa, gian lao khó nhọc nhưng anh hùng, vinh quang.
Nghị lực của Ánh

Nghị lực của Ánh

Sinh ra không có bố, mẹ mắc bệnh thần kinh, 12 tuổi Nguyễn Thị Hồng Ánh (SN 2006, trú thôn Thanh Bình, xã Đức Lĩnh, huyện Vũ Quang) được đưa vào Làng Trẻ em mồ côi Hà Tĩnh. Không đầu hàng trước số phận, em đã vươn lên trong học tập để bước vào giảng đường đại học với số điểm 28,25.
 Hương Sơn trong tiếng vọng ngàn xưa

Hương Sơn trong tiếng vọng ngàn xưa

Phát huy các giá trị truyền thống lịch sử văn hóa, cách mạng, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) không ngừng nỗ lực vươn lên, đạt nhiều thành tựu trong xây dựng quê hương, đất nước.
Mạch nguồn ví, giặm trong các loại hình nghệ thuật

Mạch nguồn ví, giặm trong các loại hình nghệ thuật

Từ những điệu ví, câu hò của ông cha xưa, ngày nay, dân ca ví, giặm được tiếp biến trong nhiều loại hình nghệ thuật, tạo sức sống bền lâu trong đời sống của người dân Hà Tĩnh cũng như cả nước.
Hào khí Cách mạng tháng Tám hôm nay

Hào khí Cách mạng tháng Tám hôm nay

Cùng với cả nước, suốt những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Hà Tĩnh đã phát huy tốt tinh thần, hào khí Cách mạng tháng Tám năm 1945 để xây dựng quê hương ngày càng phát triển, vững mạnh.
Dưới trời thu xanh thắm...

Dưới trời thu xanh thắm...

Tháng Tám về gọi dậy cả miền ký ức hào hùng của lịch sử, đặc biệt là không khí của cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền năm 1945 trong lòng mỗi người dân Hà Tĩnh nói riêng và người Việt Nam nói chung.