Phim tài liệu nghệ thuật Đại thi hào Nguyễn Du: Chân thực và sống động

(Baohatinh.vn) - Sau buổi chiếu báo cáo tại Hà Tĩnh, trước khi tham dự Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 22 ở TP Huế, bộ phim tài liệu nghệ thuật “Đại thi hào Nguyễn Du” đã nhận được nhiều phản hồi tích cực từ các nhà nghiên cứu và khán giả.

Video: Giới thiệu phim "Đại thi hào Nguyễn Du"

Với thời lượng 180 phút, bộ phim "Đại thi hào Nguyễn Du" có cấu trúc 3 phần. Phần I: Gia thế và tuổi thơ (1765-1780) khắc họa tuổi thơ của Nguyễn Du từ lúc sinh ra trong tư gia của Tể tướng Nguyễn Nghiễm tại phường Bích Câu, kinh thành Thăng Long đến lúc gia đình gặp biến cố, ông phải đến sống nương nhờ nhà họ Đoàn ở đất Quỳnh Côi (Thái Bình).

Đây là phần có thời lượng khá dài, khắc họa một Nguyễn Du có trí tuệ thông minh và tấm lòng nhân ái. Đặc biệt, từ nhỏ, ông đã được tiếp thu những tinh hoa văn hóa của đất kinh kỳ Thăng Long nơi sinh ra; truyền thống của dòng họ Nguyễn Tiên Điền cùng dân ca ví, giặm ở quê cha Hà Tĩnh; tinh túy từ dân ca quan họ Bắc Ninh quê mẹ...

Phim tài liệu nghệ thuật Đại thi hào Nguyễn Du: Chân thực và sống động

Các đại biểu và khách mời tham dự buổi chiếu báo cáo bộ phim “Đại thi hào Nguyễn Du” tại TP Hà Tĩnh ngày 16/11.

Phần 2: Mười năm gió bụi (1780-1796) là giai đoạn sau khi Nguyễn Du thi đỗ tú tài, được Đoàn Nguyễn Tuấn gả em gái là Đoàn Thị Tộ làm vợ, sau đó ra làm một chức quan võ ở Thái Nguyên. Biến cố xẩy ra khi phong trào Tây Sơn lật đổ nhà Lê - Trịnh, Nguyễn Du “chạy” về Thái Bình ở ẩn. Sau khi vợ mất, ông dắt con trai còn nhỏ trở về nương náu ở quê nội Tiên Điền (Nghi Xuân).

Phần 3: Nghiệp văn và quan trường (1796-1820) khắc họa giai đoạn Nguyễn Du về sống ẩn dật dưới chân núi Hồng và những ngày tháng được nhà Nguyễn vời ra làm quan, đi sứ Trung Hoa, cho đến lúc mất vào năm 1820.

Phim tài liệu nghệ thuật Đại thi hào Nguyễn Du: Chân thực và sống động

Diễn viên Sỹ Hưng thành công khi khắc họa hình tượng Đại thi hào Nguyễn Du giai đoạn trưởng thành và ra làm quan triều Nguyễn.

PGS. TS Đinh Trí Dũng - Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp VHNT Nghệ An nhận xét: “Tuy là bộ phim mang tính tài liệu, tư liệu nhưng dưới hình thức thể hiện mới mẻ (tài liệu dàn dựng có diễn xuất của diễn viên) khiến phim Đại thi hào Nguyễn Du trở nên chân thực, sống động và hấp dẫn. Đặc biệt, bộ phim đã thành công trên khía cạnh lan tỏa những giá trị di sản Nguyễn Du và Truyện Kiều”.

Phim tài liệu nghệ thuật Đại thi hào Nguyễn Du: Chân thực và sống động

PGS.TS Đinh Trí Dũng - Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp VHNT Nghệ An. Ảnh: NVCC

Bộ phim quy tụ hơn 50 diễn viên chuyên và không chuyên đảm nhận các vai chính phụ và hàng trăm diễn viên quần chúng tham gia. Ngoài tái hiện lại con người và không gian lịch sử thời đại Nguyễn Du sinh sống, phim còn dàn dựng một số phân cảnh trong Truyện Kiều để lý giải quá trình sáng tác kiệt tác này của Đại thi hào.

Bên cạnh đó, phim lồng vào ý kiến đánh giá, nhận xét, bình luận và cung cấp các cứ liệu lịch sử của các nhà nghiên cứu lịch sử văn hóa để làm sáng tỏ thêm thân thế, sự nghiệp của Nguyễn Du, cũng như giá trị di sản văn hóa mà ông để lại.

Phim tài liệu nghệ thuật Đại thi hào Nguyễn Du: Chân thực và sống động

Cảnh Nguyễn Du gặp nữ sỹ Hồ Xuân Hương bên hồ sen trong chiều mưa.

Chị Lưu Thị Thu Hương (37 tuổi, ở phường Thạch Linh, TP Hà Tĩnh) bày tỏ: “Tôi từng là học sinh chuyên Văn, sau này học ngành báo chí ở đại học nhưng vẫn luôn quan tâm đến Đại thi hào Nguyễn Du và Truyện Kiều. Có thể nói, tôi khá tự tin về kiến thức mình đã có, tuy nhiên sau khi xem bộ phim, tôi mới nhận ra còn nhiều điều mình chưa biết về Đại thi hào.

Phim mang lại cho khán giả cái nhìn khái quát và hiểu sâu hơn về cuộc đời, thân thế Đại thi hào của dân tộc. Đặc biệt, cách thể hiện của bộ phim rất mới mẻ và nhiều cảm xúc, cách tái hiện bối cảnh lịch sử và tạo hình lẫn diễn xuất của diễn viên trong các nhân vật như: Nguyễn Du, Nguyễn Nghiễm, Trần Thị Tộ... rất chân thực, cuốn hút. Tôi nghĩ, nếu bộ phim được chiếu trong các trường học sẽ rất giá trị và ý nghĩa đối với học sinh và cả giáo viên”.

Phim tài liệu nghệ thuật Đại thi hào Nguyễn Du: Chân thực và sống động

Đoàn phim “Đại thi hào Nguyễn Du” thực hiện một cảnh quay ở Nghi Xuân vào cuối năm 2019.

Bên cạnh những nhận xét tích cực, một số khán giả cũng chỉ ra phim còn một vài điểm hạn chế, như: một vài chi tiết chưa đắt giá, phần gia thế và tuổi thơ của Nguyễn Du khá dài, kiến giải về quá trình sáng tác Truyện Kiều của Đại thi hào còn nhiều băn khoăn...

Tuy nhiên, xét toàn diện, Đại thi hào Nguyễn Du” là một bộ phim ghi nhận nỗ lực lớn và là tiên phong trong lĩnh vực điện ảnh của ê-kíp làm phim; góp phần làm sáng rõ và lan tỏa hơn nữa những giá trị to lớn của di sản văn hóa Nguyễn Du và Truyện Kiều đến đông đảo công chúng.

Phim tài liệu nghệ thuật Đại thi hào Nguyễn Du: Chân thực và sống động

Lãnh đạo tỉnh tặng hoa chúc mừng đoàn làm phim Đại thi hào Nguyễn Du sau buổi công chiếu tại Hà Tĩnh

Ông Hồ Bách Khoa - Trưởng Ban quản lý Khu di tích Nguyễn Du chia sẻ: "Với vai trò là người trực tiếp làm công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dòng họ Nguyễn Tiên Điền nói chung và Nguyễn Du - Truyện Kiều nói riêng trong suốt nhiều năm qua, theo tôi, bộ phim là một thành công lớn.

Truyện Kiều đã được dịch ra hàng chục ngôn ngữ trên thế giới, Nguyễn Du đã được UNESCO vinh danh là Danh nhân văn hóa thế giới nhưng cho đến thời điểm hiện tại, chỉ mới có bộ phim này thể hiện một cách đầy đủ và khái quát nhất về thân thế và sự nghiệp của cụ. Hơn nữa, đây là tâm huyết của một cá nhân tự bỏ tiền ra sản xuất và sự đóng góp trí tuệ của rất nhiều nhà nghiên cứu văn hóa, nhà Kiều học và những người yêu mến Đại thi hào Nguyễn Du, yêu thích Truyện Kiều trên cả nước".

Chủ đề Đời sống văn hóa

Đọc thêm

Diễn xướng “Duyên tình biển mặn”

Diễn xướng “Duyên tình biển mặn”

Tiết mục: Diễn xướng “Duyên tình biển mặn” (soạn lời và chỉnh lý: Văn Mạnh, Sỹ Chinh) do Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh Hà Tĩnh biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Chợ phiên - nét văn hóa truyền thống

Chợ phiên - nét văn hóa truyền thống

Tháng Chạp về, khi đào, mai bắt đầu ươm nụ trên những làng quê Hà Tĩnh, lòng tôi lại háo hức chờ đợi những buổi chợ phiên truyền thống, để được hòa mình trong không gian văn hóa quê hương.
Tỏa sáng di sản y học cổ truyền Hải Thượng Lãn Ông

Tỏa sáng di sản y học cổ truyền Hải Thượng Lãn Ông

Kế thừa, phát huy giá trị di sản y học cổ truyền của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, các bệnh viện, Hội Đông y Hà Tĩnh và cả nước ngày càng nâng cao hiệu quả hoạt động, khẳng định vai trò trong công tác chữa bệnh cứu người.
“Tấm căn cước” quý giá

“Tấm căn cước” quý giá

Nơi ấy, trên bản đồ hình chữ S của nước Việt ngàn năm là dải đất nhỏ hẹp, “đòn gánh gánh hai đầu đất nước”. Nơi ấy, bên dòng sông Lam trong xanh và núi Hồng sừng sững, những cư dân nhiều đời đã làm nên bao huyền thoại, tạo dựng một vùng văn hóa giàu bản sắc: văn hóa Hồng Lam. Đó là “tấm căn cước” quý giá, riêng có của Hà Tĩnh.
Dấu ấn cố hương trong “Thượng Kinh ký sự”

Dấu ấn cố hương trong “Thượng Kinh ký sự”

Tác phẩm “Thượng kinh ký sự” của Đại danh y Lê Hữu Trác bên cạnh trường đoạn nói về nỗi nhớ nơi ẩn cư ở quê mẹ ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) là trường đoạn nói về nỗi nhớ cố hương da diết với rất nhiều hoài niệm.
Noel ấm áp, an lành

Noel ấm áp, an lành

Những ngày này, nhiều làng quê Hà Tĩnh lại rộn ràng không khí chờ đón lễ Noel. Dẫu không phải người xứ đạo nhưng tôi đã thấy mùa Giáng sinh ấm áp đang lan tỏa trong mình.
“Hành giả” Stêphannô Nguyễn Khắc Dương

“Hành giả” Stêphannô Nguyễn Khắc Dương

Trong cộng đồng Thiên Chúa giáo Việt Nam hiện nay, Stêphannô Nguyễn Khắc Dương, quê ở xã An Hòa Thịnh (Hương Sơn, Hà Tĩnh) là một tu sĩ được rất nhiều giám mục, linh mục, chức sắc tôn giáo, đồng bào có đạo biết đến và rất kính trọng.
Đoàn kết lương giáo - tô điểm quê hương

Đoàn kết lương giáo - tô điểm quê hương

Với tinh thần “Sống tốt đời, đẹp đạo”, đồng bào công giáo Hà Tĩnh đã tích cực gắn kết lương giáo, chung sức xây dựng, điểm tô cho bức tranh quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Thành Sen - thành phố bên bờ biển

Thành Sen - thành phố bên bờ biển

Một chiều như mọi chiều, tôi lại chạy xe chầm chậm trên những con phố cổ xưa của Thành Sen để ngắm nhìn những sắc màu mới đan xen màu ký ức. Xuôi về phía biển, một cảm giác vừa lạ lẫm, vừa hân hoan dào lên trong tôi - thành phố Hà Tĩnh đã mở rộng về bốn phía, làm dậy lên bao xúc cảm.