Phòng ngừa dịch COVID-19 xâm nhập chợ dân sinh ở Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Các địa phương của Hà Tĩnh chú trọng tuyên truyền cho tiểu thương đang kinh doanh tại các chợ dân sinh trên địa bàn, đồng thời quyết liệt xử lý nghiêm hành vi vi phạm nhằm ngăn chặn nguy cơ lây lan dịch COVID-19 trong cộng đồng.

Phòng ngừa dịch COVID-19 xâm nhập chợ dân sinh ở Hà Tĩnh

Tại chợ Nghèn (thị trấn Nghèn, Can Lộc), biển tuyên truyền thông điệp 5K và bàn đặt nước rửa tay sát khuẩn được đặt tại cổng chính...

Các tiểu thương lẫn khách đến giao thương, mua bán tại chợ Nghèn (thị trấn Nghèn, Can Lộc) đã quen với việc được lực lượng bảo vệ đo thân nhiệt, nhắc nhở rửa tay sát khuẩn ngay từ cổng chợ. Ban quản lý chợ cũng bố trí các cụm pa nô, áp phích để nhắc nhở, khuyến cáo người dân và các hộ kinh doanh phải tuân thủ nghiêm việc đeo khẩu trang, khử khuẩn, khai báo y tế hàng ngày...

Phòng ngừa dịch COVID-19 xâm nhập chợ dân sinh ở Hà Tĩnh

... và các khu vực cổng phụ.

Ông Trần Trọng Tài - Phó phòng Công thương huyện Can Lộc kiêm Trưởng Ban quản lý chợ Nghèn trao đổi: "Chợ Nghèn có tất cả 402 tiểu thương kinh doanh, buôn bán thường xuyên; ngoài ra, còn có 170 người kinh doanh không thường xuyên (chợ trời). Xác định, đây là nơi tập trung đông người, có nguy cơ cao xảy ra dịch bệnh và lây nhiễm trong cộng đồng nên việc triển khai các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 luôn được chính quyền địa phương và Ban quản lý chợ đặc biệt quan tâm.

Chúng tôi thường xuyên tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh trong chợ, kiểm tra nhắc nhở bà con tiểu thương và người dân thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng chống dịch. Đồng thời, phân công 3 bảo vệ trực tại 3 cổng ra vào chợ để kiểm soát việc tuân thủ của bà con. Qua công tác tuyên truyền, vận động, hiện chỉ có khoảng 60% tiểu thương kinh doanh, buôn bán thường xuyên".

Phòng ngừa dịch COVID-19 xâm nhập chợ dân sinh ở Hà Tĩnh

Lực lượng bảo vệ tại chợ Nghèn nhắc nhở người dân đeo khẩu trang, sát khuẩn tay trước khi vào chợ.

Cũng theo ông Tài, vào ngày 19/8 vừa qua, xã Tùng Lộc thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ nên lực lượng phòng, chống dịch tại địa phương này thường xuống chợ Nghèn để mua sắm, hỗ trợ đồ dùng thiết yếu cho người dân. Để đảm bảo hiệu quả công tác phòng dịch, Ban quản lý chợ yêu cầu các hộ kinh doanh ở chợ Nghèn phải có đủ các loại giấy tờ như giấy xét nghiệm đang còn hiệu lực, giấy xác nhận tiêm phòng... Ngoài ra, thành viên Ban quản lý chợ và các tiểu thương cũng thường xuyên được lấy mẫu xét nghiệm test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2.

Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, Ban quản lý chợ Cày (thị trấn Thạch Hà) cũng đã đẩy mạnh thông tin tuyên truyền về diễn biến tình hình dịch bệnh; các quy định xử phạt; biện pháp phòng, chống dịch trong hoạt động kinh doanh, buôn bán đến tiểu thương và người dân khi đến chợ mua sắm.

Phòng ngừa dịch COVID-19 xâm nhập chợ dân sinh ở Hà Tĩnh

Người dân đến mua sắm tại chợ Cày (thị trấn Thạch Hà) đều phải đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn.

Chị Nguyễn Thị Hòa (tiểu thương tại chợ Cày) chia sẻ: “Ngoài tuân thủ nghiêm biện pháp phòng dịch, nhiều tiểu thương còn chuẩn bị sẵn khẩu trang dự phòng cho khách; nếu khách đeo khẩu trang không đúng cách, chúng tôi cũng sẽ nhắc nhở. Nhờ được tuyên truyền thường xuyên nên tất cả đều nắm rất rõ quy định không đeo khẩu trang nơi công cộng sẽ bị phạt tiền từ 1 - 3 triệu đồng”.

Phòng ngừa dịch COVID-19 xâm nhập chợ dân sinh ở Hà Tĩnh

Các tiểu thương tại chợ Cày (thị trấn Thạch Hà) tuân thủ nghiêm biện pháp phòng dịch.

Phòng ngừa dịch COVID-19 xâm nhập chợ dân sinh ở Hà Tĩnh

Đeo khẩu trang, giữ khoảng cách là biện pháp bảo đảm an toàn cho bản thân các hộ kinh doanh và khách hàng khi đến mua sắm tại chợ.

Ông Nguyễn Văn Sự - Trưởng Ban quản lý chợ Cày thông tin: “Thời gian qua, lực lượng Công an thị trấn Thạch Hà đã lập biên bản đối với 10 trường hợp không đeo khẩu trang nơi công cộng trước cổng chợ. Việc làm này đã đưa tới tác dụng răn đe rất lớn cho tất cả 250 tiểu thương đang kinh doanh, buôn bán tại đây. Về phía Ban quản lý chợ, lực lượng bảo vệ cương quyết không cho vào chợ những người không đeo khẩu trang, không sát khuẩn tay, không đo thân nhiệt. Ngoài ra, những hộ kinh doanh không bảo đảm khoảng cách 2m, khách hàng đeo khẩu trang không đúng cách sẽ bị nhắc nhở”.

Phòng ngừa dịch COVID-19 xâm nhập chợ dân sinh ở Hà Tĩnh

Đảm bảo giãn cách trong mua bán.

Tại chợ Mới (thị xã Kỳ Anh), 350 tiểu thương đang kinh doanh, buôn bán đã được tiêm vắc xin phòng COVID-19 mũi 1.

Phòng ngừa dịch COVID-19 xâm nhập chợ dân sinh ở Hà Tĩnh

Chốt kiểm soát dịch bệnh COVID-19 được lập trước cổng chợ Mới (thị xã Kỳ Anh).

“Hiện tại, để phòng dịch COVID-19, chỉ còn hơn 100 hộ kinh doanh các mặt hàng thiết yếu như rau, củ, quả, thực phẩm, thịt cá... được phép hoạt động. Mặc dù số lượng tiểu thương buôn bán tại chợ chỉ còn chưa đầy 1/3 và lượng khách vào mua sắm tại chợ đã giảm đi rất nhiều song không vì vậy mà mọi người lơ là, chủ quan trong công tác phòng, chống dịch” - Trưởng Ban quản lý chợ Mới Nguyễn Đức Phồn cho hay.

Phòng ngừa dịch COVID-19 xâm nhập chợ dân sinh ở Hà Tĩnh

Dù số lượng tiểu thương buôn bán tại chợ Mới (thị xã Kỳ Anh) đã giảm nhưng không vì thế mà mọi người lơ là trong công tác phòng dịch.

Phó Giám đốc Sở Công thương Võ Tá Nghĩa cho biết: “Hiện nay, diễn biến dịch bệnh COVID-19 đang rất phức tạp. Để đảm bảo sức khoẻ của bản thân, gia đình và cộng đồng, ý thức của mỗi cá nhân trong thời điểm này rất quan trọng; đặc biệt là tại những nơi công cộng, thường tập trung đông người như chợ dân sinh. Để duy trì và thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch tại chợ, bên cạnh sự nỗ lực của Ban quản lý chợ và chính quyền địa phương, rất cần sự chung tay hợp tác cũng như ý thức tuân thủ của mỗi người dân trong góp phần chung tay ngăn chặn, sớm đẩy lùi dịch bệnh”.

Chủ đề Phòng chống dịch Covid-19

Đọc thêm

“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

Thời gian qua, với nhiều hoạt động tích cực trong tuyên truyền KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe sinh sản, Hội KHHGĐ Hà Tĩnh được coi là cánh tay nối dài của các cơ quan triển khai thực hiện chính sách dân số.
Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình đã tồn tại 3 logo. Do chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển cần sáng tác logo mới thay thế logo về dân số và kế hoạch hóa gia đình.
 Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Trước hiện tượng 25 trẻ trong một xã ở Hà Tĩnh mắc sốt phát ban nghi sởi; trong đó, 10 bệnh nhân dương tính với vi rút sởi; các cơ quan chức năng đã vào cuộc không để bệnh lây lan.
Vì sao phụ nữ nên sinh con trước 30 tuổi?

Vì sao phụ nữ nên sinh con trước 30 tuổi?

Hiện nay, nhiều cặp vợ chồng ở Hà Tĩnh lựa chọn sinh con ở độ tuổi sau 35. Điều này có thể kéo theo nhiều hệ lụy về sức khỏe cho cả mẹ và con cũng như giảm chất lượng dân số.