Đi tìm dấu vết thành Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Trải qua hàng trăm năm, thành Hà Tĩnh nay không còn nữa, nhưng chúng ta hãy lần theo nguồn thư tịch cổ để đi tìm dấu vết thành trì xưa...

Từ xa xưa, việc xây dựng thành trì luôn được chính quyền phong kiến từ trung ương đến địa phương chú trọng, xem đó là công việc trọng đại của quốc gia. Thành Hà Tĩnh cũng được xây dựng với sự quan tâm đặc biệt của người đứng đầu đất nước, lúc bấy giờ là vua Minh Mạng.

Đi tìm dấu vết thành Hà Tĩnh

Một góc hào thành Hà Tĩnh. Ảnh: Huy Tùng

Địa danh Hà Tĩnh xuất hiện từ năm 1831, khi vua Minh Mạng trong một cuộc cải cách hành chính trên quy mô toàn quốc, đã tách 2 phủ Hà Hoa và Đức Thọ của trấn Nghệ An, thành lập nên tỉnh Hà Tĩnh. Đây là dấu mốc quan trọng đánh dấu sự ra đời của Hà Tĩnh với tư cách là một tỉnh.

Sau khi được thành lập, một yêu cầu được đặt ra là cần phải có thành trì để đóng lỵ sở của tỉnh. Năm Quý Tỵ, Minh Mạng thứ 14 (1833), nhà vua đã cho đắp thành đất Hà Tĩnh. Theo sách Đại Nam thực lục chính biên đệ nhị kỷ, quyển 88, mặt khắc 24 mô tả rất rõ vị trí địa lý cũng như hình thế, chiều dài của thành và quan phụ trách xây thành.

Đi tìm dấu vết thành Hà Tĩnh

Quyển 88, mặt khắc 24

Theo đó: “Tháng Giêng đắp thành đất tỉnh Hà Tĩnh (thành mở 4 cửa tiền, hậu, tả, hữu, mỗi mặt đều dài 140 trượng). Trước kia khi chia đặt tỉnh hạt, Tổng đốc, Tuần phủ cùng với Giám thành chọn được chỗ xã Trung Tiết, huyện Thạch Hà, địa thế cao ráo, rộng rãi, đằng trước có núi Cảm Sơn, lại có một dải sông dài chảy quanh phía trước, vòng sang bên tả, trên thông với sông Nại Giang, dưới thông ra cửa Luật. Đó là một khu đất đẹp. Họ bèn xin đóng thành ở đấy, duy có nước sông hơi mặn, đến đâu phải đào giếng ở đó. Vua sai đình thần bàn lại rồi cho thi hành. Đến bấy giờ lấy 3.000 quân lính ở 2 tỉnh Nghệ - Tĩnh ủy cho Tổng đốc Tạ Quang Cự trông coi mọi việc”.

Đi tìm dấu vết thành Hà Tĩnh

Dấu tích thành Hà Tĩnh. Ảnh: Google Maps

Tháng 3, vua sai Bộ Binh truyền dụ Đổng lý việc xây thành Hà Tĩnh là Tổng đốc Tạ Quang Cự rút những biền binh mà Nghệ An đã phái đi trước, về tỉnh lỵ, rồi chọn lấy 1.000 quân trong tỉnh còn sung sức, không cứ đương ở ban hay đã hạ ban phải chăm huấn luyện thêm đợi kỳ ra quân, đặc cách sai Thự Thống chế Thần sách Hữu dinh là Tôn Thất Bằng thay Tạ Quang Cự làm Đổng lý việc xây thành Hà Tĩnh.

Đi tìm dấu vết thành Hà Tĩnh

Hệ thống hào phía đông thành Hà Tĩnh. Ảnh: Huy Tùng

Vào mùa hè, vùng đất Hà Tĩnh có khí hậu rất khắc nghiệt, từ đó cũng sinh ra nhiều dịch bệnh, dân phu đắp thành nhiều người bị bệnh, còn có người bị chết. Biết được điều đó, nhà vua đã ra lệnh cho mua nhiều vị thuốc, sai lương y điều trị. Nếu có kẻ nào chết thì mỗi người được cấp một tấm vải và 3 quan tiền.

Đi tìm dấu vết thành Hà Tĩnh

Cửa Hậu thành Hà Tĩnh xưa, nay là đường Nguyễn Hữu Thái. Ảnh: Huy Tùng

Tháng 6, việc xây thành Hà Tĩnh đã xong, nhà vua ban thưởng cho những người tham gia, từ quan phụ trách đến dân phu. Theo sách Đại Nam thực lục chính biên đệ nhị kỷ, quyển 95, mặt khắc 12: “Thưởng cho Đổng lý Tống Phước Lương và Tôn Thất Bằng do Kinh phái đi và từ Đốc, Phủ, Quản vệ trở xuống đều được gia cấp, kỷ lục, tấm sa và bạc có thứ bậc khác nhau. Lại sai các tỉnh thần ấy lấy tiền kho ra thưởng cho dân phu làm thuê. Quảng Trị 4.000 quan, Quảng Nam và Hà Tĩnh mỗi tỉnh 6.000 quan”.

Đi tìm dấu vết thành Hà Tĩnh

Quyển 95, mặt khắc 12

Nhà vua quan tâm sâu sát đến việc đắp thành chứ không chỉ nghe lời tâu của một người. Chính vì vậy, mỗi quyết định đưa ra đều hợp tình, hợp lý với lòng yêu thương dân như con. Theo sách Đại Nam thực lục chính biên đệ nhị kỷ, quyển 97, mặt khắc 21: “Thự Tuần phủ Hà Tĩnh là Lê Dục Đức, tâu nói:“Con đường phụ trách quanh thành và dinh thự, kho tàng hiện đương sửa chữa. Tính công thấy vượt hơn số dự trù trước là trên 4 vạn công. Vậy xin trách cứ và những người làm thuê”.

Đi tìm dấu vết thành Hà Tĩnh

Quyển 97, mặt khắc 21

Vua dụ: “Ta nghe nói dân tỉnh ấy đến làm việc với tấm lòng sốt sắng như con làm việc cho cha, vốn không phải là lười nhác, chỉ vì gặp mưa nhiều, việc làm phí tổn hơn lên, đến nỗi không được như hạn định. Đó là vì sức không tới thôi. Vả lại, ta từ trước đến nay, một lòng yêu dân, chưa từng đem sức dân dùng phí, vậy sao lại nỡ trút cho dân ta những công việc lực dịch chưa xong này? Vậy chuẩn cho cứ y theo thể lệ thuê mướn, cấp trả tiền và gạo”.

Đi tìm dấu vết thành Hà Tĩnh

Đường Lý Tự Trọng hiện nay là lối vào cửa Hữu thành Hà Tĩnh xưa. Ảnh: Huy Tùng

Như vậy, mặc dù gặp khó khăn về thời tiết, dịch bệnh nhưng với sự quan tâm của vua Minh Mạng, thành Hà Tĩnh đã được đắp xong trong vòng nửa năm. Đây là công trình thể hiện tinh thần chung sức, chung lòng của vua, quan triều Nguyễn và nhân dân Hà Tĩnh.

Tài liệu tham khảo:

Hồ sơ H22/89, Mộc bản Triều Nguyễn, Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV

Hồ sơ H22/97, Mộc bản Triều Nguyễn, Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV

Hồ sơ H22/98, Mộc bản Triều Nguyễn, Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV

Sách Đại Nam thực lục chính biên đệ nhị kỷ, tập 3, NXB Giáo dục, 2001

( Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV)

Chủ đề NGƯỜI HÀ TĨNH

Chủ đề Đô thị loại II

Đọc thêm

Huyền thoại Xô viết ở Phù Lưu Thượng...

Huyền thoại Xô viết ở Phù Lưu Thượng...

Phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh ở Phù Lưu Thượng nay là xã Hồng Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) đã gửi vào tâm thức thế hệ trẻ niềm tự hào, biết ơn để nỗ lực hơn trong cống hiến xây dựng quê hương.
20 giếng cổ ở Lộc Hà được trùng tu như thế nào?

20 giếng cổ ở Lộc Hà được trùng tu như thế nào?

Hình ảnh cây đa, giếng nước, sân đình là biểu tượng làng quê Việt Nam, tuy nhiên, qua thời gian, không ít giếng làng đã trở thành phế tích. Tại Lộc Hà (Hà Tĩnh), người dân bằng nhiều cách làm đã trùng tu, phục dựng giếng làng nhằm lưu giữ những giá trị văn hóa.
Là quân nhưng chúng tôi ở trong dân

Là quân nhưng chúng tôi ở trong dân

Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, cùng với phát triển kinh tế, anh Nguyễn Ngọc Quyết (Hương Khê, Hà Tĩnh) tiếp tục tham gia lực lượng dự bị động viên, là tấm gương tiêu biểu ở đơn vị, địa phương.
Người trẻ và khát vọng chinh phục đỉnh cao

Người trẻ và khát vọng chinh phục đỉnh cao

Kế thừa, phát huy truyền thống hiếu học của thế hệ cha ông, những người trẻ Hà Tĩnh ngày nay đang nỗ lực học tập, rèn luyện để hoàn thiện tri thức, trở thành những công dân hội nhập.
Nghe cựu chiến binh Hà Tĩnh kể chuyện lái xe cho Bác Hồ

Nghe cựu chiến binh Hà Tĩnh kể chuyện lái xe cho Bác Hồ

Từng vinh dự được lái xe phục vụ Bác Hồ nhân dịp Việt Nam tổ chức lễ duyệt binh diễn ra trên quảng trường Ba Đình vào năm 1955, ông Trương Quang Hảo (90 tuổi, ở phường Hà Huy Tập, TP Hà Tĩnh) đã cảm nhận được sự giản dị, gần gũi, tình cảm ấm áp của Người.
Trên quê hương Xô viết anh hùng

Trên quê hương Xô viết anh hùng

Những ngày này, trong phấp phới cờ đỏ sao vàng tung bay trên những vùng quê nông thôn mới khang trang ở các huyện Can Lộc, Lộc Hà (Hà Tĩnh), dường như vẫn còn nghe âm vang tiếng trống Xô viết giục giã thuở nào…
Về Hà Tĩnh, xem các đô vật thi tài

Về Hà Tĩnh, xem các đô vật thi tài

Với đông đảo đô vật từ nhiều lứa tuổi, trong và ngoài xã tham gia, hội vật truyền thống ở Thuần Thiện (Can Lộc, Hà Tĩnh) đã trở thành nét văn hóa độc đáo của người dân nơi đây nhằm chào mừng Quốc khánh 2/9.
Trái tim người lính mang nặng ân tình

Trái tim người lính mang nặng ân tình

“Nợ ân tình” là món nợ của một trái tim nhân hậu, đầy yêu thương với cuộc đời, con người. Đọc cuốn hồi ký, chúng ta càng hiểu hơn trái tim mang nặng ân tình của một người cựu binh, càng yêu thêm những người lính, yêu thêm đất nước Việt Nam một thời đạn lửa, gian lao khó nhọc nhưng anh hùng, vinh quang.
Nghị lực của Ánh

Nghị lực của Ánh

Sinh ra không có bố, mẹ mắc bệnh thần kinh, 12 tuổi Nguyễn Thị Hồng Ánh (SN 2006, trú thôn Thanh Bình, xã Đức Lĩnh, huyện Vũ Quang) được đưa vào Làng Trẻ em mồ côi Hà Tĩnh. Không đầu hàng trước số phận, em đã vươn lên trong học tập để bước vào giảng đường đại học với số điểm 28,25.
 Hương Sơn trong tiếng vọng ngàn xưa

Hương Sơn trong tiếng vọng ngàn xưa

Phát huy các giá trị truyền thống lịch sử văn hóa, cách mạng, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) không ngừng nỗ lực vươn lên, đạt nhiều thành tựu trong xây dựng quê hương, đất nước.
Mạch nguồn ví, giặm trong các loại hình nghệ thuật

Mạch nguồn ví, giặm trong các loại hình nghệ thuật

Từ những điệu ví, câu hò của ông cha xưa, ngày nay, dân ca ví, giặm được tiếp biến trong nhiều loại hình nghệ thuật, tạo sức sống bền lâu trong đời sống của người dân Hà Tĩnh cũng như cả nước.
Hào khí Cách mạng tháng Tám hôm nay

Hào khí Cách mạng tháng Tám hôm nay

Cùng với cả nước, suốt những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Hà Tĩnh đã phát huy tốt tinh thần, hào khí Cách mạng tháng Tám năm 1945 để xây dựng quê hương ngày càng phát triển, vững mạnh.
Dưới trời thu xanh thắm...

Dưới trời thu xanh thắm...

Tháng Tám về gọi dậy cả miền ký ức hào hùng của lịch sử, đặc biệt là không khí của cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền năm 1945 trong lòng mỗi người dân Hà Tĩnh nói riêng và người Việt Nam nói chung.
Trên những vùng quê cách mạng ở Hà Tĩnh

Trên những vùng quê cách mạng ở Hà Tĩnh

Mỗi độ tháng Tám về, lòng người Hà Tĩnh thường nghĩ đến những ngày đầu làm cách mạng của cha ông. Trong dòng hồi tưởng ấy, chúng tôi có dịp về thăm một số vùng quê cách mạng nổi tiếng năm xưa.
Thêm 14 di tích lịch sử, văn hóa cấp tỉnh Hà Tĩnh

Thêm 14 di tích lịch sử, văn hóa cấp tỉnh Hà Tĩnh

Việc được xếp hạng di tích lịch sử, văn hóa cấp tỉnh sẽ là cơ sở để các địa phương sở hữu di tích trên địa bàn Hà Tĩnh tăng cường công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản.