Hạ tầng lưới điện “làm khó” người dân ở khu nuôi trồng thuỷ sản Bãi Rào

(Baohatinh.vn) - Dẫu biết việc đứng ra mua bán điện với người dân ở khu nuôi trồng thuỷ sản Bãi Rào là sai quy định nhưng UBND xã Cẩm Lộc, Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) không còn lựa chọn nào khác.

Hạ tầng lưới điện “làm khó” người dân ở khu nuôi trồng thuỷ sản Bãi Rào

Khu nuôi trồng thuỷ sản Bãi Rào (xã Cẩm Lộc, huyện Cẩm Xuyên) có diện tích 24,5ha với 53 hộ nuôi tôm thẻ chân trắng. Trước đây, khu nuôi trồng này chỉ có điện thắp sáng, còn hệ thống điện phục vụ cho sản xuất thì chưa có, mà phải sử dụng máy nổ nên vừa tốn kém chi phí vừa gây ô nhiễm môi trường.

Hạ tầng lưới điện “làm khó” người dân ở khu nuôi trồng thuỷ sản Bãi Rào

Năm 2016, khu nuôi trồng thuỷ sản Bãi Rào được đầu tư xây dựng công trình đường dây 35Kv và trạm biến áp (TBA) 180kVA có chi phí gần 1,2 tỷ đồng. Công trình này nằm trong dự án nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững tỉnh Hà Tĩnh, do Ban QLDA đầu tư xây dựng công trình NN&PTNT Hà Tĩnh làm chủ đầu tư.

Hạ tầng lưới điện “làm khó” người dân ở khu nuôi trồng thuỷ sản Bãi Rào

Tháng 4/2017, công trình gồm đường điện 35Kv dài 986m loại dây A50 điểm đấu nối VT15 nhánh Cẩm Lĩnh 5 thuộc ĐZ342 Cẩm Xuyên và TBA 180kVA – 35/0,4Kv (dạng treo) được đưa vào sử dụng, đã góp phần khắc phục khó khăn cho các hộ nuôi trồng thuỷ sản, thúc đẩy sản xuất và phát triển kinh tế địa phương.

Hạ tầng lưới điện “làm khó” người dân ở khu nuôi trồng thuỷ sản Bãi Rào

Từ khi đưa vào sử dụng, UBND xã Cẩm Lộc đứng ra đại diện ký hợp đồng mua bán điện với Điện lực Cẩm Xuyên (Công ty Điện lực Hà Tĩnh) rồi bán lại cho người dân. Tuy nhiên, điều này là sai quy định, do UBND xã là đơn vị hành chính sự nghiệp, không phải là đơn vị kinh doanh.

Hạ tầng lưới điện “làm khó” người dân ở khu nuôi trồng thuỷ sản Bãi Rào

Bởi không có đơn vị chuyên môn quản lý nên những năm qua, công tác vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng TBA cũng như hệ thống lưới điện ở khu nuôi trồng thuỷ sản Bãi Rào bị ngó lơ. Đây là một trong những nguyên nhân khiến tình trạng tổn thất điện năng, ăn cắp điện… tăng cao gây thiệt hại kinh tế cũng như vấn đề an toàn với các hộ nuôi khiến họ rất bất bình.

Hạ tầng lưới điện “làm khó” người dân ở khu nuôi trồng thuỷ sản Bãi Rào

Mỗi tháng, các hộ dân ở khu nuôi trồng thuỷ sản Bãi Rào phải mua điện với các mức giá khác nhau nhưng chung lại là đều cao hơn so với mức quy định. “Có khi phải trả 2.200 đồng/kWh nhưng cũng có nhiều tháng phải trả 3.500 - 3.800 đồng/kWh. Trung bình hàng tháng gia đình tôi tiêu tốn trên 2,5 triệu đồng trả tiền điện cho 0,5ha nuôi tôm. Chi phí như thế là quá cao”, ông Lê Xuân Khậng (SN 1957, thôn Tân Trung Thuỷ, xã Cẩm Lộc) phản ánh.

Hạ tầng lưới điện “làm khó” người dân ở khu nuôi trồng thuỷ sản Bãi Rào

Không chỉ trả chi phí tiền điện cao mà chất lượng cấp điện cũng không ổn định. Các hộ dân phải góp 40 triệu đồng lắp thêm tụ bù cho TBA để nâng cap hiệu quả hoạt động của lưới điện. Do hạ tầng lưới điện không đảm bảo nên người dân nơi đây không dám đầu tư mở rộng sản xuất. Mong muốn của các hộ dân là sớm bàn giao hệ thống lưới điện cho ngành điện quản lý, vận hành.

Hạ tầng lưới điện “làm khó” người dân ở khu nuôi trồng thuỷ sản Bãi Rào

Phó Chủ tịch UBND xã Cẩm Lộc Nguyễn Văn Tuân xác nhận những phản ánh về bất cập tại hệ thống cấp điện cho khu nuôi trồng thuỷ sản Bãi Rào của người dân là chính xác. Nguyên nhân là tới thời điểm này hệ thống lưới điện chưa thể bàn giao cho ngành điện nhưng do yêu cầu cấp thiết của việc cung cấp điện cho các hộ nuôi nên UBND xã phải đứng ra đại diện chủ tài sản để ký hợp đồng mua bán điện với điện lực và các hộ dân.

Hạ tầng lưới điện “làm khó” người dân ở khu nuôi trồng thuỷ sản Bãi Rào

Theo ông Nguyễn Văn Tuân, xã và huyện đã nhiều lần gửi các văn bản đề nghị chủ đầu tư chuyển giao công trình đường dây 35Kv và TBA 180kVA sang ngành điện quản lý nhưng tới nay, công trình vẫn chưa có hồ sơ gốc theo quy định của ngành điện nên chưa thể bàn giao được.

Hạ tầng lưới điện “làm khó” người dân ở khu nuôi trồng thuỷ sản Bãi Rào

Thiết nghĩ, để công trình đường dây 35Kv và TBA 180kVA cung cấp điện cho khu nuôi trồng thuỷ sản Bãi Rào phát huy tối đa hiệu quả, giúp người dân yên tâm sản xuất, thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương, các đơn vị (UBND huyện Cẩm Xuyên, Ban QLDA đầu tư xây dựng công trình NN&PTNT và Công ty Điện lực Hà Tĩnh) phải “ngồi lại với nhau” để tìm ra giải pháp.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Chè vằng Cẩm Mỹ hướng tới sản phẩm OCOP

Chè vằng Cẩm Mỹ hướng tới sản phẩm OCOP

Nhiều hộ dân ở xã Cẩm Mỹ (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh) đã mở rộng diện tích, đầu tư công nghệ để tạo ra sản phẩm hàng hóa, đưa lại nguồn thu nhập bền vững từ cây chè vằng. Địa phương tiến tới xây dựng sản phẩm OCOP chè vằng.
Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Người dân một số địa phương ở Hà Tĩnh đã tập trung cải tạo những vùng đất ven biển bị hoang mạc hóa do biến đổi khí hậu, lựa chọn cây trồng phù hợp đưa vào sản xuất. Từ đó không chỉ giúp người dân nâng cao thu nhập mà còn góp phần phủ xanh đất đai hoang hóa, cải tạo môi trường.
Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh đang bước vào giai đoạn cao điểm cho mục tiêu tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM). Những tuyến đường mở rộng, những khu dân cư kiểu mẫu hình thành, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng nâng cao…
Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Sự đồng lòng của người dân Hà Tĩnh trong triển khai các hoạt động xây dựng nông thôn mới không chỉ góp phần hoàn thiện, nâng cao chất lượng các tiêu chí mà còn thắt chặt thêm tình làng nghĩa xóm.
Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Thời tiết Hà Tĩnh duy trì hình thái nhiều mây, có mưa rào, độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi để sâu bệnh phát sinh, đặc biệt là bệnh đạo ôn cổ bông trên lúa thời kỳ trổ tập trung.
Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Năm 2024, Chi hội nghề nghiệp Nuôi ong lấy mật xã Đức Lạng (Đức Thọ, Hà Tĩnh) thành lập với gần 50 hội viên tham gia, trở thành nền tảng để đưa thương hiệu mật ong vươn xa.
Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Trở về từ quân ngũ, ông Nguyễn Kiến Quốc - Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Phú (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã hăng hái cùng người dân xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế từ nghề nuôi ong.