Sáng 26/10, Việt Nam không có ca mắc mới Covid-19, dịch bệnh trên thế giới vẫn rất phức tạp

Bản tin sáng ngày 26/10, của Ban Chỉ đạo Quốc gia cho biết không có thêm ca mắc COVID-19 mới. Đến nay đã 54 ngày Việt Nam không ghi nhận ca mắc ở cộng đồng và đã chữa khỏi 1.057 bệnh nhân. Tình hình dịch bệnh trên thế giới vẫn rất phức tạp, Mỹ vẫn là quốc gia có số ca nhiễm và tử vong cao nhất thế giới

Số ca mắc ở Việt Nam:

- Tính đến 6h ngày 26/10: Việt Nam có tổng cộng 691 ca mắc COVID-19 do lây nhiễm trong nước, trong đó số lượng ca mắc mới tính từ ngày 25/7 đến nay: 551 ca.

- Tính từ 18h ngày 25/10 đến 6h ngày 26/10: 0 ca mắc mới.

Đến hôm nay Việt Nam đã bước sang ngày thứ 54 không ghi nhận ca bệnh COVID-19 ngoài cộng đồng.

Riêng tại Hà Nội, theo Sở Y tế Hà Nội, từ ngày 17/8 đến nay, đã 69 ngày, Hà Nội không ghi nhận thêm ca mắc mới COVID-19 ngoài cộng đồng.

Tại TP Hồ Chí Minh, đến nay, đã 86 ngày không ghi nhận thêm ca mắc mới COVID-19 ngoài cộng đồng

Số người cách ly: Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 14.901, trong đó:

- Cách ly tập trung tại bệnh viện: 173

- Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 13.615

- Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 1.113.

Sáng 26/10, Việt Nam không có ca mắc mới Covid-19, dịch bệnh trên thế giới vẫn rất phức tạp

Tình hình điều trị: Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị- Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19: đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã chữa khỏi 1.057 bệnh nhân/1.167 bệnh nhân COVID-19.

Tiểu ban Điều trị cũng cho biết đến thời điểm này nước ta không còn trường hợp bệnh nhân COVID-19 nào nặng.

Tính đến thời điểm này trong số các bệnh nhân COVID-19 đang điều trị tại các cơ sở y tế, số ca âm tính lần 1 với virus SARS-CoV-2: 3 ca; Số ca âm tính lần 2 với SARS-CoV-2: 5 ca, số ca âm tính lần 3 là 10 ca.

Số ca tử vong ở nước ta đến nay là 35 ca, là những bệnh nhân có nhiều bệnh lý nền nặng, bao gồm tại Đà Nẵng (31 trường hợp), Quảng Nam (03) và Quảng Trị (01).

Tính đến cuối ngày 25/10 (giờ Việt Nam), toàn thế giới đã ghi nhận 43.058.623 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, trong đó có 1.156.243 ca tử vong. Số bệnh nhân được điều trị khỏi là 31,7 triệu người. Mỹ vẫn là quốc gia có số ca nhiễm và tử vong cao nhất thế giới, với 8.831.449 ca nhiễm và 230.086 trường hợp tử vong. Trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận thêm 88.973 ca mắc COVID-19 và 906 người tử vong.

Đây là ngày thứ hai liên tiếp Mỹ ghi nhận số ca nhiễm mới cao nhất trong ngày. Colombia đã trở thành quốc gia tiếp theo ghi nhận số ca mắc COVID-19 vượt qua mốc 1 triệu, cụ thể là 1.007.711 ca, trong đó có 30.000 ca tử vong. Như vậy, tính đến nay, Colombia là nước đứng thứ tám trên thế giới về số ca mắc, sau Mỹ, Ấn Độ, Brazil, Nga, Argentina, Tây Ban Nha và Pháp. Châu Âu đang trải qua làn sóng lây nhiễm thứ hai và nhiều nước buộc phải áp đặt một loạt các biện pháp chống dịch mới.

Hiện châu Á là khu vực đứng thứ hai thế giới về tổng số ca mắc COVID-19, chỉ sau khu vực Mỹ Latinh. Theo trang thống kê worldometers.info, với trên 13 triệu ca mắc, châu Á chiếm khoảng 30% trong tổng số hơn 43 triệu người nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 trên toàn cầu. Với hơn 233.000 người tử vong, châu Á chiếm khoảng 21% tổng số ca tử vong vì COVID-19 trên toàn cầu.

Khu vực Nam Á đứng đầu là Ấn Độ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch COVID-19 khi ghi nhận gần 21% tổng số ca mắc toàn cầu và số ca tử vong chiếm 12%. Tuy nhiên, các ca nhiễm tại Ấn Độ đang có chiều hướng giảm. Tại Đông Nam Á, số liệu chính thức do Bộ Y tế Indonesia công bố cho thấy nước này ghi nhận thêm 3.732 ca mắc mới cũng trong ngày 25/10, nâng tổng số ca mắc lên 389.712 ca. Số ca tử vong tại nước này tăng thêm 94 ca lên 13.299 ca.

Theo Thái Bình/SK&ĐS

Chủ đề Phòng chống dịch Covid-19

Đọc thêm

Mở rộng danh mục thuốc bảo hiểm y tế, tăng quyền lợi cho người bệnh

Mở rộng danh mục thuốc bảo hiểm y tế, tăng quyền lợi cho người bệnh

Việt Nam được đánh giá là một trong số ít các nước trên thế giới có danh mục thuốc tương đối đầy đủ, toàn diện và mở rộng so với mức phí đóng bảo hiểm y tế (BHYT). Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, danh mục thuốc đó còn nhiều bất cập, hạn chế, cho nên Bộ Y tế đang xây dựng quy định mới nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để mở rộng phạm vi ảnh hưởng của người tham gia BHYT.
“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

Thời gian qua, với nhiều hoạt động tích cực trong tuyên truyền KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe sinh sản, Hội KHHGĐ Hà Tĩnh được coi là cánh tay nối dài của các cơ quan triển khai thực hiện chính sách dân số.
Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình đã tồn tại 3 logo. Do chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển cần sáng tác logo mới thay thế logo về dân số và kế hoạch hóa gia đình.
 Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Trước hiện tượng 25 trẻ trong một xã ở Hà Tĩnh mắc sốt phát ban nghi sởi; trong đó, 10 bệnh nhân dương tính với vi rút sởi; các cơ quan chức năng đã vào cuộc không để bệnh lây lan.