Sở NN&PTNT Hà Tĩnh “thúc” các địa phương phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa hè thu

(Baohatinh.vn) - Cơ quan chuyên môn dự báo sâu non lứa tiếp theo nở rộ từ khoảng 10/7 trở đi gây hại giai đoạn lúa đứng cái - phân hoá đòng, có nguy cơ ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất lúa hè thu của Hà Tĩnh.

Hiện nay, lúa hè thu giai đoạn đứng cái, sinh trưởng phát triển tốt. Theo báo cáo của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, trưởng thành sâu cuốn lá nhỏ vũ hoá từ 5/7, mật độ trưởng thành trung bình 3-5 con/m2, nơi cao 7-10 con/m2. Cục bộ trên những chân ruộng xanh tốt mật độ trưởng thành 10-15 con/m2 tập trung tại Tùng Lộc, Kim Song Trường, Vượng Lộc, Thượng Lộc (Can Lộc); Cẩm Hưng, Cẩm Quang, Nam Phúc Thăng (Cẩm Xuyên); Lâm Trung Thuỷ, Bùi La Nhân, An Dũng (Đức Thọ); các xã vùng bãi ngang, Thạch Long, Ngọc Sơn, Thạch Kênh (Thạch Hà)….; đặc biệt, đã xuất hiện trứng tại các điểm điều tra.

Sở NN&PTNT Hà Tĩnh “thúc” các địa phương phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa hè thu

Cơ quan chuyên môn cho biết, trưởng thành sâu cuốn lá nhỏ vũ hoá từ 5/7, mật độ trưởng thành trung bình 3-5 con/m2, nơi cao 7-10 con/m2.

Dự báo sâu non lứa tiếp theo nở rộ từ khoảng 10/7 trở đi gây hại giai đoạn lúa đứng cái - phân hoá đòng, có nguy cơ ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất lúa hè thu.

Để chủ động phòng trừ, hạn chế thiệt hại do sâu cuốn lá nhỏ gây ra, Sở NN&PTNT đề nghị UBND các huyện, thành phố, thị xã phối hợp với công ty thuỷ nông trên địa bàn điều tiết chế độ nước hợp lý, đảm bảo cung cấp đủ nước cho lúa sinh trưởng phát triển, theo dõi chặt chẽ tình hình sinh trưởng để bón thúc đòng kịp thời.

Chỉ đạo phòng NN&PTNT/phòng kinh tế, trung tâm ứng dụng khoa học kỹ thuật và bảo vệ cây trồng vật nuôi, UBND các xã, phường, thị trấn phân công cán bộ tập trung giám sát đồng ruộng, thực hiện tốt công tác điều tra phát hiện; căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng địa phương để xác định chính xác thời điểm sâu non nở rộ, mật độ sâu tại các diện tích lúa để quyết định thời điểm và những diện tích cần tập trung xử lý thuốc, sử dụng các loại thuốc như: Clever 150SC, Opulent 150S, Obaone 95WG, Voliam Targo 063SC, Virtako 40WG, Tasieu 1.9EC, Angun 5WG,...

Chỉ đạo các cơ quan truyền thông trên địa bàn thông tin kịp thời về diễn biến sâu cuốn lá nhỏ và kỹ thuật phòng trừ đến tận cơ sở sản xuất và hộ dân. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về thuốc bảo vệ thực vật, tổ chức thanh tra, kiểm tra việc kinh doanh buôn bán thuốc bảo vệ thực vật, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm.

Bên cạnh sâu cuốn lá nhỏ, cần theo dõi chặt chẽ diễn biến của sâu đục thân, rầy nâu, rầy lưng trắng, bệnh bạc lá,… để chủ động phòng trừ.

Trong quá trình triển khai thực hiện có vướng mắc, khó khăn thông tin về Sở NN&PTNT (qua Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh) để thống nhất phương án xử lý.

Chủ đề Dịch bệnh cây trồng - vật nuôi

Đọc thêm

Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Thay vì rộn ràng thu hoạch những giọt mật đầu vụ như các năm trước, năm nay, người dân huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) đang trải qua một mùa mật ong chính vụ kém vui.
Hà Tĩnh với chặng nước rút góp phần gỡ thẻ vàng IUU

Gỡ thẻ vàng IUU: Hà Tĩnh quyết liệt "chặng nước rút"

Đợt thanh tra lần thứ 5 của Ủy ban Châu Âu được xem là thời điểm quyết định để Việt Nam gỡ cảnh báo thẻ vàng IUU. Xác định rõ nhiệm vụ này, Hà Tĩnh đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trong "chặng nước rút", đặc biệt tạo nên những thay đổi tích cực, nhất là trong nhận thức, trách nhiệm của ngư dân.
Tỏi tía Lộc Yên được mùa, được giá – Nông dân đếm củ tính tiền

Tỏi tía Lộc Yên được mùa, được giá

Giống tỏi tía trồng ở Lộc Yên (Hương Khê, Hà Tĩnh) có vị cay đậm, nhiều tinh dầu nên rất được thị trường ưa chuộng. Vụ sản xuất năm nay, người trồng tỏi có thu nhập trung bình 15 - 20 triệu/sào.
Lúa thì con gái chờ ngày đơm bông

Lúa thì con gái chờ ngày đơm bông

Giữa khúc giao mùa cuối xuân, đầu hạ, những cánh đồng lúa lại rạo rực vào thì con gái, chuẩn bị cho hành trình sinh trưởng mới giữa những mong ngóng, đợi chờ của người nông dân.