Tăng huyết áp, đái tháo đường: Bệnh dễ gặp, biến chứng phức tạp

(Baohatinh.vn) - Những năm qua, Hà Tĩnh không ngừng nỗ lực bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho người dân. Tuy nhiên, với thực trạng gia tăng người mắc các bệnh không lây nhiễm, nhất là tăng huyết áp (THA), đái tháo đường (ĐTĐ), ngành y đang đối mặt với không ít thách thức.

Cảnh báo bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường

Ghi nhận thực tế tại Khoa Tim mạch Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) Hà Tĩnh, có trên 90% bệnh nhân điều trị tại đây bị THA có biến chứng liên quan quan đến tim mạch. Đây cũng là tình trạng chung tại nhiều cơ sở y tế khác trên địa bàn tỉnh.

Tăng huyết áp, đái tháo đường: Bệnh dễ gặp, biến chứng phức tạp

Tỷ lệ ngươì mắc bệnh tăng huyết áp ở Hà Tĩnh có có xu hướng tăng cao (Trong ảnh: Cán bộ Trạm y tế phường Thạch Quý đo huyết áp đình kỳ cho người dân)

Theo kết quả tổng hợp mới nhất của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, trong một tuần lễ triển khai đo huyết áp toàn dân hồi tháng 5/2019, có 62.519 người được đo huyết áp thì có trên 16.329 người bị THA. Nhiều địa phương có tỷ lệ cao như: Kỳ Anh trên 2.800 người, Can Lộc gần 2.000 người, Hương Khê trên 1.600 người, Thạch Hà trên 1.500 người…

Ước tính hiện nay, số người bị THA chiếm gần 25% dân số Hà Tĩnh, trong đó, chiếm tỷ lệ lớn nhất là các đối tượng từ 40 tuổi trở lên.

Theo TS.BS Lê Văn Dũng - Trưởng khoa Tim mạch (BVĐK tỉnh): Hiện chỉ mới 52% số người bị THA biết mình bị mắc, 48% còn lại thì vẫn chưa biết. Trong số người biết mình bị THA thì có tới 40% được điều trị, 60% không chấp nhận điều trị. Trong số người được điều trị chỉ có 62% số người điều trị kiểm soát được huyết áp trong ngưỡng cho phép, 38% là không thể kiểm soát.

Tăng huyết áp, đái tháo đường: Bệnh dễ gặp, biến chứng phức tạp

Các y bác sỹ BVĐK Hà Tĩnh test đường nhanh cho người dân

Tại Khoa Nội tiết (BVĐK tỉnh), có tới ¾ bệnh nhân đang điều trị bị ĐTĐ có biến chứng. Theo số liệu từ ngành y tế, mỗi năm, Hà Tĩnh quản lý và điều trị gần 90.000 bệnh nhân mắc các bệnh không lây nhiễm, trong đó, nhóm bệnh tim mạch chiếm khoảng 17%, ĐTĐ chiếm 5%. Ước tính số lượng người bị ĐTĐ của Hà Tĩnh chiếm khoảng 10% dân số (bao gồm số đã phát hiện và chưa phát hiện).

Theo các chuyên gia y tế, nguyên nhân dẫn đến gia tăng các bệnh không lây nhiễm nhất là THA, ĐTĐ là do nhiều người dân chưa có ý thức phòng ngừa bệnh; tình trạng ô nhiễm môi trường ngày một trầm trọng. Đặc biệt, tác động từ tình trạng người dân hút thuốc, sử dụng rượu, bia lớn trong khi chế độ dinh dưỡng chưa phù hợp.

Kẻ giết người thầm lặng

THA và ĐTĐ tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho sức khỏe người dân, nhất là những biến chứng có thể ảnh hưởng đến tính mạng. “Sở dĩ nói bệnh THA là “kẻ giết người thầm lặng” vì đa phần người bệnh thường không có triệu chứng, không có dấu hiệu cảnh báo trước. Việc không biểu hiện triệu chứng làm cho bệnh không được chẩn đoán và điều trị sớm, dẫn đến nhiều hậu quả đáng tiếc khi biến chứng” - TS.BS Lê Văn Dũng trao đổi.

Tăng huyết áp, đái tháo đường: Bệnh dễ gặp, biến chứng phức tạp

Tăng huyết áp gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, nhất là về tim mạch (Trong ảnh: Tiến sỹ, bác sỹ Lê Văn Dũng - Trưởng khoa Tim mạch, BVĐK Hà Tĩnh trao đổi với người nhà bệnh nhân về những biến chứng của tăng huyết áp)

Những biến chứng nguy hiểm do THA gây ra như: Suy tim, bệnh mạch vành, phình động mạch chủ; suy thận; đột quỵ não, xuất huyết não để lại di chứng nặng nề; bong võng mạc, mù mắt; tắc các mạch ở ngoại vi, hoại tử chân…

Theo Ths. BS Thái Thọ - Trưởng khoa Nội tiết (BVĐK tỉnh), cùng với THA thì ĐTĐ đang gây ra những biến chứng khôn lường, ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống của người bệnh. Người bị ĐTĐ nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ dẫn đến các biến chứng như: Nhồi máu cơ tim, tai biến, viêm phổi, lao phổi…

Tăng huyết áp, đái tháo đường: Bệnh dễ gặp, biến chứng phức tạp

Bác sỹ Thái Thọ - Trưởng khoa Nội tiết, BVĐK Hà Tĩnh hướng dẫn người bệnh cách kiểm soát đường huyết để tranh gây ra những biến chứng nặng nề, nguy hiểm.

Theo các bác sỹ, biến chứng của THA và ĐTĐ để lại thường rất nặng. Việc điều trị các biến chứng thường khó khăn và lâu dài, chi phí rất lớn do phải điều trị dài ngày (hầu như suốt quãng đời còn lại), phải sử dụng thuốc và phương tiện kỹ thuật đắt tiền, đó là chưa kể chi phí do người nhà phải chăm sóc…

Ngoài ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng, bệnh nhân THA, ĐTĐ còn trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội!

(Còn nữa...)

Chủ đề Sức khỏe cộng đồng

Đọc thêm

Thức ăn chế biến sẵn - tiện lợi có đi liền tiềm ẩn rủi ro?

Thức ăn chế biến sẵn - tiện lợi có đi liền tiềm ẩn rủi ro?

Nhiều năm trở lại đây, thực phẩm chế biến sẵn được tiêu thụ ngày càng nhiều bởi sự tiện lợi, giá cả phải chăng và khẩu vị tương đối phù hợp với nhiều người dân Hà Tĩnh. Song, đằng sau sự tiện lợi đó liệu có tiềm ẩn những rủi ro về an toàn thực phẩm.
Ẩn họa từ đồ ăn gắn mác "nội địa Trung"

Ẩn họa từ đồ ăn gắn mác "nội địa Trung"

Đồ ăn vặt “nội địa Trung” xuất hiện ngày càng phổ biến ở các chợ mạng, quầy tạp hóa tại Hà Tĩnh nhưng phần lớn không có tem nhãn phụ bằng tiếng Việt, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại sức khỏe.
Sống khỏe cùng BHT: Khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ nhỏ

Sống khỏe cùng BHT: Khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ nhỏ

Trẻ bị rối loạn ngôn ngữ sẽ gặp khó khăn trong giao tiếp bằng lời nói, bày tỏ ý tưởng, cảm xúc với người xung quanh. Vậy đâu là các dấu hiệu nhận biết? Cách khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ ra sao? Bác sĩ Bùi Thị Tiến - Phòng khám Âm ngữ trị liệu, Khoa Y học cổ truyền – Phục hồi chức năng (Bệnh viện Đa khoa TTH Hà Tĩnh) sẽ tư vấn trong chương trình Sống khỏe cùng BHT.
Người mang ánh sáng trở về

Người mang ánh sáng trở về

Với bác sĩ chuyên khoa II Võ Tá Thiện - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn Hà Tĩnh, ca phẫu thuật không chỉ là nhiệm vụ y khoa, mà còn là một hành trình giúp bệnh nhân “nhìn lại cuộc đời” theo đúng nghĩa đen.
Chuyện sau những tia xạ chữa ung thư ở Hà Tĩnh

Chuyện sau những tia xạ chữa ung thư ở Hà Tĩnh

Trung tâm Xạ trị kỹ thuật cao - BVĐK tỉnh Hà Tĩnh đang từng ngày viết nên những câu chuyện hồi sinh từ lòng tin, từ nội lực ngành y tế địa phương và từ sự đồng hành của y học hiện đại.
"Thần y" chữa bách bệnh tại Hà Tĩnh: Vì sao không phép vẫn hoạt động nhiều năm?

"Thần y" chữa bách bệnh tại Hà Tĩnh: Vì sao không phép vẫn hoạt động nhiều năm?

Chữa bệnh không phép, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của nhiều người, thế nhưng cơ sở khám, chữa bệnh của ông Dương Văn Ngọ (ở xã Thạch Trị, TP Hà Tĩnh) vẫn ngang nhiên hoạt động. Câu hỏi đặt ra là công tác kiểm tra, xử lý vi phạm của địa phương, ngành chức năng vì sao chưa phát huy hiệu quả?