Tập trung phục hồi sản xuất, ổn định cuộc sống vùng ảnh hưởng sự cố môi trường

(Baohatinh.vn) - Chiều 15/11, dưới sự chủ trì của Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn, Ban chỉ đạo phục hồi phát triển sản xuất, ổn định đời sống nhân dân và đảm bảo an ninh trật tự sau sự cố môi trường họp đánh giá tình hình và triển khai một số nhiệm vụ thời gian tới.

tap trung phuc hoi san xuat on dinh cuoc song vung anh huong su co moi truong

Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn: Cần tiếp tục quan tâm công tác tổ chức phát triển sản xuất để người dân sớm ổn định cuộc sống.

Theo kết quả kê khai bồi thường thiệt hại, bước đầu, toàn tỉnh có 6.983 tàu cá, 2.259 ha ao, hồ nuôi, bãi triều, 31.692m3 lồng bè, 127 ha muối, 47.960 lao động bị ảnh hưởng sự cố môi trường biển. Giá trị thiệt hại sau kê khai, áp giá là 1.947,24 tỷ đồng.

tap trung phuc hoi san xuat on dinh cuoc song vung anh huong su co moi truong

Ông Nguyễn Quốc Hà – Chủ tịch UBND thị xã Kỳ Anh: Đến nay, 7 thôn ở Kỳ Hà và Kỳ Lợi đã phối hợp kê khai và đã cơ bản hoàn thành; hiện đang niêm yết công khai ở các xóm. Huyện cố gắng thẩm định trong tháng 11 này.

Đến hết ngày 14/11/2016, các địa phương đã phê duyệt 596,32 tỷ đồng. Hội đồng cấp tỉnh đã thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt 396,17 tỷ đồng. Hiện các địa phương đã chi trả được 81,79 tỷ đồng...

tap trung phuc hoi san xuat on dinh cuoc song vung anh huong su co moi truong

Ông Nguyễn Văn Việt - Giám đốc Sở NN&PTNT: Lượng tàu thuyền đánh bắt đã tăng và dần ổn định đi vào sản xuất; sản lượng khai thác được thu mua và tiêu thụ hết; giá bán sản phẩm đang tăng dần…

Hoạt động khai thác thủy sản đang phục hồi và dần đi vào ổn định với trên 70% tàu khai thác ven bờ công suất dưới 90 CV hoặc không lắp máy hoạt động; trên 85% tàu trên 90 CV đã ra khơi. Sản phẩm đánh bắt đã được thu mua hết... Đối với 151 lô hải sản tồn kho an toàn (tương ứng 1.188,2 tấn), Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản đã cấp giấy chứng nhận ATVSTP để các cơ sở tiêu thụ.

tap trung phuc hoi san xuat on dinh cuoc song vung anh huong su co moi truong

Ông Võ Tá Đinh- Giám đốc Sở TN&MT: Hiện nay, quy trình xử lý cá nhiễm khuẩn đã làm xong, Bộ TN&MT đang xin ý kiến các chuyên gia. Ngành đang duy trì quan trắc tuần 2 lần để giám sát việc xả thải của Formosa.

Thời gian tới, tỉnh tăng cường chỉ đạo hoàn thành công tác thẩm định, áp giá, phê duyệt cho các đối tượng bị ảnh hưởng; tiếp tục thực hiện việc kê khai, xác định thiệt hại; đẩy nhanh tiến độ giải ngân, phấn đấu hoàn thành việc phê duyệt, chi trả tiền đã tạm cấp đợt 1 trong tháng 11/2016.

tap trung phuc hoi san xuat on dinh cuoc song vung anh huong su co moi truong

Ông Nguyễn Trọng Sơn - Giám đốc Sở Tài chính, Chủ tịch Hội đồng thẩm định thiệt hại do sự cố môi trường: Đến nay, hồ sơ thẩm định không có tồn đọng ở tỉnh. Các huyện cần tập trung đẩy nhanh tiến độ thẩm định để trình Hội đồng phê duyệt, cố gắng 30/11 giải ngân xong đợt 1 này.

Tại cuộc họp, các đại biểu đã tập trung thảo luận xung quanh các nội dung: công tác tổ chức sản xuất, ổn định đời sống; giải quyết lượng thủy sản tồn đọng ở các kho đông; đẩy nhanh tiến độ chi trả; việc bổ sung các đối tượng ảnh hưởng và những kiến nghị của người dân; giải pháp tháo gỡ khó khăn; vấn đề giám sát môi trường ở Formosa…

tap trung phuc hoi san xuat on dinh cuoc song vung anh huong su co moi truong

Phó chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn phát biểu tại cuộc họp

Kết luận cuộc họp, Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn cho rằng, thời gian qua, BCĐ và các ngành, địa phương đã có nhiều nỗ lực trong việc kê khai, chi trả, phục hồi sản xuất sau sự cố môi trường.

Tuy nhiên, một số nơi, vai trò các ngành chưa cao, thiếu quyết liệt, sâu sát nên còn để tồn đọng kéo dài; công tác kê khai, chi trả thiệt hại cũng như tổ chức phục hồi sản xuất còn chậm...

Xung quanh vấn đề bổ sung đối tượng thiệt hại, các đơn vị cần tiếp thu, làm rõ các nội dung liên quan, tạo sự đồng thuận trong nhân dân. Liên quan đến số hải sản tồn kho, cần chủ động thực hiện các nội dung liên quan để khi có thông báo của trung ương, sẽ thực hiện giải quyết ngay theo đúng trình tự, quy định. Sở TN&MT và Tổ công tác, theo chức năng của mình, phải giám sát thường xuyên, liên tục; tiếp tục quan tâm công tác tổ chức phát triển sản xuất để người dân sớm ổn định cuộc sống.

Chủ đề BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Chủ đề Hoạt động của lãnh đạo tỉnh

Đọc thêm

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.
Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Nông dân Hà Tĩnh cần theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu keo, bệnh khô vằn, đốm lá... gây hại trên một số diện tích ngô đông để tránh ảnh hưởng năng suất.