Tết Đoan ngọ - tết về bên cha mẹ

(Baohatinh.vn) - Ngày 5/5 âm lịch - tết Đoan Ngọ, “tết diệt sâu bọ” với rất nhiều người dân Việt Nam là tết tạ ơn trời đất, tổ tiên và mừng mùa vụ thắng lợi. Và với nhiều người dân ở Hà Tĩnh, đây còn là tết đặc biệt dành riêng cho cha mẹ.

Theo quan niệm của người xưa, tết Đoan Ngọ còn được gọi với cái tên khá dân dã đó chính là “Tết diệt sâu bọ”. Hiểu đơn giản, đây chính là ngày phát động bắt sâu bọ, tiêu diệt các loài sâu bệnh gây hại cho cây trồng.

Vào ngày này, các gia đình thường chuẩn bị mâm cúng dâng lên ban thờ tổ tiên nhằm thể hiện tấm lòng thành kính của con cháu đối với ông bà, tổ tiên. Đồng thời, là dịp để cảm tạ trời đất và cầu mong cho mùa màng bội thu, các thành viên trong gia đình luôn mạnh khỏe, tránh được bệnh tật...

Tết Đoan Ngọ cũng là dịp để các thành viên trong gia đình quây quần bên nhau cùng hưởng những thành quả lao động sau một năm làm lụng vất vả.

Tết Đoan ngọ - tết về bên cha mẹ

Các món ăn thường được sắm sanh làm món cúng ngày Tết Đoan ngọ. Ảnh tổng hợp Internet.

Với người dân vùng núi Hương Khê, Vũ Quang…, tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5 âm lịch còn là dịp để con cháu dâu rể đi lễ tết bố mẹ.

Không ai rõ tục lệ này bắt nguồn từ đâu và có từ bao giờ, nhưng từ khi lớn lên, mỗi dịp 5/5 âm lịch tôi đều thấy cha mẹ đi chợ từ sớm để chuẩn bị đồ lễ. Ngoài chuẩn bị mâm cỗ cúng ở bàn thờ gia đình, cha mẹ sẽ mua những món ăn ngon mang lên nhà biếu ông bà nội ngoại và cùng ăn bữa cơm với ông bà.

Lễ tết này có ý nghĩa đặc biệt hơn với những người chuẩn bị cưới hoặc vừa mới cưới. Bởi, theo lưu truyền, đây là dịp để con rể, con dâu mới bày tỏ lòng biết ơn tới cha mẹ vợ, cha mẹ chồng đã nuôi dưỡng, sinh thành ra vợ, chồng cho mình.

Tết Đoan ngọ - tết về bên cha mẹ

Bữa cơm đoàn viên cùng cha mẹ trong ngày 5/5 cốt ở tấm lòng hiếu thảo con cái dành cho bậc sinh thành.

Ngày trước cuộc sống khó khăn, món quà lễ biếu các bậc phụ mẫu trong ngày lễ 5/5 thường là bát bún thịt, chiếc bánh đa vừng hay đĩa lòng lợn luộc. Bây giờ khi cuộc sống khá giả hơn, tùy vào khả năng của mình, những đứa con có thể chuẩn bị biếu bố mẹ những thực phẩm đắt tiền hơn như tôm, cua, bào ngư… Nhưng dẫu là món ăn gì, cái cốt ở đó chính là tấm lòng hiếu thảo con cái dành cho bậc sinh thành.

Đến bây giờ, khi ông bà không còn nữa nhưng cứ vào mỗi dịp 5/5 âm lịch, thay bằng những bát bún, chiếc bánh đa… cha mẹ tôi lại tất bật chuẩn bị cỗ cúng, hương hoa để dâng lên ban thờ, tưởng nhớ ông bà.

Những tục lệ đi tết cha mẹ vào ngày 5/5 âm lịch từ xa xưa vẫn đang được nhiều gia đình ở quê tôi duy trì cho đến nay và trở thành một nét đẹp trong truyền thống văn hóa.

Ngày 5/5 âm lịch không chỉ nhắc nhớ chúng tôi về một tục lệ dân gian hay một mốc thời gian mùa vụ mà còn là bài học giáo dục lễ nghĩa, lòng biết ơn, hiếu thảo.

Vào ngày này, nếu còn được nấu cho cha mẹ một bữa cơm, được trở về sum vầy đoàn viên bên gia đình đó là niềm hạnh phúc lớn lao nhất; rằng mình vẫn còn cha mẹ bên cạnh để báo đáp, để ấp ôm trở về!

Chủ đề NGƯỜI HÀ TĨNH

Đọc thêm

Infographic: Lộ trình sáp nhập tỉnh thành, tinh giảm xã

Hà Tĩnh trong cảm nhận của con em xa quê

Lễ, tết là dịp nghỉ ngơi, du lịch với nhiều người, nhưng với người con Hà Tĩnh, đó còn là cơ hội trở về quê hương, gắn kết gia đình và cảm nhận những đổi thay nơi chôn nhau cắt rốn.
Hạnh phúc, tự hào và thương nhớ khôn nguôi

Hạnh phúc, tự hào và thương nhớ khôn nguôi

Sự kiện lịch sử giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước đã đi qua trọn vẹn nửa thế kỷ nhưng trong tâm cảm của hàng chục triệu người dân Việt Nam và những người con Hà Tĩnh, vẫn vẹn nguyên niềm hạnh phúc, tự hào và nỗi nhớ thương đồng đội, người thân không trở về.
Những con đường huyền thoại tiếp nối tương lai

Những con đường huyền thoại tiếp nối tương lai

Trong kháng chiến chống Mỹ, Hà Tĩnh là điểm trọng yếu trên tuyến chi viện miền Nam, hứng chịu hàng vạn tấn bom đạn. Ngày nay, chiến tranh đã lùi xa, những con đường huyền thoại năm xưa vẫn tràn đầy sức sống, góp phần vào sự phát triển mạnh mẽ của tỉnh nhà.
Xanh lại những "tọa độ lửa" ở Hà Tĩnh

Xanh lại những "tọa độ lửa" ở Hà Tĩnh

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, những tọa độ lửa như núi Nài, Ngã ba Đồng Lộc, Làng K130… của Hà Tĩnh đã cùng quân dân cả nước làm nên đại thắng mùa xuân 1975.
 Thạch Hà - vùng đất giàu truyền thống văn hóa và khoa bảng

Thạch Hà - vùng đất giàu truyền thống văn hóa và khoa bảng

Với lịch sử 1020 năm phát triển, các thế hệ người dân Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã chinh phục thiên nhiên, chung lưng đấu cật, gắn bó đoàn kết, xây dựng mảnh đất này ngày càng phát triển, trở thành vùng quê giàu bản sắc văn hóa, có nhiều người đỗ đạt khoa bảng.
Người miệt mài tìm “cái đẹp” của văn chương

Người miệt mài tìm “cái đẹp” của văn chương

Với nhiều tâm huyết, nhà nghiên cứu Hà Quảng là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam duy nhất ở Hà Tĩnh đạt nhiều giải thưởng lớn cấp tỉnh và cấp Trung ương về lĩnh vực lý luận, phê bình văn học.
Chỉ huy trưởng lực lượng biệt động Sài Gòn quê Hà Tĩnh là ai?

Chỉ huy trưởng lực lượng biệt động Sài Gòn quê Hà Tĩnh là ai?

Đại tá Tư Chu - Chỉ huy trưởng lực lượng biệt động quân khu Sài Gòn - Gia Định là một người con của quê hương Hà Tĩnh. Ông là người kiến tạo các cách đánh “xuất quỷ nhập thần”, là cái tên đứng đằng sau nhiều chiến công huyền thoại của biệt động Sài Gòn.
Trung úy công an đam mê nghiên cứu khoa học

Trung úy công an đam mê nghiên cứu khoa học

Bằng niềm đam mê nghiên cứu khoa học, Trung úy Phạm Minh Hiếu - Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an Hà Tĩnh đã biến rác hữu cơ thành tài nguyên, giải quyết bài toán khó về xử ý ô nhiễm môi trường
Thiêng liêng tiếng gọi cội nguồn

Thiêng liêng tiếng gọi cội nguồn

Từ chỗ là hoạt động tín ngưỡng của người dân địa phương, lễ giỗ Quốc Tổ Hùng Vương ở TX Hồng Lĩnh đã trở thành lễ hội được cấp ủy, chính quyền và Nhân dân Hà Tĩnh quan tâm, thu hút đông đảo người dân tham gia.