(Baohatinh.vn) - Trong tổng số 9 sản phẩm được đánh giá, phân hạng đợt 3/2023, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã rà soát, đánh giá 4 sản phẩm đạt OCOP 3 sao và đề xuất tỉnh công nhận 1 sản phẩm 4 sao.
Chiều 22/12, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Thạch Hà tiến hành kiểm tra, soát xét các cơ sở sản xuất - kinh doanh và đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đợt 3 năm 2023.
Phó Chủ tịch UBND huyện Nguyễn Văn Sáu chủ trì đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Thạch Hà
Các sản phẩm được đánh giá, phân hạng đợt 3 gồm: trà gạo lứt Omega An Phát; kẹo cu đơ Phong Nga; bánh chưng, bánh tét Ngô Chất; giò lụa Xuân Thành; kẹo cu đơ Lệ Phương; giò lụa, giò lắt Thành Duẩn; nấm sò muối chua ngọt Phú Cường; giò bột Tuyết Hoa; muối lạc vừng Nam Phong.
Các sản phẩm được đưa vào đánh giá, phân hạng đợt 3.
Tại buổi đánh giá, các chủ cơ sở đã trình bày, giới thiệu sản phẩm và trả lời các nội dung liên quan do thành viên hội đồng yêu cầu.
Tiếp đó, thành viên hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm theo các tiêu chí cụ thể như: nguyên liệu; đóng gói, bao bì sản phẩm, tem nhãn hàng hoá; khả năng phân phối, tiếp thị, quảng bá sản phẩm; các công bố chất lượng sản phẩm theo quy định...
Các thành viên hội đồng cũng góp ý một số nội dung liên quan đến hồ sơ thủ tục, mẫu mã bao bì, nhà xưởng sản xuất... nhằm tiếp tục hoàn thiện, nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm.
Trước đó, các thành viên hội đồng đã trực tiếp đến kiểm tra tại các cơ sở sản xuất, đồng thời soát xét hồ sơ liên quan.
Sản phẩm kẹo cu đơ Phong Nga được đề xuất xem xét công nhận sản phẩm đạt OCOP 4 sao.
Tại buổi đánh giá, từ 9 sản phẩm được đưa ra đánh giá, đề xuất, có 4 sản phẩm đủ điều kiện đề xuất UBND huyện công nhận sản phẩm OCOP 3 sao gồm: giò lụa Xuân Thành; bánh chưng, bánh tét Ngô Chất; giò bột Tuyết Hoa; muối lạc vừng Nam Phong; 1 sản phẩm được đề xuất tỉnh xem xét, công nhận sản phẩm đạt 4 sao là kẹo cu đơ Phong Nga.
Đến thời điểm này, toàn huyện Thạch Hà có 27 sản phẩm OCOP 3 sao; từ đầu năm đến nay, toàn huyện công nhận 4 sản phẩm OCOP 3 sao.
Thời tiết nồm ẩm, sương mù dày đặc xen kẽ các ngày nắng cùng với nguồn bệnh có sẵn trên đồng ruộng tiềm ẩn nguy cơ bùng phát bệnh đạo ôn cổ bông trên lúa xuân ở Hà Tĩnh.
UBND tỉnh Hà Tĩnh chỉ đạo rà soát, kiện toàn ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp, các ngành để chủ động thực hiện nhiệm vụ được giao.
Bà con nông dân ở xã Xuân Hồng (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đang tích cực bám đồng, vớt vát vụ dưa hấu sau nhiều lần bị thiệt hại do thời tiết bất lợi và gặp sâu bệnh.
Ngôi sao hợp tác xã “CoopStar Awards” năm 2025 là phần thưởng xứng đáng cho nỗ lực đổi mới, xây chuỗi dịch vụ hiệu quả của HTX Dịch vụ nông nghiệp Quỳnh Lương (Hà Tĩnh).
Các địa phương phải báo cáo đầy đủ, kịp thời tình hình sản xuất, diện tích lúa nhiễm bệnh và công tác chỉ đạo phòng trừ dịch bệnh về UBND tỉnh Hà Tĩnh trước 16 giờ hằng ngày.
Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành, địa phương tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc - xin phòng bệnh đợt 1 năm 2025 cho đàn vật nuôi, hoàn thành trước ngày 30/5/2025.
Từ tiềm năng lợi thế của địa phương, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đã tập trung chỉ đạo phát triển mạnh các sản phẩm OCOP, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.
Theo CHESH, việc thực hiện các phương pháp nông nghiệp mới cần phải cân nhắc kỹ lưỡng, nhằm đảm bảo sự bền vững cho cả hệ thống rừng, rẫy và ruộng ở Việt Nam.
Chi cục Trồng trọt và Chăn nuôi Hà Tĩnh đề nghị, ngoài bệnh đạo ôn cổ bông, cần chủ động kiểm tra, theo dõi các đối tượng dịch hại khác để có biện pháp phòng trừ kịp thời.
Công trình đường điện thắp sáng làng quê của thôn 8, xã Hương Long, Hương Khê (Hà Tĩnh) có tổng mức đầu tư trên 70 triệu đồng từ nguồn kêu gọi con em xa quê, đóng góp của người dân...
Hà Tĩnh tiếp tục xây dựng, nhân rộng các mô hình hợp tác xã kiểu mới gắn với chuỗi giá trị hàng hóa chủ lực, quy mô lớn, theo hướng liên kết vùng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động.
Những kết quả đạt được sẽ là tiền đề để huyện miền núi Vũ Quang (Hà Tĩnh) ngày càng vững mạnh, hoàn thiện bộ mặt nông thôn mới, góp phần nâng cao đời sống cho Nhân dân.
Tùy tiện sử dụng giống ngoài cơ cấu, một số bà con nông dân Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã vô tình tạo "mồi lửa" cho bệnh đạo ôn lá phát sinh trên nhiều diện tích lúa xuân tại địa bàn.
Giống tỏi tía trồng ở Lộc Yên (Hương Khê, Hà Tĩnh) có vị cay đậm, nhiều tinh dầu nên rất được thị trường ưa chuộng. Vụ sản xuất năm nay, người trồng tỏi có thu nhập trung bình 15 - 20 triệu/sào.
Được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, xã Quang Vĩnh (huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh) đặt mục tiêu tiếp tục củng cố, nâng chất các tiêu chí nhằm nâng cao đời sống Nhân dân.
Chuyển đổi số trong xây dựng NTM đang được Hà Tĩnh từng bước triển khai, với mục tiêu hướng đến là xây dựng nông thôn hiện đại, nông dân văn minh. Tuy nhiên, quá trình thực hiện đang bộc lộ nhiều khó khăn, bất cập.
Giữa khúc giao mùa cuối xuân, đầu hạ, những cánh đồng lúa lại rạo rực vào thì con gái, chuẩn bị cho hành trình sinh trưởng mới giữa những mong ngóng, đợi chờ của người nông dân.
Từng được biết là vùng đất “rừng thiêng nước độc”, cụm kinh tế mới Khe Thờ (thị trấn Đồng Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh) nay đang đổi thay nhờ phát triển kinh tế vườn đồi.
CLB nông dân sản xuất kinh doanh giỏi ở Hà Tĩnh đang góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, tạo khí thế thi đua sôi nổi và lan tỏa cách làm giàu đến hội viên nông dân.
Công ty CP Đầu tư và Thương mại Hoàng Gia Phát hỗ trợ hơn 1 tỷ đồng để xây tuyến đường nhựa đại đoàn kết ven kênh N2 kết nối khu tổ hợp dân cư xã Cẩm Quan (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh)
Từ trăn trở nâng cao giá trị của lươn không bùn, ông Nguyễn Minh Hà (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã mạnh dạn đầu tư và phát triển sản phẩm lươn sấy đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao.
Nhiều sâu bệnh gây hại vụ xuân khiến nông dân Hà Tĩnh tăng dùng thuốc bảo vệ thực vật, dẫn đến lạm dụng, ảnh hưởng đến hệ sinh thái đồng ruộng và sức khỏe con người.
Sở hữu ngư trường rộng lớn cùng nguồn hải sản phong phú, giá trị, mùa hè là lúc ngư dân các làng chài ven biển Hà Tĩnh hào hứng ra khơi, mang về "lộc biển" phục vụ khách du lịch gần xa.
Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh giao các sở ngành, đơn vị, địa phương liên quan thực hiện cấp phát, giải ngân nguồn vốn kịp thời; quản lý, sử dụng, thanh quyết toán kinh phí đảm bảo đúng quy định.