Thiếu tướng Lê Năm - xanh mãi “bóng thông Ngàn Hống”

(Baohatinh.vn) - Ở tuổi thất thập cổ lai hy, Thiếu tướng, Thầy thuốc nhân dân, Giáo sư, Tiến sỹ Lê Năm vẫn luôn toát lên phong thái nghiêm nghị của một vị tướng, sự nhân hậu, từ tâm của một thầy thuốc và sự khiêm nhường của một “bóng thông Ngàn Hống”. Nhân dịp bước vào năm 2022, phóng viên Báo Hà Tĩnh đã có cuộc trò chuyện với ông.

Video: Thiếu tướng Lê Năm chia sẻ về tình yêu dành cho quê hương Hà Tĩnh

- Chào ông, không khí ngày xuân thật phù hợp để hoài niệm về quá khứ, ông có thể chia sẻ với độc giả Báo Hà Tĩnh về tuổi thơ của mình không?

Tôi sinh ra ở làng quê nghèo Hồng Lộc, Lộc Hà. Thuở nhỏ, nhà tôi nghèo lắm, cha tôi thường xuyên đau yếu, mẹ lại mù lòa. Năm học lớp 4, tôi đã trở thành lao động chính trong gia đình bởi các chị đều đã đi lấy chồng. Hoàn cảnh càng khó khăn càng hun đúc ý chí học hành trong tôi. Năm lớp 4, tôi đã vinh dự được tham gia Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ toàn tỉnh và năm lớp 8 được cử đi học lớp nhận thức Đảng. Ý chí, nghị lực đó một phần được bắt nguồn từ cha tôi - một cán bộ tiền khởi nghĩa quả cảm.

Thiếu tướng Lê Năm - xanh mãi “bóng thông Ngàn Hống”

Thiếu tướng Lê Năm trò chuyện cùng phóng viên Báo Hà Tĩnh.

- Vâng, tôi đang cảm nhận được niềm tự hào của ông về người cha kính yêu! Ông có thể chia sẻ thêm với bạn đọc về vị thân sinh của mình?

Cha tôi là cụ Lê Bảng (1905-1979) - một cán bộ cách mạng đã có nhiều dấu ấn trong các phong trào của quê hương. Cha tôi hoạt động cách mạng từ năm 1929, trong tổ chức Đông Dương Cộng sản Liên đoàn ở Can Lộc, là một trong những đảng viên đầu tiên của Chi bộ Phù Lưu Thượng (nay là Đảng bộ xã Hồng Lộc). Tháng 8/1931, cha tôi bị bắt giam, dù bị địch tra tấn dã man nhưng ông vẫn một lòng kiên trung với Đảng.

Năm 1934, sau khi được thả, ông tiếp tục hăng hái tham gia hoạt động, góp phần gây dựng phong trào cách mạng trên quê hương Hà Tĩnh. Đặc biệt, ngày 17/8/1945, trong cuộc biểu tình khởi nghĩa giành chính quyền của Ban Mặt trận Việt Minh ở huyện lỵ Can Lộc, cha tôi chính là người đã hạ cờ của chính phủ bù nhìn, kéo cờ đỏ sao vàng của Việt Minh tung bay trên đỉnh kỳ đài trước huyện đường, đánh dấu mốc son chói lọi của Can Lộc - địa phương đầu tiên trong toàn tỉnh giành được chính quyền.

Thiếu tướng Lê Năm - xanh mãi “bóng thông Ngàn Hống”

“Cuộc đời đấu tranh cách mạng của cha là tấm gương để tôi soi mình, nỗ lực cống hiến”- Thiếu tướng Lê Năm.

Khi trở về với gia đình, cha thường xuyên đau ốm và tôi sớm phải thay ông cáng đáng việc nhà. Tôi luôn tự hào và lấy cuộc đời đấu tranh cách mạng của ông làm tấm gương để soi mình, để nỗ lực hơn trong cuộc sống!

- Liệu có phải tình trạng sức khỏe của cha mẹ chính là nguyên nhân để ông đến với ngành y?

Đúng thế, chứng kiến cảnh cha mẹ sống trong bệnh tật, tôi đã tự nhủ mình phải học hành thật tốt để có thể trở thành thầy thuốc cứu giúp mọi người. Năm 1970, tôi đã đăng ký đầu vào tại Học viện Quân y nhưng lại được sắp xếp học Đại học Thương nghiệp. Sau đó, theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, tôi và bạn bè xếp bút nghiên nhập ngũ, vào Nam chống Mỹ (1972). Như duyên trời định, năm 1973, sau khi Hiệp định Paris được ký kết, tôi được quân đội điều động đi học ở Học viện Quân y để phục vụ chiến trường.

Thiếu tướng Lê Năm - xanh mãi “bóng thông Ngàn Hống”

Thiếu tướng Lê Năm cùng vợ về thăm quê dịp cuối tháng 12/2021.

- Được công nhận là bác sỹ chuyên gia hàng đầu của ngành bỏng Việt Nam, vậy thành tựu ông tâm đắc là gì?

Điều tâm đắc lớn nhất của tôi chính là được làm nghề chữa bệnh cứu người và đã cứu chữa thành công cho nhiều bệnh nhân. Tôi rất hạnh phúc khi những đề tài, công trình nghiên cứu của mình đã được ứng dụng thành công trong điều trị bỏng như: dùng bì da lợn bảo quản lạnh điều trị vết thương bỏng; ghép da điều trị bỏng sâu do luồng điện; dùng da của người thân để phủ tạm thời bệnh nhân bị bỏng sâu, diện rộng...

Tôi luôn cảm thấy mình may mắn khi Đảng và Nhà nước đã trao cho tôi nhiều cơ hội. Từ việc được cử đi học ngành y đến đi tu nghiệp ở nước ngoài, sau nữa là được bổ nhiệm những vị trí quan trọng, giúp tôi thuận lợi hơn khi thực hiện được những điều tôi ấp ủ… Đó cũng chính là cơ hội để tôi được cống hiến nhiều hơn cho y khoa, giúp đỡ được nhiều bệnh nhân hơn, góp phần dựng xây quê hương, đất nước.

Thiếu tướng Lê Năm - xanh mãi “bóng thông Ngàn Hống”

Thiếu tướng, Giáo sư Lê Năm (bên phải) thăm khám bệnh nhân điều trị tại Viện Bỏng quốc gia. Ảnh: tư liệu

“Quê hương mỗi người chỉ một”, ông luôn dành những tình cảm đặc biệt cho đất và người Hà Tĩnh. Trong đó, việc xây dựng Khu di tích Lê Hữu Trác (Hương Sơn) là một trong những hành động tri ân tiền nhân, tri ân quê hương. Bây giờ, ông sẽ vẫn hướng về quê hương Hà Tĩnh theo cách riêng của mình chứ?

Bao nhiêu năm đi xa là bấy nhiêu thời gian tôi hướng lòng mình về quê nhà, tôi nghĩ người ta có nhiều cách để tri ân quê hương. Bây giờ, tuy đã nghỉ hưu nhưng tôi vẫn cộng tác với Viện Bỏng quốc gia, hướng dẫn nghiên cứu sinh và giảng bài tại Học viện Quân y... Đó cũng là cơ hội để tôi có thể tiếp tục hỗ trợ sinh viên người Hà Tĩnh, giúp đỡ bệnh nhân người Hà Tĩnh.

Đặc biệt, tháng 1/2021 vừa qua, tôi đã cùng với anh em là y, bác sỹ, thầy thuốc (đang công tác hoặc nghỉ hưu) thành lập Hội Thầy thuốc Hà Tĩnh ở Hà Nội nhằm giúp đỡ những bệnh nhân Hà Tĩnh ra Hà Nội chữa bệnh; hỗ trợ đào tạo đội ngũ y, bác sỹ cho các bệnh viện ở Hà Tĩnh...

Thiếu tướng Lê Năm - xanh mãi “bóng thông Ngàn Hống”

Thiếu tướng Lê Năm (thứ 3 từ trái sang) chụp ảnh lưu niệm tại Khu di tích Lê Hữu Trác. Ảnh: Minh Lý

Xin cảm ơn ông và chúc ông xuân mới sẽ xanh mãi như “bóng thông Ngàn Hống”, tiếp tục “reo vang” trên bầu trời y học bằng những thành tựu mới.

Cám ơn bạn, nhân đây cho tôi được gửi lời chúc Đảng bộ và Nhân dân Hà Tĩnh một năm mới bình an, vững vàng vượt qua những khó khăn do dịch bệnh COVID-19, giành được những thành tựu mới!

Thiếu tướng Lê Năm sinh năm 1952 tại xã Hồng Lộc (Lộc Hà). Năm 1979, sau khi tốt nghiệp Học viện Quân y, ông được điều về và được bổ nhiệm làm Trưởng khoa Ngoại tại Bệnh viện Quân khu IV. Năm 1987, ông được cử đi thực tập tại Liên Xô cũ và bảo vệ thành công luận án tiến sỹ chuyên ngành bỏng. Năm 1991, ông trở về nước công tác tại Bệnh viện 103. Năm 2000, ông được bổ nhiệm chức Giám đốc Viện Bỏng quốc gia Lê Hữu Trác. Năm 2008, ông được Nhà nước phong quân hàm Thiếu tướng.

Thiếu tướng, Thầy thuốc nhân dân, Giáo sư, Tiến sỹ Lê Năm đã có hàng chục công trình nghiên cứu khoa học các cấp được đưa vào ứng dụng trong thực tiễn. Ông cũng là tác giả của 8 đầu sách nghiên cứu, hơn 100 bài báo khoa học được trình bày tại các hội thảo trên khắp thế giới. Ông đã được Nhà nước trao tặng Huân chương Chiến công hạng Nhất, bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cùng nhiều huân huy chương, bằng khen khác. Năm 2013, ông được vinh danh là trí thức tiêu biểu Việt Nam trên mặt trận KT-XH…

Chủ đề NGƯỜI HÀ TĨNH

Chủ đề Đời sống văn hóa

Đọc thêm

Diễn xướng “Duyên tình biển mặn”

Diễn xướng “Duyên tình biển mặn”

Tiết mục: Diễn xướng “Duyên tình biển mặn” (soạn lời và chỉnh lý: Văn Mạnh, Sỹ Chinh) do Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh Hà Tĩnh biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Chợ phiên - nét văn hóa truyền thống

Chợ phiên - nét văn hóa truyền thống

Tháng Chạp về, khi đào, mai bắt đầu ươm nụ trên những làng quê Hà Tĩnh, lòng tôi lại háo hức chờ đợi những buổi chợ phiên truyền thống, để được hòa mình trong không gian văn hóa quê hương.
Tỏa sáng di sản y học cổ truyền Hải Thượng Lãn Ông

Tỏa sáng di sản y học cổ truyền Hải Thượng Lãn Ông

Kế thừa, phát huy giá trị di sản y học cổ truyền của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, các bệnh viện, Hội Đông y Hà Tĩnh và cả nước ngày càng nâng cao hiệu quả hoạt động, khẳng định vai trò trong công tác chữa bệnh cứu người.
“Tấm căn cước” quý giá

“Tấm căn cước” quý giá

Nơi ấy, trên bản đồ hình chữ S của nước Việt ngàn năm là dải đất nhỏ hẹp, “đòn gánh gánh hai đầu đất nước”. Nơi ấy, bên dòng sông Lam trong xanh và núi Hồng sừng sững, những cư dân nhiều đời đã làm nên bao huyền thoại, tạo dựng một vùng văn hóa giàu bản sắc: văn hóa Hồng Lam. Đó là “tấm căn cước” quý giá, riêng có của Hà Tĩnh.
Dấu ấn cố hương trong “Thượng Kinh ký sự”

Dấu ấn cố hương trong “Thượng Kinh ký sự”

Tác phẩm “Thượng kinh ký sự” của Đại danh y Lê Hữu Trác bên cạnh trường đoạn nói về nỗi nhớ nơi ẩn cư ở quê mẹ ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) là trường đoạn nói về nỗi nhớ cố hương da diết với rất nhiều hoài niệm.
Noel ấm áp, an lành

Noel ấm áp, an lành

Những ngày này, nhiều làng quê Hà Tĩnh lại rộn ràng không khí chờ đón lễ Noel. Dẫu không phải người xứ đạo nhưng tôi đã thấy mùa Giáng sinh ấm áp đang lan tỏa trong mình.
“Hành giả” Stêphannô Nguyễn Khắc Dương

“Hành giả” Stêphannô Nguyễn Khắc Dương

Trong cộng đồng Thiên Chúa giáo Việt Nam hiện nay, Stêphannô Nguyễn Khắc Dương, quê ở xã An Hòa Thịnh (Hương Sơn, Hà Tĩnh) là một tu sĩ được rất nhiều giám mục, linh mục, chức sắc tôn giáo, đồng bào có đạo biết đến và rất kính trọng.
Đoàn kết lương giáo - tô điểm quê hương

Đoàn kết lương giáo - tô điểm quê hương

Với tinh thần “Sống tốt đời, đẹp đạo”, đồng bào công giáo Hà Tĩnh đã tích cực gắn kết lương giáo, chung sức xây dựng, điểm tô cho bức tranh quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Thành Sen - thành phố bên bờ biển

Thành Sen - thành phố bên bờ biển

Một chiều như mọi chiều, tôi lại chạy xe chầm chậm trên những con phố cổ xưa của Thành Sen để ngắm nhìn những sắc màu mới đan xen màu ký ức. Xuôi về phía biển, một cảm giác vừa lạ lẫm, vừa hân hoan dào lên trong tôi - thành phố Hà Tĩnh đã mở rộng về bốn phía, làm dậy lên bao xúc cảm.