Thời tiết “làm khó” người trồng dược liệu Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Nếu thời điểm này năm ngoái, nông dân xã Cẩm Vịnh (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh) chuẩn bị thu hoạch kim tiền thảo thì năm nay cây mới bắt đầu bén. Thời tiết “đỏng đảnh” cùng hạn chế về hệ thống tưới tiêu khiến nhiều diện tích dược liệu chết yểu.

thoi tiet lam kho nguoi trong duoc lieu ha tinh

Thời tiết bất lợi, người trồng dược liệu gặp nhiều khó khăn

Trồng mãi đến lần thứ 3, hơn 3 ha kim tiền thảo của HTX Sản xuất rau an toàn và dịch vụ tổng hợp thôn Tam Đồng (xã Cẩm Vịnh) mới có thể phát triển.

Bà Nguyễn Thị Văn – Giám đốc HTX cho hay: “Liên kết với Công ty CP Dược Hà Tĩnh, đầu tháng 3, HTX đã mua giống ở Bắc Giang về trồng. Ngặt nỗi, trồng xong lại gặp phải đợt nắng nóng nên 50% diện tích chết yểu. Khoảng 10 ngày sau, HTX trồng lại đợt 2 thì hơn 30% diện tích cũng chết vì thời tiết nóng lạnh thất thường. Chúng tôi phải xen dắm đến đợt thứ 3 mới ổn định. Chi phí nguồn giống theo đó đội lên cao”.

thoi tiet lam kho nguoi trong duoc lieu ha tinh

Thời điểm này năm ngoái kim tiền thảo gần cho thu hoạch nhưng năm nay mới bắt đầu bén

Bác Trần Xuân Hiếu (thôn Tam Đồng) chia sẻ: “Khi đã dần quen với quy trình sản xuất liên kết thì trồng dược liệu khỏe và cho giá trị gấp nhiều lần so với cây lúa. Tuy nhiên, cây chết liên tục nên chúng tôi phải tốn nhiều công chăm sóc. Hơn nữa, mưa nắng bất thường, cỏ mọc nhiều, nông dân càng vất vả”.

thoi tiet lam kho nguoi trong duoc lieu ha tinh

Trồng đi trồng lại nhiều lần không chỉ tốn công lao động mà chi phí giống cũng đội lên cao

Ở xã Cẩm Vịnh, ngoài HTX Sản xuất rau an toàn và dịch vụ tổng hợp thôn Tam Đồng thì HTX Sản xuất dược liệu thôn Yên Khánh cũng trồng liên kết trên 2 ha dược liệu. Các thành viên HTX này cũng phải trì trật mãi với mô hình. Bà con còn lo ngại sẽ ảnh hưởng đến năng suất do lệch lịch thời vụ bởi thời điểm này năm ngoái, kim tiền thảo đã gần cho thu hoạch, trong khi năm nay phải đến giữa tháng 6 mới có thể thu hái.

Theo ghi nhận, tình trạng dược liệu chết nhiều không chỉ nông dân "đau đầu" mà còn khiến diện tích vùng nguyên liệu giảm xuống. "Trong khi Hà Tĩnh chưa chủ động được nguồn giống dược liệu, một số hộ phải chuyển sang trồng lạc. Diện tích sản xuất dược liệu vì thế cũng giảm đáng kể" - bà Nguyễn Thị Văn - Giám đốc HTX Sản xuất rau an toàn và dịch vụ tổng hợp thôn Tam Đồng ái ngại.

thoi tiet lam kho nguoi trong duoc lieu ha tinh

Nắng mưa thất thường khiến cỏ dại mọc nhiều hơn, nông dân tốn công chăm sóc

Lý giải về nguyên nhân, anh Phan Đình Đức – Cán bộ Kỹ thuật Công ty CP Dược Hà Tĩnh cho biết: “Diện tích lớn kim tiền thảo ở xã Cẩm Vịnh chết liên tục ngoài yếu tố bất lợi của thời tiết thì hệ thống tưới tiêu thiếu hiện đại cũng ảnh hưởng phần nào.

Cây dược liệu khi mới trồng phải tưới nước liên tuc từ 3 – 5 ngày đầu. Những năm trước, nông dân trồng xong gặp mưa rất thuận lợi nhưng năm nay lại nắng gắt. Trong khi đó, phần lớn người dân tưới thủ công, không cung cấp kịp thời nguồn nước khiến cây chết nhiều hơn và cây chậm phát triển hơn”.

thoi tiet lam kho nguoi trong duoc lieu ha tinh

Dược liệu chết liên tục, không chủ động được giống, nhiều hộ phải chuyển sang trồng lạc

thoi tiet lam kho nguoi trong duoc lieu ha tinh

Người trồng dược liệu còn lo ngại sẽ ảnh hưởng tới năng suất do lệch lịch thời vụ

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Văn Chiến – Chủ tịch UBND xã Cẩm Vịnh cho biết: Đây là năm thứ 4 nông dân liên kết với Công ty CP Dược Hà Tĩnh trồng dược liệu. Nhìn chung, đất thịt pha cát ở Cẩm Vịnh rất thích hợp với các loại cây như: kim tiền thảo, mã đề, xương quạt, diệp hạ châu…

"Theo tính toán, 1 ha dược liệu cho thu từ 100 – 140 triệu đồng. Tuy nhiên, năm nay là năm khó nhất từ trước đến nay và chúng tôi lo ngại sẽ ảnh hưởng tới năng suất, giá trị sản phẩm. Để động viên nhân dân yên tâm sản xuất lâu dài cũng như duy trì và phát triển vùng nguyên liệu cho doanh nghiệp, chúng tôi sẽ đề nghị Công ty CP Dược Hà Tĩnh xem xét để có thể hỗ trợ người dân phần nào chi phí mua giống", ông Chiến cho biết thêm.

Đọc thêm

Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Người dân một số địa phương ở Hà Tĩnh đã tập trung cải tạo những vùng đất ven biển bị hoang mạc hóa do biến đổi khí hậu, lựa chọn cây trồng phù hợp đưa vào sản xuất. Từ đó không chỉ giúp người dân nâng cao thu nhập mà còn góp phần phủ xanh đất đai hoang hóa, cải tạo môi trường.
Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh đang bước vào giai đoạn cao điểm cho mục tiêu tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM). Những tuyến đường mở rộng, những khu dân cư kiểu mẫu hình thành, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng nâng cao…
Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Sự đồng lòng của người dân Hà Tĩnh trong triển khai các hoạt động xây dựng nông thôn mới không chỉ góp phần hoàn thiện, nâng cao chất lượng các tiêu chí mà còn thắt chặt thêm tình làng nghĩa xóm.
Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Thời tiết Hà Tĩnh duy trì hình thái nhiều mây, có mưa rào, độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi để sâu bệnh phát sinh, đặc biệt là bệnh đạo ôn cổ bông trên lúa thời kỳ trổ tập trung.
Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Năm 2024, Chi hội nghề nghiệp Nuôi ong lấy mật xã Đức Lạng (Đức Thọ, Hà Tĩnh) thành lập với gần 50 hội viên tham gia, trở thành nền tảng để đưa thương hiệu mật ong vươn xa.
Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Trở về từ quân ngũ, ông Nguyễn Kiến Quốc - Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Phú (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã hăng hái cùng người dân xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế từ nghề nuôi ong.
Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Thay vì rộn ràng thu hoạch những giọt mật đầu vụ như các năm trước, năm nay, người dân huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) đang trải qua một mùa mật ong chính vụ kém vui.
Hà Tĩnh với chặng nước rút góp phần gỡ thẻ vàng IUU

Gỡ thẻ vàng IUU: Hà Tĩnh quyết liệt "chặng nước rút"

Đợt thanh tra lần thứ 5 của Ủy ban Châu Âu được xem là thời điểm quyết định để Việt Nam gỡ cảnh báo thẻ vàng IUU. Xác định rõ nhiệm vụ này, Hà Tĩnh đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trong "chặng nước rút", đặc biệt tạo nên những thay đổi tích cực, nhất là trong nhận thức, trách nhiệm của ngư dân.