Thôn giáo toàn tòng vượt khó hướng tới "kiểu mẫu"

(Baohatinh.vn) - Là thôn giáo toàn tòng, từng không có nhà văn hóa, hơn 70% hộ thuộc hộ nghèo… thế nhưng, thôn Hòa Mỹ (Tượng Sơn, Thạch Hà, Hà Tĩnh) đã dần tiến kịp 5 thôn khác trong xã, tự tin chờ công nhận khu dân cư kiểu mẫu, để đạt mục tiêu toàn xã có 100% khu dân cư kiểu mẫu.

Thôn giáo toàn tòng vượt khó hướng tới “kiểu mẫu”

Người dân thôn Hòa Mỹ trao đổi về kế hoạch làm giao thông, thủy lợi năm 2019

“Toàn thôn có 21,3 ha đất tự nhiên thì 2/3 diện tích thuộc vùng tử địa; đất thấp trũng, không chuyển đổi cây trồng được; giao thông lầy lội. 2/3 hộ dân khi đó theo nghề chài lưới trên sông, đời sống rất khổ”, ông Trần Mạnh Chư - người liên tục 30 năm làm trưởng thôn Hòa Mỹ nhớ lại cách đây 5 năm.

Khoảng năm 2013 khi bắt đầu xây dựng nông thôn mới, theo ông Chư, hơn 70% hộ trong thôn thuộc hộ nghèo, thu nhập trung bình khoảng 6 triệu đồng/người/năm; nhà văn hóa thôn không có, họp thôn phải tổ chức ở nhà thôn trưởng...

Thôn giáo toàn tòng vượt khó hướng tới “kiểu mẫu”

Ông Dương Kim Huy - Chủ tịch UBND xã (bên trái): Năm 2018, nhân dân đã mở rộng 1,2m bề ngang đường trục chính; dự kiến năm 2019 sẽ đổ bê tông với chiều rộng tương tự, chạy dài toàn tuyến

Thế nhưng, ban cán sự thôn đã nỗ lực lớn, chọn “điểm nhấn” để khơi dậy sức dân. Năm 2014, người dân hiến đất xây dựng nhà văn hóa; làm hơn 500m đường bê tông trục thôn. Ông Chư kể: “Cũng từ năm 2014, ban cán sự thôn đã định khung kế hoạch vì khối lượng công việc quá lớn. Từ đợt ấy đến nay, tập trung nhiều nhất là cuối năm 2017 lại nay, người dân đã làm được rất nhiều việc”.

Trên cơ sở nhà văn hóa đã xây dựng, người dân tiếp tục hiến đất, mở mang trung tâm văn hóa thôn lên đến 5.000m2. Đây là vùng thấp trũng nên phải đổ đất lấp nền với tổng khối lượng hơn 3.000m3. Người dân và linh mục quản xứ đều thống nhất đây là diện tích để sinh hoạt văn hóa, vì vậy chính quyền đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo đúng mục đích. Nằm cạnh khuôn viên, người dân cũng đã cải tạo giếng làng – giếng nước truyền thống để thuận tiện sinh hoạt.

Thôn giáo toàn tòng vượt khó hướng tới “kiểu mẫu”

Năm 2014, nhân dân tự nguyện hiến đất, chung tay xây dựng nhà văn hóa thôn...

Từ chỗ toàn thôn chỉ mới ít trăm mét đường bê tông năm 2014, đến nay, người dân đã khép kín 100% đường bê tông, rãnh thoát nước. Đáng nói hơn, người dân đã cùng nhau mở đường trục chính nội thôn từ 5m lên 9m với khối lượng đào đắp lên đến 10.000m3 đất. Trên trục đường, người dân góp tiền lắp hệ thống bóng đèn cao áp hiện đại. Cùng với giao thông, người dân đã hoàn thành 2,6km mương tiêu thoát nước khu dân cư, làm 1,6km kênh tưới nước phục vụ sản xuất; hoàn thành cổng làng với trị giá hơn 100 triệu đồng.

Thôn giáo toàn tòng vượt khó hướng tới “kiểu mẫu”

... Năm 2018, cán bộ thôn đã vận động nhân dân tiếp tục hiến đất, mở rộng khuôn viên trung tâm văn hóa thôn rộng 5.000m2

“Thôn chúng tôi chỉ huy động nộp 500.000 đồng/khẩu để làm đường, còn lại những công trình khác đều kêu gọi tự nguyện, ai có nhiều góp nhiều, người ít thì góp ít, có hộ không có đồng nào. Hơn nữa, toàn bộ chiều dài đường ngõ đều do nhân dân tự bỏ tiền ra làm, có hộ hết hàng chục triệu đồng. Năm qua, gia đình anh Trần Văn Pháp và Trần Văn Vinh đã cùng nhau góp tiền mở đường ngõ rộng hơn 3m, mỗi gia đình hơn 20 triệu đồng. Mới đây, các anh cũng đã tự nguyện làm hơn 100m nắp mương bê tông thoát nước từ khu dân cư ra đồng. Dù dân số đông, đất chật nhưng người dân cũng đã xây dựng 3 vườn mẫu" - ông Trần Mạnh Chư cho biết thêm.

Thôn giáo toàn tòng vượt khó hướng tới “kiểu mẫu”

Bên cạnh việc tự làm đường ngõ, một số người dân còn bỏ tiền tự nguyện làm nắp mương thoát thải

Chủ tịch UBND xã Tượng Sơn Dương Kim Huy cho hay: “Để xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu, cuối năm 2017, chúng tôi tập trung cao cho 3 thôn là Bắc Bình, Phú Sơn và Hòa Mỹ, trong đó xác định Hòa Mỹ phải tập trung cao hơn, vì đất chật, số nhân khẩu đông (hơn 670 nhân khẩu, 154 hộ - PV). Đến nay, thôn đã cơ bản hoàn thành khu dân cư kiểu mẫu; thu nhập đầu người đạt hơn 35 triệu đồng/người nhờ phát triển mạnh nghề phụ như mộc, xây dựng, điêu khắc... Từ lâu, thôn không có tệ nạn xã hội, không có nạn đốt pháo dịp lễ tết; luôn dẫn đầu về phong trào văn hóa - thể thao, nhất là các giải bóng đá, bóng chuyền”.

Thôn giáo toàn tòng vượt khó hướng tới “kiểu mẫu”

Dù đã ngoài 70 tuổi nhưng vợ chồng bà Bùi Thị Nhâm vẫn đăng ký xây dựng vườn mẫu

“Điều đáng mừng là dù không có chi bộ Đảng nhưng ban cán sự thôn rất tận tâm, đặc biệt là thôn trưởng nên mọi việc đều thuận lợi; việc phối hợp giữa cấp ủy, chính quyền với linh mục, ban hành giáo rất tốt, bà con đồng tình cao. Chính thôn trưởng cũng là người góp công lớn trong việc đền bù sự cố môi trường với 44 hộ nhưng không có phức tạp nảy sinh” - Ông Huy cũng ghi nhận.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.
Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Nông dân Hà Tĩnh cần theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu keo, bệnh khô vằn, đốm lá... gây hại trên một số diện tích ngô đông để tránh ảnh hưởng năng suất.
"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

Thời điểm này, nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Tĩnh đã vào vụ cao điểm, chuẩn bị nguồn hàng cung ứng cho thị trường Tết năm 2025.
Rộn ràng mùa lúa mới

Rộn ràng mùa lúa mới

Cuối tháng 11, những cánh đồng ở Hà Tĩnh lại rền vang tiếng máy, tiếng người rộn ràng chuẩn bị sản xuất vụ đầu tiên của năm tới.
Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) công nhận sản phẩm “Chả cá sông Lam” và sản phẩm “Rau sạch An Tâm” đạt chuẩn OCOP hạng 3 sao đợt 5 năm 2024.