Tin yêu từ muôn phương gửi trao “trái tim” Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Thành phố Hà Tĩnh - “trái tim” của cả tỉnh bỗng một ngày lại trở thành vùng cách ly y tế. Chính trong “cơn lận đận” này người Hà Tĩnh “mới hiểu tận lòng nhau”, để thấy trong trái tim mỗi người, ý chí, trách nhiệm, nghĩa tình… thật mạnh mẽ và đượm nồng.

Tin yêu từ muôn phương gửi trao “trái tim” Hà Tĩnh

Lực lượng CSGT Hà Tĩnh giúp đỡ người dân chuyển đồ vào cho người thân tại chốt chặn cầu Cày - TP Hà Tĩnh

Ngay sau khi các phương tiện truyền thông phát đi thông báo thực hiện thiết lập vùng cách ly y tế từ 12h trưa ngày 8/6, thành phố Hà Tĩnh bỗng trở nên hối hả hơn bao giờ hết. Những lực lượng tuyến đầu miệt mài với công việc chuyên môn. Trong các cơ sở y tế, đội ngũ y, bác sỹ, nhân viên vẫn duy trì trạng thái “căng mình” làm việc; tại các chốt khu vực phong toả và chốt chặn cửa ngõ thành phố, các lực lượng vũ trang cũng dồn hết tâm sức để thực hiện nhiệm vụ.

Trong hoàn cảnh đó, người dân thành phố đã sẵn sàng tâm lý đón nhận việc thiết lập vùng cách ly y tế. Các cửa tiệm không thiết yếu đã nhanh chóng được thu dọn để đóng cửa chờ tình hình mới. Các siêu thị, cửa hàng tạp hoá vẫn mở cửa phục vụ khách hàng, hơn thế nữa còn cung cấp số điện thoại nhận ship hàng tận nơi cho người dân. Các chủ siêu thị, cửa hàng linh hoạt trao đổi với khách hàng phương thức nhận hàng và thanh toán qua chuyển khoản để đảm bảo an toàn phòng dịch.

Tin yêu từ muôn phương gửi trao “trái tim” Hà Tĩnh

Sau lệnh thiết lập vùng cách ly y tế, nhiều quán hàng đã đóng cửa chờ ngày tình hình ổn định.

Sau những hối hả ngày thường, đường phố bỗng chìm trong yên ắng. Tôi nhìn bức ảnh của bạn đồng nghiệp chụp thành phố từ trên cao mà nghe lòng nao nao.

Chúng tôi bước ra đường, đi đến những chốt chặn, những khu cách ly và ở đây chúng tôi mới thấy một thành phố đang chuyển động không ngừng - một sự chuyển động âm thầm mà quyết liệt.

Tại khu cách ly tập trung của xã Thạch Hạ, chúng tôi gặp chị Nguyễn Thị Thuỷ - nhân viên Trạm Y tế Thạch Hạ. Chị Thuỷ nhận nhiệm vụ túc trực ở đây từ 5h sáng và đến 15h chiều, chị đã tiếp nhận và mải mê thực hiện các nhiệm vụ mà quên cả việc ăn uống. Khi chúng tôi đến chị mới nhớ ra mình chưa kịp ăn và rơm rớm nước mắt khiến chúng tôi cũng ứa lệ.

Tôi chợt nhớ đến hình ảnh người nữ y sỹ từ huyện Cẩm Xuyên ra tăng viện cho thành phố đã ngất xỉu khi đang lấy mẫu, lòng không thôi xót xa. Chỉ cần một người thiếu ý thức đã kéo theo bao nhiêu người phải gian lao. Trong thành phố này, chẳng ai đếm được có bao nhiêu người đang ngày đêm quên ăn, quên ngủ để chống dịch. Chỉ biết rằng, tất cả đều đang dồn sức, chung lòng, vượt lên gian nan để sớm chiến thắng thử thách này.

Tin yêu từ muôn phương gửi trao “trái tim” Hà Tĩnh

Chị Nguyễn Thị Thuỷ - nhân viên Trạm Y tế Thạch Hạ lấy mẫu xét nghiệm cho người dân tại khu cách ly

“Thạch Hạ là địa bàn khá đặc trưng khi nhiều cán bộ xã phải cách ly sau khi phát hiện ca bệnh. Vì thế, những người không phải đi cách ly phải gánh vác nhiệm vụ nặng nề hơn. Trạm Y tế Thạch Hạ có 5 người thì 4 người toả đi truy vết, lấy mẫu, tôi ở đây tuy vất vả nhưng cũng còn đỡ hơn đồng nghiệp. Vất vả nào chúng tôi cũng cố gắng, chỉ mong dịch bệnh sớm được đẩy lùi, thành phố trở lại yên bình” - chị Thuỷ chia sẻ.

Ở các điểm chốt chặn cửa ngõ thành phố, lực lượng công an, quân đội, dân quân địa phương đang nỗ lực thực thi nhiệm vụ. Lượng người có nhu cầu ra/vào thành phố càng về cuối ngày càng đông, việc kiểm tra, rà soát càng trở nên vất vả nhưng ai cũng bình tĩnh và nhẹ nhàng giải thích, hướng dẫn người dân hiểu, vui vẻ chấp hành quy định.

Tin yêu từ muôn phương gửi trao “trái tim” Hà Tĩnh

Tại các chốt chặn cửa ngõ thành phố, các lực lượng thay nhau canh gác, đảm bảo an toàn.

Cũng tại đây, chúng tôi được chứng kiến bao nhiêu hình ảnh đẹp. Những người chồng, người vợ từ các huyện lỉnh kỉnh mang theo quần áo, lương thực, thực phẩm cho người thân của mình đang làm việc trong thành phố. Họ buộc phải đứng xa nhau, không kịp nói với nhau lời nào, lặng lẽ đặt đồ xuống đất rồi người kia lại lấy. Nhìn họ vẫy tay chào nhau mà tưởng như một người đang bước vào trận chiến. Mà quả thực là họ cũng đang bước vào một trận chiến của ý chí, ý thức và quyết tâm chung tay chống dịch.

Anh Nguyễn Duy Sơn - nhân viên tại Vincom Hà Tĩnh cho biết: “Nhà tôi ở Can Lộc, tôi thường sáng đi tối về nhưng hôm nay, nhận được thông tin về việc thiết lập vùng cách ly y tế đối với thành phố Hà Tĩnh, tôi đã quyết định ở lại để làm việc. Từ sáng tôi đã gọi về cho vợ sắp xếp công việc và chuẩn bị quần áo mang vào cho tôi. Không biết sẽ phải “chiến đấu” bao nhiêu ngày nữa nhưng tôi nghĩ, mỗi người góp một chút ý thức sẽ giúp các lực lượng trên tuyến đầu vơi bớt nỗi nhọc nhằn”.

Tin yêu từ muôn phương gửi trao “trái tim” Hà Tĩnh

Người nhà của những người ở lại thành phố làm việc tiếp tế đồ dùng, thực phẩm cho người thân.

Không chỉ có anh Sơn, tại các chốt chặn cửa ngõ thành phố, rất nhiều người chọn phương án ở lại làm việc đã ra nhận đồ “tiếp tế” của người nhà sau những nỗ lực tìm kiếm chỗ ở trong những ngày tới. Dù thêm một chút khó khăn trong sinh hoạt nhưng ai nấy đều rất bình thản chấp nhận hiện thực.

Đêm 8/6, đường phố Hà Tĩnh vắng lặng tiếng xe cộ nhưng ở trong các phường, xã, tiếng bước chân của đội ngũ nhân viên y tế vẫn vang lên trên các nẻo đường. Họ đang cùng nhau nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ lấy khoảng 25 - 30 nghìn mẫu trong cộng đồng trước 12h ngày 10/6.

Tin yêu từ muôn phương gửi trao “trái tim” Hà Tĩnh

Lực lượng y tế trắng đêm lấy mẫu trên diện rộng. Ảnh Dương Chiến

Nhiều người dân ở các điểm lấy mẫu đều hiểu rằng đây là giải pháp tối ưu để cắt đứt chuỗi lây nhiễm Covid-19 trong cộng đồng nên họ hết sức đồng lòng hưởng ứng chủ trương này và nghiêm chỉnh thực hiện các quy tắc y tế tại các điểm lấy mẫu.

Cuộc chiến chống lại “giặc” Covid-19 ở Hà Tĩnh trở nên cam go hơn khi sáng 8/6, Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh phải thực hiện phong toả do phát hiện ca bệnh công tác trong bệnh viện. Tuy nhiên, trong gian khó, tình người ấm áp của tỉnh bạn Nghệ An lại khiến Hà Tĩnh thêm vững vàng chiến đấu. Sáng nay, 52 cán bộ y tế Nghệ An sẽ xuất phát sang Hà Tĩnh tăng viện, hỗ trợ lấy mẫu. Đoàn công tác tình nguyện sẽ đem toàn bộ số mẫu lấy được về Nghệ An tiến hành xét nghiệm.

Tin yêu từ muôn phương gửi trao “trái tim” Hà Tĩnh

Đoàn xe đặc chủng của Quân khu IV vào phun khử khuẩn trong các khu phong tỏa do dịch Covid-19 ở Hà Tĩnh. Ảnh Giang Nam

Trước đó, ngay từ sáng sớm ngày 8/6, thành phố Hà Tĩnh cũng đã đón đoàn xe đặc chủng cùng 27 cán bộ, chiến sĩ Quân khu IV vào phun khử khuẩn trong các khu phong tỏa do dịch Covid-19 và các vùng có bệnh nhân Covid-19 ở Hà Tĩnh.

Tối 8/6, người dân Hà Tĩnh như chùng xuống khi tiếp tục phát hiện thêm 3 ca bệnh mới. Điều này cũng đồng nghĩa với việc xuất hiện thêm vùng dịch mới. Cuộc chiến vốn dĩ đã vất vả càng trở nên cam go. Không chỉ riêng thành phố mà Thạch Hà với 5 ca bệnh, cũng đã chính thức bước vào trận tuyến mới. Thành phố Hà Tĩnh và những vùng dịch sẽ cần sự chia sẻ, chung tay của cả cộng đồng.

Tin yêu từ muôn phương gửi trao “trái tim” Hà Tĩnh

Phụ nữ TX Hồng Lĩnh đi chợ giúp những gia đình phải thực hiện cách ly y tế tại nhà. Ảnh Phụ nữ Hồng Lĩnh

Tin yêu từ muôn phương gửi trao “trái tim” Hà Tĩnh

Phụ nữ Lộc Hà góp thực phẩm ủng hộ khu cách ly tại nhà nghỉ Việt - Lào. Ảnh: Phụ nữ Lộc Hà

Trên nẻo đường tác nghiệp đầy vất vả và hiểm nguy của mình, chúng tôi đã chứng kiến sự hy sinh của các lực lượng, sự sẻ chia, thông cảm giữa cộng đồng. Dẫu thực lòng không ai muốn phải thể hiện sự yêu thương trong hoàn cảnh như thế nhưng tất cả thật sự rất ấm áp, thấm đượm nghĩa tình.

Rõ ràng, những hành động kịp thời và sáng suốt của Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 Hà Tĩnh đã nhận được sự đồng tâm hiệp lực của cán bộ, các lực lượng và toàn thể Nhân dân. Đó chính là yếu tố quan trọng, quyết định kết quả chống dịch của Hà Tĩnh…

Chủ đề Phòng chống dịch Covid-19

Đọc thêm

Cụ bà U100 say mê Truyện Kiều

Cụ bà U100 say mê Truyện Kiều

Truyện Kiều có sức sống mãnh liệt trong văn học Việt Nam, phổ biến trong các tầng lớp nhân dân. Dù gần 100 tuổi, cụ Trần Thị Tám ở xã Hồng Lộc (Hà Tĩnh) vẫn thuộc và say sưa luận giải Kiều.
Có một "phố cổ" giữa lòng xã nhỏ nhất Hà Tĩnh

Có một "phố cổ" giữa lòng xã nhỏ nhất Hà Tĩnh

Giữa một vùng quê ven sông La - nơi được biết đến là xã nhỏ nhất của tỉnh Hà Tĩnh lại tồn tại một góc phố mang dáng dấp cổ kính, phảng phất hồn xưa như một “phố cổ Hà Nội” thu nhỏ.
Làng Phú Quý trù phú, xanh tươi

Làng Phú Quý trù phú, xanh tươi

Về thôn Phú Quý, xã Đông Kinh, tỉnh Hà Tĩnh. Dạo bước trên những tuyến đường bê tông nhựa rộng rãi, không chỉ cảm nhận được sự bình yên, trù phú mà còn thấy rõ sức sống mới của miền quê trù phú, xanh tươi 
Thắp sáng giá trị gia đình Việt giữa nhịp sống mới

Thắp sáng giá trị gia đình Việt giữa nhịp sống mới

Bằng nhiều cách tiếp cận và truyền tải linh hoạt, ngành VH-TT&DL Hà Tĩnh đang nỗ lực làm mới công tác gia đình, để các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp tiếp tục được khơi dậy và lan tỏa trong cộng đồng.
Khi ví, giặm "chạy show"…

Khi ví, giặm "chạy show"…

Không còn đơn thuần xuất hiện trên sân khấu hội diễn tuyên truyền, dân ca ví, giặm ở Hà Tĩnh từng bước hiện diện trong các show diễn giải trí, chuyển hóa thành sản phẩm của công nghiệp văn hóa.
Anh Nghĩa làm nhiều việc nghĩa

Anh Nghĩa làm nhiều việc nghĩa

Bằng nhiều việc làm cụ thể, thiết thực như hiến đất mở đường, giúp đỡ người nghèo, tích cực trong các hoạt động của địa phương, anh Trương Quang Nghĩa, thôn Bắc Thượng, xã Thạch Đài (TP Hà Tĩnh) đã góp sức làm cho quê hương thay da đổi thịt.
Đình làng - nơi lưu giữ những giá trị truyền thống

Đình làng - nơi lưu giữ những giá trị truyền thống

Cây đa, bến nước, sân đình là biểu tượng của làng quê trong tâm thức bao thế hệ. Trong đó, đình làng là nơi sinh hoạt văn hóa của cộng đồng, nơi lưu giữ nhiều nét văn hóa truyền thống đặc trưng của mỗi làng quê, đang cần được khôi phục và phát huy.
Người gieo "hạt giống" đoàn kết

Người gieo "hạt giống" đoàn kết

Ông Hồ Duy Lý - Bí thư Chi bộ thôn Song Hải, xã Thạch Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) luôn là tấm gương sáng về tinh thần trách nhiệm, tận tụy vì dân, sống trọn nghĩa đạo - đời.
Cô gái trẻ Hà Tĩnh 22 tuổi, 21 lần hiến máu

Cô gái trẻ Hà Tĩnh 22 tuổi, 21 lần hiến máu

Hơn 4 năm kể từ lần đầu tiên hiến máu, đến nay, ở độ tuổi 22, Hoàng Thị Hồng Thương (xã Đan Trường, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã có đến 21 lần tham gia hiến máu và hiến tiểu cầu.
Thuyết minh viên Đào Anh Tuân: Người “kết nối” lịch sử và hiện tại

Người “kết nối” lịch sử và hiện tại

Học Bác từ những điều bình dị, giản đơn để làm tốt chức trách, nhiệm vụ được giao, hơn 20 năm nay, anh Đào Anh Tuân - Phó Bí thư chi bộ, Phó Giám đốc Ban Quản lý Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc và Khu tưởng niệm Lý Tự Trọng (Hà Tĩnh) trở thành người “kết nối” lịch sử nơi “tọa độ lửa” Ngã ba Đồng Lộc.
Ông bí thư bán cả gia tài giúp làng quê đổi mới

Ông bí thư bán cả gia tài giúp làng quê đổi mới

Nhận trọng trách Bí thư Chi bộ thôn Tân Vĩnh Cần, xã Cẩm Thành (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh), ông Mai Văn Tường gương mẫu đi đầu, "thắp lửa" cho phong trào xây dựng nông thôn mới bằng quyết tâm cao, nghị lực lớn và cả những hy sinh để biến một làng quê khó khăn thành điểm sáng.