Tỏi ven bờ Ngàn Sâu, từ cây bản địa đến giấc mơ sản phẩm OCOP

(Baohatinh.vn) - Vụ xuân năm 2020, nông dân thôn Hương Thượng, xã Lộc Yên (Hương Khê, Hà Tĩnh) trồng hơn 2,5 ha tỏi tía ven bờ sông Ngàn Sâu. Nhờ thời tiết thuận lợi, cây tỏi được mùa, đến dịp thu hoạch tỏi dễ bán, giá cao, lợi nhuận ước tính đạt hơn 10 triệu đồng/sào.

Tỏi ven bờ Ngàn Sâu, từ cây bản địa đến giấc mơ sản phẩm OCOP

Hiện nay, Lộc Yên có 40 hộ dân tham gia trồng tỏi, trung bình mỗi gia đình trồng từ 0,5 sào đến 2 sào.

Tỏi tía là cây bản địa được người dân làng Hương Thượng, Lộc Yên trồng từ lâu đời nay. Nhưng trước đây, cây tỏi được trồng nhỏ lẻ, chủ yếu phục vụ trong các gia đình.

Nhận thấy tiềm năng của cây tỏi tía, năm 2017, xã Lộc Yên đã vận động các hộ dân trồng tỏi của thôn Hương Thượng thành lập tổ hợp tác. Ban đầu chỉ có vài chục hộ, nay đã tăng lên 40 thành viên, trung bình mỗi gia đình trồng từ 0,5 sào đến 2 sào tỏi.

Anh Nguyễn Văn Thành (người dân thôn Hương Thượng) chia sẻ: Mùa trồng tỏi được bắt đầu từ tháng 10 âm lịch đến giữa tháng 3 năm sau. Năm nay, gia đình trồng 2 sào tỏi, dự kiến sẽ thu hoạch khoảng 3,5 vạn củ. Sau khi thu hoạch, chúng tôi tiếp tục phơi khô, buộc thành bó để bán. Tỏi ở đây chủ yếu bán theo từng củ chứ không phải từng kg như các loại nông sản khác, giá hiện tại khoảng 1,5 nghìn đồng/củ (tương đương với 70 nghìn đồng/1kg - pv).

Tỏi ven bờ Ngàn Sâu, từ cây bản địa đến giấc mơ sản phẩm OCOP

Năm 2020, toàn xã Lộc Yên sản xuất khoảng 2,5ha tỏi tía.

Bà Nguyễn Thị Thiện (thôn Hương Thượng) năm nay trồng 1 sào tỏi, nhờ được chăm sóc cẩn thận nên được đánh giá năng suất nhất thôn. Bà phấn khởi khoe, tôi thu hoạch sớm nên phần lớn tỏi đã khô, đang được gia đình tập trung buộc thành từng bó để bán cho khách hàng. Tỏi dễ bán, được giá, mới bán được khoảng 1/3 nhưng đã thu về gần 10 triệu đồng. Tỏi được bán đều quanh năm, chủ yếu phục vụ người dân trong địa bàn huyện.

“Thời gian trồng, thu hoạch khoảng từ 5 - 6 tháng. Trồng tỏi nhẹ nhàng, công chăm sóc không nhiều bằng các loại cây trồng khác, trong khi thu nhập lại cao. 1 sào tỏi năng suất có thể đạt 2 vạn củ, tương đương với 3 tạ tỏi khô, với giá hiện tại có thể đạt doanh thu hơn 25 triệu đồng, trừ chi phí người nông dân lãi gần 15 triệu đồng” - bà Thiện nói thêm.

Tỏi ven bờ Ngàn Sâu, từ cây bản địa đến giấc mơ sản phẩm OCOP

Người dân rất phấn khởi vì tỏi năm nay được mùa, được giá.

Để trồng 1 sào tỏi, người dân tốn khoảng 8 triệu đồng mua giống, cùng với chi phí phân bón, làm ruộng khoảng 2 triệu đồng. Đặc biệt, cây tỏi sau khi gieo mầm cần được tủ bằng cây cỏ tiến (hay còn gọi là cây cỏ tế, cây guộc). Theo người dân địa phương, lá cây cỏ tiến lâu bị hoai mục, đảm bảo giữ đất tơi xốp đến ngày thu hoạch; hơn nữa, tủ bằng cây cỏ tiến sẽ đảm bảo độ thông thoáng, không quá ẩm như rơm, rạ.

Cũng theo chia sẻ của người dân địa phương, tỏi tía Lộc Yên thời gian qua đã khẳng định được chất lượng với vị cay nồng, an toàn. Nhiều người cũng biết đến giá trị của củ tỏi đối với sức khỏe, đặc biệt trong việc tăng sức đề kháng cho cơ thể. Do thu hoạch trùng với thời điểm dịch bệnh Covid-19 bùng phát nhiều nơi nên nhiều người quan tâm, sử dụng tỏi nhiều hơn, nhờ đó tỏi dễ bán và được giá.

Tỏi ven bờ Ngàn Sâu, từ cây bản địa đến giấc mơ sản phẩm OCOP

1 sào tỏi năng suất có thể đạt doanh thu trên 25 triệu đồng (Ảnh tư liệu).

Chị Trần Thị Hiền (thôn Hương Thượng) cho hay, tôi giới thiệu sản phẩm tỏi Lộc Yên lên trang mạng xã hội, có rất nhiều người hỏi và đặt mua. Dù mới thu hoạch trong khoảng 1 tuần nhưng tôi đã bán được khoảng hơn 5 yến tỏi. Do xu hướng người mua tỏi vẫn tiếp tục tăng nên sau khi bán hết tỏi của gia đình, tôi vẫn tiếp tục rao bán trên mạng internet để vừa tiêu thụ giúp bà con trong thôn, vừa quảng bá sản phẩm của quê hương.

“Tỏi trên đất Lộc yên được trồng toàn phân hữu cơ và phân chuồng, không có chất bảo quản. Chúng tôi mong muốn được hỗ trợ tạo thương hiệu riêng cho tỏi Lộc Yên, sản phẩm được đưa vào các cửa hàng nông sản an toàn để tiêu thụ, nâng tầm giá trị” - chị Hiền cho biết thêm.

Tỏi ven bờ Ngàn Sâu, từ cây bản địa đến giấc mơ sản phẩm OCOP

Tỏi Lộc Yên có vị cay nồng, là cây bản địa lâu năm, được người dân tự giữ giống từ năm này qua năm khác.

Chủ tịch Hội Nông dân xã Lộc Yên Đinh Hữu Cảnh cho biết, năm 2020, người dân Lộc Yên trồng khoảng 2,5 ha tỏi tía. Nhìn chung, tỏi được mùa, sản lượng toàn xã ước đạt 15 tấn, tổng giá trị khoảng hơn 1 tỷ đồng. Nhờ giá trị kinh tế cao, hàng năm xã đều xây dựng đề án sản xuất cây tỏi.

Đặc biệt, hiện nay xã Lộc Yên đã thành lập tổ hợp tác trồng tỏi và đang tiến hành khảo sát để đầu tư cơ sở hạ tầng, mở rộng vùng sản xuất lên 8 ha; cùng với đó, nghiên cứu các sản phẩm chế biến từ tỏi để nâng cao giá trị, mục tiêu là xây dựng tỏi Lộc Yên trở thành sản phẩm OCOP của tỉnh.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Với đa dạng sản phẩm đặc sản của tỉnh được trưng bày, Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 được đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm, tạo không khí nhộn nhịp.
Bám biển mùa "gió chướng"

Bám biển mùa "gió chướng"

Dù thời tiết không thuận nhưng những ngư dân yêu lao động ở xã Thịnh Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì bám biển, chăm chỉ mưu sinh.
Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.