(Baohatinh.vn) - Lớp tập huấn do Sở LĐ-TB&XH Hà Tĩnh phối hợp với Tổ chức IOM tổ chức nhằm nâng cao năng lực kinh doanh cho chủ mô hình khởi nghiệp, góp phần tạo công ăn việc làm cho người lao động, ngăn ngừa di cư trái phép.
Sáng 11/3, Sở LĐ-TB&XH phối hợp với Tổ chức Di cư Quốc tế tại Việt Nam - Cơ quan di cư Liên Hợp Quốc (IOM) tổ chức tập huấn nâng cao năng lực kinh doanh cho chủ các mô hình khởi nghiệp.
Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Lê Thị Mai Hoa phát biểu khai mạc lớp tập huấn.
Tham gia lớp tập huấn có đại diện một số sở, ngành cùng đại diện 30 mô hình khởi nghiệp, mô hình sinh kế của các huyện: Cẩm Xuyên, Thạch Hà, Nghi Xuân, Can Lộc, Đức Thọ, Hương Khê, TP Hà Tĩnh, thị xã Hồng Lĩnh và thị xã Kỳ Anh.
Chuyên gia, giảng viên của dự án truyền đạt, hướng dẫn đại diện các mô hình khởi nghiệp các bước khởi nghiệp và đánh giá ý tưởng kinh doanh.
Tại lớp tập huấn, đại biểu được nghe các chuyên gia, giảng viên truyền đạt, hướng dẫn đánh giá tiềm năng phát triển và nhu cầu của từng mô hình; tổng quan các bước khởi nghiệp và đánh giá ý tưởng kinh doanh (xác định thị trường mục tiêu; tính toán quy mô thị trường); "vẽ chân dung" khách hàng; xác định nhu cầu và vấn đề bức xúc cần giải quyết cho khách hàng...
Các đại biểu cũng được hướng dẫn mô tả về sản phẩm/dịch vụ cung cấp cho khách hàng (lợi ích sản phẩm); lượng hóa giá trị sản phẩm/dịch vụ; hoàn thiện sản phẩm/dịch vụ (lợi ích, bao bì, mẫu mã, tiêu chuẩn, thương hiệu…).
Các chuyên gia, giảng viên cũng hướng dẫn đại diện các mô hình khởi nghiệp xác định các nguồn lực cần thiết (vốn, con người, thông tin…); xác định năng lực cốt lõi và lợi thế cạnh tranh; cách tiếp cận khách hàng, kênh bán hàng và qui trình bán hàng; xây dựng chính sách giá bán hàng (khung giá) và hướng dẫn xây dựng bài toán tài chính (Doanh thu, chi phí, lợi nhuận, luồng tiền…).
Lớp tập huấn thuộc Dự án “Đấu tranh phòng, chống mua bán người” do IOM tài trợ diễn ra trong 2 ngày, từ ngày 11 - 12/3/2024.
Lớp tập huấn nhằm duy trì và phát triển mô hình kinh doanh khởi nghiệp; nâng cao năng lực kinh doanh cho những mô hình khởi nghiệp tự tạo sinh kế; nắm bắt nhu cầu hỗ trợ kỹ thuật để các mô hình có thể phát triển theo hướng chuyên nghiệp và bền vững, tận dụng thế mạnh sẵn có của địa phương; góp phần tạo công ăn việc làm cho người lao động được làm việc tại quê nhà, ngăn ngừa tình trạng di cư trái phép.
Công tác nữ công trong doanh nghiệp ở Hà Tĩnh ngày càng được quan tâm, tạo điều kiện để lao động nữ cống hiến công sức, trí tuệ trong quá trình lao động, sản xuất.
Nhằm đáp ứng nhu cầu phục vụ khách du lịch, Công ty CP Thiên Ý 2 tuyển dụng nhân sự vào làm việc tại khách sạn, nhà hàng Thiên Ý (thị trấn Thiên Cầm, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) năm 2025.
Chương trình đào tạo nghề bán hàng online miễn phí sẽ giúp người khuyết tật ở Hà Tĩnh có thêm cơ hội tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống, tự tin hòa nhập cộng đồng.
Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Tĩnh đã tăng cường phối hợp, kết nối, tư vấn, giới thiệu để giải quyết việc làm cho người lao động, đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp.
Các đoàn viên, thanh niên và người lao động Nghi Xuân (Hà Tĩnh) được các doanh nghiệp tư vấn nghề nghiệp, tìm kiếm cơ hội việc làm trong nước và nước ngoài phù hợp.
Công đoàn các cấp ở Hà Tĩnh đang từng bước nỗ lực nâng cao chất lượng thỏa ước lao động tập thể trong doanh nghiệp để chăm lo, bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người lao động.
Sau Tết, lao động tại các doanh nghiệp ở Hà Tĩnh cơ bản trở lại làm việc đúng hẹn. Đây là điều kiện quan trọng tạo đà cho doanh nghiệp thực hiện thắng lợi các mục tiêu năm 2025.
Theo khảo sát của Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Tĩnh, sau nghỉ kỳ tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, 47 doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh có nhu cầu tuyển dụng gần 7.000 lao động.
Dịp cận tết, trên các tuyến phố ở TP Hà Tĩnh, những người làm nghề chở cây cảnh thuê vẫn đang miệt mài làm việc với hi vọng kiếm thêm thu nhập để gia đình có cái tết ấm cúng hơn.
Theo thông tin từ Sở LĐ-TB&XH Hà Tĩnh, tính đến ngày 24/1/2025, trên địa bàn tỉnh không có đơn vị, doanh nghiệp nợ tiền lương, tiền công của người lao động.
Thực hiện kế hoạch chăm lo cho đoàn viên, người lao động dịp tết Nguyên đán, các cấp công đoàn ở Hà Tĩnh đồng loạt triển khai chương trình “Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng” 2025 với nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực.
Hơn 360 công chức, lao động cấp huyện, cấp xã và cán bộ thôn, TDP trên địa bàn Hương Sơn (Hà Tĩnh) được cập nhật kiến thức về chính sách hỗ trợ tạo việc làm cho người lao động.
Các hoạt động thăm hỏi, trao quà cuối năm mang hơi ấm đến các hoàn cảnh khó khăn, người lao động, lan tỏa yêu thương, tiếp sức vượt qua thử thách đón năm mới.
Ngoài việc tập trung đảm bảo chuỗi sản xuất, Công ty Formosa Hà Tĩnh luôn luôn nỗ lực chăm lo đời sống, đảm bảo việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động.
Cận Tết, nhu cầu sử dụng dịch vụ dọn nhà sạch tăng cao, các địa chỉ dọn nhà sạch uy tín hiện đã “chốt đơn” gần như kín lịch nên nhiều người phải "xếp hàng" chờ đến lượt...
Tiền thưởng Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 ở Hà Tĩnh cao nhất 185,5 triệu đồng/người thuộc về một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cao hơn năm 2024.
Nhu cầu lao động ở Nhật Bản tăng nhưng nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn khi tìm nguồn, phải “mua” lại từ môi giới với giá 20-30 triệu đồng mỗi người để kịp đơn hàng.