Triển vọng mô hình nuôi trai lấy ngọc của cựu chiến binh ở Cẩm Xuyên

(Baohatinh.vn) - Hơn 6 tháng thả nuôi, giống trai lấy ngọc của cựu chiến binh Trần Đình Đức (xã Cẩm Quang, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) phát triển tốt, dự kiến đem về doanh thu 1 tỷ đồng trong chu kỳ nuôi 3 năm.

Từng tham gia chiến trường Quảng Trị, ông Trần Đình Đức (SN 1951) là một trong những cựu chiến binh điển hình của thôn Quang Đồng, xã Cẩm Quang, huyện Cẩm Xuyên. Sau khi xuất ngũ về địa phương (năm 1973), ông Đức tiếp tục phát huy phẩm chất cần cù, chịu khó của bộ đội cụ Hồ, tích cực tham gia vào các hoạt động địa phương, đặc biệt là phát triển các mô hình kinh tế.

bqbht_br_a5.jpg
Hồ nuôi trai lấy ngọc của ông Trần Đình Đức.

Sau nhiều năm chăn nuôi tổng hợp, đầu năm 2024, ông Đức được một người quen tại huyện đảo Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang) giới thiệu về mô hình nuôi trai lấy ngọc. Bằng sự hướng dẫn, hỗ trợ từ phía gia đình, bạn bè, tháng 5/2024, ông Đức đã mạnh dạn mua 10.000 con trai giống để thả nuôi trên diện tích hồ 3.500m2, tổng chi phí lên tới 200 triệu đồng.

Ông Trần Đình Đức cho biết: “Tiếp cận một mô hình mới, tôi không tránh khỏi những trăn trở, lo lắng. Tuy nhiên, trước khi thả giống, tôi được những người có kinh nghiệm nuôi trai lấy ngọc tại Phú Quốc hướng dẫn, kiểm tra độ an toàn của nguồn nước và con giống. Bên cạnh đó, quá trình chăm sóc cũng nhận được sự đồng hành, hỗ trợ của ngành chuyên môn địa phương. Nhờ đó, tôi từng bước tiếp cận, làm chủ được mô hình của mình".

bqbht_br_3.jpg
bqbht_br_1.jpg
Ông Đức kiểm tra chất lượng trai sau hơn 6 tháng thả giống.

Cũng theo chia sẻ của ông Đức, mặc dù vốn đầu tư ban đầu khá lớn nhưng nuôi trai lấy ngọc không mất quá nhiều thời gian và công sức, người nuôi không cần phải tốn chi phí thức ăn bởi trai chủ yếu ăn phù du trong tự nhiên. Trung bình 1 tuần 1 lần, ông Đức sẽ kiểm tra chất lượng bùn, thay bùn, tạo môi trường sống lý tưởng cho trai.

“Từ những con giống nhỏ bằng hạt gạo, sau hơn 6 tháng, giống trai của tôi đã to bằng 1/2 bàn tay và khoẻ mạnh. Dự kiến sau 1 tháng nữa, khi trai bước vào “thời điểm vàng” – sau 7 đến 8 tháng thả giống, tôi sẽ áp dụng kỹ thuật cấy nhân ngọc trai. Để tỷ lệ trai cho ngọc cao đòi hỏi phải áp dụng nhiều kỹ thuật công phu. Mỗi con trai sẽ được cấy khoảng 4 nhân ngọc trai, dự kiến sau 2,5 năm tới sẽ thu hoạch trai để lấy ngọc” – ông Đức cho biết.

bqbht_br_2.jpg
Anh Trần Đình Tài (Con trai ông Đức) kiểm tra chất lượng bùn trong ao định kỳ 1 tuần 1 lần.

Trên địa bàn Hà Tĩnh hiện có một số mô hình nuôi trai lấy ngọc cho hiệu quả kinh tế cao, tập trung tại TP Hà Tĩnh, huyện Cẩm Xuyên... Trai sau khi thu hoạch thường được các đơn vị thu mua tại chỗ hoặc liên kết tiêu thụ với các công ty vàng, bạc, đá quý trên địa bàn tỉnh. Mỗi viên ngọc trai hiện có giá bán từ 300.000 – 600.000 đồng. Với quy mô 10.000 vạn con giống, mô hình trai lấy ngọc của ông Đặng Đình Đức dự kiến đem về doanh thu 1 tỷ đồng sau 3 năm thả giống.

“Vừa nuôi, vừa học hỏi kinh nghiệm từ các mô hình khác giúp tôi từng bước hiểu rõ hơn về kỹ thuật nuôi trai lấy ngọc. Hiện tại, nhu cầu làm đẹp từ các sản phẩm ngọc trai trên thị trường khá lớn, vì vậy, nếu lứa đầu tiên thu hoạch, xuất bán thuận lợi, tôi sẽ đầu tư để mở rộng quy mô, tiếp cận thêm lĩnh vực bán giống trai để nâng cao thu nhập, hỗ trợ nhiều người khác cùng phát triển kinh tế” – ông Đức cho biết.

bqbht_br_4.jpg
Mô hình của ông Đức thường xuyên được các hội viên Hội Nông dân trên địa bàn đến tham quan, học hỏi.

Trên địa bàn xã Cẩm Quang hiện có duy nhất 1 mô hình nuôi trai lấy ngọc của ông Trần Đình Đức. Thời gian qua, Hội Nông dân xã kết hợp với ngành chuyên môn thường xuyên theo dõi, hỗ trợ gia đình về kỹ thuật, cách chăm sóc; tổ chức cho các hội viên đến tham quan, học hỏi, từng bước nhân rộng mô hình nuôi trai lấy ngọc trên địa bàn.

Bên cạnh mô hình nuôi trai lấy ngọc, xã Cẩm Quang còn có các mô hình chăn nuôi tổng hợp, nuôi gà siêu trứng… Những mô hình kinh tế hiệu quả không chỉ nâng cao mức thu nhập của người dân, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội mà còn góp phần cùng xã nhà hoàn thiện các mục tiêu xây dựng NTM nâng cao.

Bà Nguyễn Thị Tuyết - Chủ tịch Hội Nông dân xã Cẩm Quang

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Rộn ràng mùa lúa mới

Rộn ràng mùa lúa mới

Cuối tháng 11, những cánh đồng ở Hà Tĩnh lại rền vang tiếng máy, tiếng người rộn ràng chuẩn bị sản xuất vụ đầu tiên của năm tới.
Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) công nhận sản phẩm “Chả cá sông Lam” và sản phẩm “Rau sạch An Tâm” đạt chuẩn OCOP hạng 3 sao đợt 5 năm 2024.
Trồng nấm, làm giàu ở huyện Kỳ Anh

Trồng nấm, làm giàu ở huyện Kỳ Anh

Với quy trình khép kín, trang bị máy móc hiện đại, mô hình trồng nấm đem về cho gia đình chị Bùi Thị Anh (Kỳ Anh, Hà Tĩnh) lợi nhuận từ 250 - 300 triệu đồng/năm.
“Giữ lửa” nông thôn mới ở những địa bàn sắp xếp đơn vị hành chính

“Giữ lửa” nông thôn mới ở những địa bàn sắp xếp đơn vị hành chính

Bức tranh nông thôn mới ở Thạch Hà sẽ có những thay đổi khi tới đây có 11 xã sẽ nhập vào TP Hà Tĩnh, đồng thời huyện có thêm 11 xã, thị trấn chuyển về từ huyện Lộc Hà. Các địa phương về thành phố sẽ khai thác tiềm năng, đón đầu cơ hội xây dựng NTM, đô thị văn minh; còn các xã của huyện Thạch Hà tiếp tục “giữ lửa” thực hiện nhiệm vụ xây dựng huyện NTM nâng cao.
Anh nông dân đầu tư tiền tỷ làm nông nghiệp hàng hóa

Thủ lĩnh cơ giới hóa nông nghiệp ở thành phố Hà Tĩnh

Người ta vẫn gọi đùa anh Nguyễn Bằng Tấn (thôn Tiền Tiến, xã Đồng Môn, TP Hà Tĩnh) là "gã liều”, thậm chí là "gã gàn” khi hết lần này đến lần khác “vác” tiền nhà mua máy móc để sản xuất nông nghiệp. Nhưng, sự liều lĩnh ấy hoàn toàn không hề vô định mà bên trong người nông dân “chân lấm tay bùn” là một tư duy đột phá, sự quyết liệt trong cách làm để phát triển nông nghiệp hiện đại.
Lộc Hà “tăng tốc” xây dựng nông thôn mới

Lộc Hà “tăng tốc” xây dựng nông thôn mới

Thời điểm cuối năm này, các địa phương ở huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) đang tập trung đẩy nhanh tiến độ nâng cấp các tiêu chí NTM gắn với chỉnh trang cảnh quan xóm làng đón tết.