Ứng phó với thời tiết xấu, phấn đấu bảo toàn năng suất lúa hè thu ở Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Hà Tĩnh còn hơn 9.100 ha lúa hè thu chưa thu hoạch. Trước diễn biến thời tiết có mưa lớn như hiện nay, bà con nông dân và các địa phương đang tập trung cao để thu hoạch và bảo toàn năng suất lúa.

Ứng phó với thời tiết xấu, phấn đấu bảo toàn năng suất lúa hè thu ở Hà Tĩnh

Trận mưa lớn đêm 7/9 khiến một số diện tích lúa chín ở xã Đồng Môn, TP Hà Tĩnh bị đổ ngã.

Tỷ lệ thu hoạch lúa hè thu mới đạt 79,6% diện tích

Theo báo cáo nhanh của Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh, do ảnh hưởng của rìa Tây Nam áp cao lục địa kết hợp dải hội tụ nhiệt đới, từ 7h ngày 5/9 đến 7h ngày 8/9, trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh có mưa to đến rất to. Tổng lượng mưa đo được tại các trạm thủy văn là: Hà Tĩnh 211,8 mm; Thạch Đồng 230 mm; Cẩm Nhượng 110 mm; Kỳ Anh 128,1 mm; Hoành Sơn 121,5mm; Sơn Kim 115,6 mm; Hương Khê 171,6 mm; Kẻ Gỗ 187 mm; sông Rác 127 mm.

Dự báo tình hình thời tiết xấu còn tiếp tục kéo dài trong vài ngày tới ở Hà Tĩnh khi những thông tin về cơn bão CONSON đang tiến gần về biển Đông.

Ứng phó với thời tiết xấu, phấn đấu bảo toàn năng suất lúa hè thu ở Hà Tĩnh

Nước đã ngập nửa thân lúa sau trận mưa lớn ở vùng ngoại ô TP Hà Tĩnh.

Tính đến sáng nay (8/9), toàn tỉnh thu hoạch được 35.797 ha lúa hè thu, đạt 79,6% tổng diện tích. Điều này cũng đồng nghĩa với hơn 9.100 ha lúa ở các địa phương vẫn chưa kịp thu hoạch. Diễn biến thời tiết xấu như hiện nay đang đặt số diện tích lúa hè thu này trước nguy cơ bất lợi về tiến độ thu hoạch cũng như bảo toàn năng suất cuối vụ.

Trưởng phòng NN&PTNT huyện Hương Sơn Uông Thị Kim Yến thông tin, toàn huyện đã thu hoạch được 1.200 ha lúa hè thu (đạt 53,7% tổng diện tích). Rất may, trận mưa đêm qua chưa gây ngập úng các vùng đồng. Tuy nhiên, địa phương chưa thể đẩy nhanh tiến độ thu hoạch vì những diện tích còn lại vẫn còn xanh, chủ yếu thuộc số lúa phải gieo cấy lại hồi đầu vụ do mưa lũ. Trong khi đó, nếu ảnh hưởng của cơn bão CONSON gây mưa lớn, lũ lụt xuất hiện sớm thì gần 50% diện tích còn lại của Hương Sơn sẽ nằm trong vùng bị ngập.

Ứng phó với thời tiết xấu, phấn đấu bảo toàn năng suất lúa hè thu ở Hà Tĩnh

Huyện Đức Thọ đã thu hoạch hơn 80% diện tích lúa hè thu; số lúa còn lại hiện đang xanh, tập trung ở các khu vực chân ruộng cao thuộc các xã: Lâm Trung Thuỳ, Yên Hồ và Quang Vĩnh. (Ảnh Đức Thiện).

Theo ghi nhận, tình trạng lúa hè thu còn xanh cũng xảy ra ở một số địa phương như: Đức Thọ, Hương Khê, Lộc Hà, Can Lộc...

Cũng chỉ mới hoàn thành hơn 50% diện tích lúa hè thu, sáng nay nhiều bà con nông dân đã vội vã ra đồng để tiêu úng cho đồng ruộng. Anh Trương Khánh Giang ở thôn Thanh Tiến, xã Đồng Môn (TP Hà Tĩnh) cho biết: “Nhà tôi làm 4 sào nhưng chỉ mới thu hoạch được 2 sào. Trận mưa lớn vừa qua khiến nước ngập nửa thân cây lúa. Tuy chưa ảnh hưởng đến năng suất nhưng nếu không tháo nước kịp thời thì sẽ không kịp trở tay nếu mưa tiếp. Hơn thế, nước dâng ở chân ruộng cao cũng khiến cho máy gặt rất khó khăn trong vận hành”.

Ứng phó với thời tiết xấu, phấn đấu bảo toàn năng suất lúa hè thu ở Hà Tĩnh

Anh Trương Khánh Giang - thôn Thanh Tiến, xã Đồng Môn ra đồng tháo nước khỏi chân ruộng để có thể thu hoạch nhanh sau khi hết mưa.

Được biết, TP Hà Tĩnh là địa bàn có lượng mưa lớn nhất tỉnh tính từ ngày 5/9 đến sáng 8/9 (211,8 - 230 mm), do vậy, địa phương đang chỉ đạo các phòng, ban nhanh chóng mở cống, tháo nước; đồng thời tranh thủ tối đa thời gian có nắng trong ngày để thu hoạch gọn những diện tích lúa đã chín.

Tính đến thời điểm này, toàn tỉnh chỉ mới có huyện Cẩm Xuyên đã hoàn thành 100% thu hoạch. Nếu có nắng, các đợt mưa không quá gần nhau thì khả năng Thạch Hà và huyện Kỳ Anh cũng “về đích”. Trong khi đó, các địa phương còn lại tỷ lệ thu hoạch đạt từ 50 - 80% diện tích, thậm chí có địa phương mới chỉ hơn 20%.

Sẵn sàng phương án sấy lúa cho nông dân

Ứng phó với thời tiết xấu, phấn đấu bảo toàn năng suất lúa hè thu ở Hà Tĩnh

Bà con nông dân Thạch Hà tranh thủ từng giờ nắng ráo để xuống đồng thu hoạch.

Trên địa bàn hiện có 13 cơ sở sấy lúa (công suất từ 5 - 150 tấn/ngày đêm/cơ sở), trong đó: Đức Thọ 5 cơ sở, Thạch Hà 2 cơ sở, Can Lộc 5 cơ sở và Cẩm Xuyên 1 cơ sở. Theo chỉ đạo của UBND tỉnh, các địa phương đã lên các phương án để tổ chức hỗ trợ bà con nông dân phơi sấy, đảm bảo giảm thiểu thiệt hại sau thu hoạch.

Tại huyện Thạch Hà, đến chiều 7/9, đã hoàn thành 90% diện tích thu hoạch lúa hè thu (gần 6.900/7.646 ha). Trước thời điểm mưa lũ, huyện đã tích cực kết nối với các doanh nghiệp, hợp tác xã và khoảng 15 đầu mối thu mua nhỏ trên địa bàn để mua lúa tươi tại chân ruộng nhằm giải quyết vấn đề tiêu thụ lẫn áp lực phơi sấy cho bà con. Cùng đó, huyện cũng liên hệ với các chủ máy sấy để chủ động kế hoạch hỗ trợ bà con trong điều kiện mưa lũ khẩn cấp.

Ứng phó với thời tiết xấu, phấn đấu bảo toàn năng suất lúa hè thu ở Hà Tĩnh

Hệ thống máy sấy của Công ty TNHH KC Hà Tĩnh có thể đáp ứng công suất 100 tấn/ngày đêm.

Ông Lê Văn Thuận - Trưởng phòng NN&PTNT huyện Thạch Hà cho biết: “Trước mưa, toàn huyện đã có khoảng 2.000 tấn lúa tươi được tiêu thụ. Hiện nay, chúng tôi cũng đã liên hệ với 2 cơ sở sấy lúa trên địa bàn là Công ty TNHH KC Hà Tĩnh và cơ sở sấy lúa tư nhân tại xã Thạch Xuân, đáp ứng công suất hơn 105 tấn/ngày; đồng thời thông báo về các xã, thị trấn rà soát nhu cầu để sắp xếp và tổ chức sấy lúa cho bà con”.

Lộc Hà là địa bàn có nhiều xã nằm ở khu vực trũng thấp, thường xuyên chịu ảnh hưởng thiên tai. Hiện nay, địa phương mới thu hoạch đạt 22% diện tích. Để hạn chế thiệt hại, huyện một mặt động viên bà con chủ động trong việc thu hoạch, hong phơi tại gia đình; mặt khác có kế hoạch liên hệ với các đơn vị sấy lúa ở các huyện lân cận để đề phòng trong điều kiện bất lợi nhất của thời tiết. Tuy nhiên, việc thực hiện phương án này đang khá khó khăn vì đòi hỏi tiến độ thu hoạch đồng nhất để đảm bảo lượng lúa phù hợp với công suất của xe vận chuyển cũng như lò sấy.

Ứng phó với thời tiết xấu, phấn đấu bảo toàn năng suất lúa hè thu ở Hà Tĩnh

Công ty TNHH KC Hà Tĩnh đang tập trung gấp rút thu mua và tiến hành sấy nhanh các diện tích theo kế hoạch của công ty để có thể hỗ trợ bà con.

Những ngày qua, Công ty TNHH KC Hà Tĩnh - đơn vị đang có hệ thống sấy lớn nhất tỉnh với công suất 100 tấn/ngày đêm đang nỗ lực tập trung hoàn tất các kế hoạch của đơn vị để có thể đáp ứng kịp thời nhu cầu của các địa phương trong tình hình mưa lũ. Theo đó, hệ thống sấy của công ty có thể đáp ứng được khoảng 25 - 30 tấn lúa tươi/mẻ với mỗi ngày khoảng 3 mẻ sấy.

Ông Nguyễn Khánh Tùng - Giám đốc công ty cho biết: “Đợt lũ lụt tháng 10/2020 công ty cũng đã từng nhận sấy dịch vụ cho bà con nông dân. Để đảm bảo thuận lợi nhất, các địa phương cần hỗ trợ bà con trong việc rà soát nhu cầu, thu gom lúa về điểm tập kết trước khi đưa về lò sấy, đảm bảo hỗ trợ bà con và đáp ứng công suất của nhà máy”.

Theo khuyến cáo của ông Nguyễn Tuấn Thanh - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT, bà con nông dân cần tranh thủ các giờ nắng trong ngày để đẩy nhanh tiến độ thu hoạch lúa hè thu; chủ động hong phơi gió hoặc trong mái che để trau lúa, chờ thời tiết tốt hơn thì phơi khô khén. Các địa phương, đơn vị và người dân cần bám sát ruộng đồng để kịp thời tháo nước, tránh ngập úng. Đặc biệt, bà con không nên thu hoạch giữa mưa lũ sẽ gây thiệt hại năng suất và chất lượng của lúa...

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.
Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Nông dân Hà Tĩnh cần theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu keo, bệnh khô vằn, đốm lá... gây hại trên một số diện tích ngô đông để tránh ảnh hưởng năng suất.
"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

Thời điểm này, nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Tĩnh đã vào vụ cao điểm, chuẩn bị nguồn hàng cung ứng cho thị trường Tết năm 2025.
Rộn ràng mùa lúa mới

Rộn ràng mùa lúa mới

Cuối tháng 11, những cánh đồng ở Hà Tĩnh lại rền vang tiếng máy, tiếng người rộn ràng chuẩn bị sản xuất vụ đầu tiên của năm tới.
Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) công nhận sản phẩm “Chả cá sông Lam” và sản phẩm “Rau sạch An Tâm” đạt chuẩn OCOP hạng 3 sao đợt 5 năm 2024.