Vì sao hàng loạt lò giết mổ gia súc tập trung ở Hà Tĩnh phải “đóng cửa”?!

(Baohatinh.vn) - Công tác quản lý giết mổ gia súc còn lỏng lẻo, tình trạng giết mổ tại nhà ở nhiều địa phương vẫn diễn ra trong khi tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp đã khiến nhiều cơ sở giết mổ gia súc tập trung ở Hà Tĩnh “thu không đủ bù chi”...

Vì sao hàng loạt lò giết mổ gia súc tập trung ở Hà Tĩnh phải “đóng cửa”?!

Kiểm soát tốt việc giết mổ gia súc sẽ mang lại yên tâm cho người tiêu dùng.

Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Tĩnh, trên địa bàn tỉnh hiện có 39 cơ sở giết mổ gia súc với trên 1.000 người hành nghề, 1 chợ buôn bán giết mổ gia cầm và 1 nhà máy chế biến súc sản, cơ bản đáp ứng nhu cầu kinh doanh, giết mổ tập trung tại các xã, phường, thị trấn.

Công tác quản lý giết mổ tại một số địa phương dần đi vào nề nếp, ý thức vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường trong hoạt động kinh doanh, giết mổ được nâng lên đáng kể.

Trong năm 2019, số lượng gia súc đưa vào cơ sở giết mổ đã được quy hoạch, xây dựng và được kiểm soát giết mổ bình quân đạt 86% đối với trâu bò, 85% đối với lợn. Các địa phương có tỷ lệ gia súc được kiểm soát giết mổ đạt trên 85% như: TX Hồng Lĩnh, các huyện Hương Sơn, Thạch Hà, Lộc Hà, Cẩm Xuyên.

Vì sao hàng loạt lò giết mổ gia súc tập trung ở Hà Tĩnh phải “đóng cửa”?!

Thạch Hà là một trong những địa phương có tỷ lệ gia súc được kiểm soát giết mổ cao. Trong ảnh: Lực lượng chức năng huyện kiểm tra cơ sở giết mổ đóng trên địa bàn.

Tuy nhiên, công tác quản lý giết mổ còn lỏng lẻo, tình trạng người dân tự giết mổ tại nhà vẫn xảy ra nhiều ở một số địa phương. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn tới việc nhiều cơ sở giết mổ tập trung hoạt động khó khăn dẫn tới phải đóng cửa.

Hương Khê có 3 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung, trong đó cơ sở ở xã Phúc Đồng với công suất 50 con gia súc một ngày đêm; cơ sở ở xã Phúc Trạch công suất 70 con gia súc/ngày đêm; cơ sở ở xã Gia Phố... Tuy nhiên, tới thời điểm hiện tại, cả 3 cơ sở này đều đã phải đóng cửa.

Vì sao hàng loạt lò giết mổ gia súc tập trung ở Hà Tĩnh phải “đóng cửa”?!

Tuy nhiên, cũng có nhiều cơ sở giết mổ hoạt động không có hiệu quả.

“Đi vào hoạt động từ năm 2016 nhưng hơn 1 năm sau cơ sở đã phải đóng cửa vì số người đưa gia súc vào giết mổ rất ít, bình quân chỉ có 1 – 2 con/ngày, không có doanh thu để tiếp tục duy trì nữa”, anh Nguyễn Quang Hà - chủ cơ sở giết mổ gia súc ở xã Phúc Đồng nói.

Ngoài ra, còn có cơ sở giết mổ tập trung ở thị trấn Vũ Quang (Vũ Quang), xã Sơn Hà (Hương Sơn), xã Xuân Liên (Nghi Xuân), xã Cẩm Lĩnh (Cẩm Xuyên) và xã An Lộc (nay là xã Bình An, Lộc Hà) cũng phải đóng cửa do “thu không đủ chi”.

Vì sao hàng loạt lò giết mổ gia súc tập trung ở Hà Tĩnh phải “đóng cửa”?!

Tình trạng người dân tự ý mổ lợn ở nhà rồi mang ra chợ bán vẫn diễn ra ở nhiều địa phương.

Ông Trần Hùng - Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Tĩnh cho hay: Theo tính toán, muốn duy trì hoạt động thì bình quân mỗi ngày cơ sở giết mổ phải giết mổ được từ 20 con lợn trở lên thì tổng thu bình quân mới đạt 20 triệu đồng/tháng, trừ chi phí, còn lại được khoảng 5 triệu đồng/tháng.

Thế nhưng, thực tế số lượng cơ sở giết mổ đạt công suất trên chỉ “đếm trên đầu ngón tay”. Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của bệnh dịch tả lợn châu Phi dẫn tới số lợn giết mổ giảm bình quân 40 – 50%, càng gây khó cho các cơ sở giết mổ.

Vì sao hàng loạt lò giết mổ gia súc tập trung ở Hà Tĩnh phải “đóng cửa”?!

Ô nhiễm môi trường ở một số cơ sở giết mổ do không có chi phí nâng cấp, sửa chữa hạ tầng.

“Khi cơ sở giết mổ hoạt động kém hiệu quả sẽ kéo theo nhiều hệ lụy, trong đó có việc không sửa chữa, nâng cấp dẫn tới ô nhiễm môi trường, nguy cơ lây lan dịch bệnh. Khi cơ sở giết mổ không đảm bảo vệ sinh thì người dân cũng không tin tưởng đưa gia súc vào giết mổ. Thực tế này đã và đang diễn ra ở nhiều cơ sở” - ông Trần Hùng cho biết.

Bên cạnh đó, tại một số địa phương như huyện Hương Khê, Vũ Quang, chính quyền cấp huyện, cấp xã chưa quan tâm đúng mức đối với công tác quản lý giết mổ; việc thực hiện quy trình kiểm soát giết mổ còn nhiều bất cập, như kiểm soát, truy xuất nguồn gốc gia súc đầu vào còn gặp nhiều khó khăn; việc kiểm soát trong và sau giết mổ chưa tuân thủ quy trình, chủ yếu quan sát rồi lăn dấu, có thời điểm không có thú y kiểm tra…

Vì sao hàng loạt lò giết mổ gia súc tập trung ở Hà Tĩnh phải “đóng cửa”?!

Khi giết mổ ở các cơ sở giết mổ, thịt gia súc được đóng dấu kiểm định chất lượng trước khi xuất bán ra thị trường.

Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y, thời gian tới, đơn vị sẽ đánh giá thực trạng quản lý giết mổ trên địa bản tỉnh và đề ra hướng giải quyết; tổ chức tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ được phân công quản lý kiểm soát giết mổ cấp huyện và đội ngũ thú y viên trực tiếp làm công tác kiểm soát giết mổ tại cơ sở giết mổ. Đồng thời, tham mưu HĐND, UBND tỉnh có chính sách thích hợp đảm bảo quyền lợi tối thiếu cho chủ cơ sở và người trực tiếp làm công tác kiểm soát giết mổ tại cơ sở giết mổ.

Can Lộc phê bình nhiều xã để xảy ra tình trạng giết mổ gia súc tại gia

Phó Chủ tịch UBND huyện Can Lộc Nguyễn Duy Cường cho biết: Trong thời gian qua, tình hình giết mổ gia súc ở 4 cơ sở giết mổ tập trung trên địa bàn huyện giảm mạnh, bên cạnh đó có một số địa phương đang còn buông lỏng công tác quản lý giết mổ gia súc nên có nhiều hộ “tể lô” chưa đưa gia súc vào lò giết mổ tập trung.

Đặc biệt, từ thời gian trước, trong và sau Tết lại nay, một số xã như: Mỹ Lộc, Gia Hanh, Quang Lộc, Sơn Lộc, Xuân Lộc, Tùng Lộc, Thuần Thiện, Thanh Lộc,Vượng Lộc để một số hộ giết mổ lợn trong khu dân cư, không vào lò giết mổ tập trung.

Chủ tịch UBND huyện nghiêm khắc phê bình Chủ tịch UBND các xã: Mỹ Lộc, Quang Lộc, Sơn Lộc, Tùng Lộc chưa tập trung chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn, xử lý còn để nhiều hộ giết mổ gia súc giết mổ tại nhà làm ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường khu dân cư.

Chủ tịch UBND huyện Can Lộc yêu cầu các xã, thị trấn phải tăng cường hướng dẫn, kiểm tra công tác kiểm soát giết mổ gia súc; giao các hộ giết mổ gia súc phải chấp hành đưa gia súc giết mổ vào lò giết mổ tập trung, nếu hộ nào không chấp hành thì Ban Quản lý chợ không cho đưa gia súc giết mổ vào bán tại chợ và kiên quyết xử lý xử phạt...

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Với đa dạng sản phẩm đặc sản của tỉnh được trưng bày, Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 được đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm, tạo không khí nhộn nhịp.
Bám biển mùa "gió chướng"

Bám biển mùa "gió chướng"

Dù thời tiết không thuận nhưng những ngư dân yêu lao động ở xã Thịnh Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì bám biển, chăm chỉ mưu sinh.
Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.