Giết mổ gia súc, gia cầm tự phát, nguy cơ lây nhiễm bệnh nguy hiểm từ động vật

(Baohatinh.vn) - Mặc dù các cơ quan chức năng Hà Tĩnh đã có nhiều khuyến cáo liên quan đến việc lây nhiễm các dịch bệnh nguy hiểm từ thói quen giết mổ gia súc, gia cầm tự phát, tuy nhiên, tình trạng này vẫn xảy ra khá nhiều nơi, phớt lờ những nguy cơ tiềm ẩn…

Giết mổ gia súc, gia cầm tự phát, nguy cơ lây nhiễm bệnh nguy hiểm từ động vật

Giết mổ gia súc phải thực hiện tại lò giết mổ tập trung, có kiểm soát dịch bệnh và dảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Từ khi dịch tả lợn châu Phi xảy ra, đi đến đâu cũng thấy mọi người “họp bàn” chuyện mua lợn “sạch” về tự làm và chia nhau. Ngay trong khu tôi ở, nhà ở san sát, vậy mà cũng có lần phải “giật mình” vì bác hàng xóm đưa lợn về giết mổ.

Hỏi ra thì nghe bác giải thích, đây là lợn “còi” ăn rau, ăn chuối được một bà thím ở quê nuôi, chẳng “dính” đến... bệnh dịch. Chẳng phải một lần, cứ lúc nào tìm được “mối”, bác và nhóm bạn đều “đụng” lợn. Có điều, tất cả những thông tin được cho là lợn "sạch” của bác hàng xóm ấy đều nghe qua... lời kể của người chăn nuôi. Và, mặc nhiên, chẳng thấy quan tâm mấy đến giấy tờ tiêm phòng của con gia súc, vùng chăn nuôi có nằm ở vùng dịch không...

Theo ý kiến từ cơ quan thú y (Sở NN&PTNT Hà Tĩnh) thì nguồn thực phẩm được giết mổ từ hình thức tự phát sẽ rất khó để kiểm soát chất lượng. Bởi lẽ, giết mổ không đảm bảo kỹ thuật, xử lý chất thải và tiêu độc khử trùng, không có sự giám sát của lực lượng thú y sẽ gây ảnh hưởng đến vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trường và tăng nguy cơ lây lan, tái phát các loại dịch bệnh, trong đó có dịch tả lợn châu Phi chưa qua thời gian nhạy cảm.

Giết mổ gia súc, gia cầm tự phát, nguy cơ lây nhiễm bệnh nguy hiểm từ động vật

Hiện nay, ở các chợ vẫn xảy ra tình trạng giết mổ gia cầm không đảm bảo vệ sinh

Điều đáng nói, không chỉ giết mổ tự phát theo kiểu “tự sản tự tiêu”, một số địa phương vẫn chưa “dẹp” hẳn được điểm buôn bán, giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ trong khu dân cư, trở thành “môi giới” truyền bệnh nguy hiểm và khó kiểm soát.

Cũng theo ý kiến chuyên gia, hiện nay, các loại bệnh trên người phổ biến đều có nguồn gốc từ động vật hoặc lây nhiễm từ động vật. Trong đó, có những bệnh dịch từng là nỗi đe dọa đến sức khỏe con người như: Căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS những năm 1980 bắt nguồn từ loài vượn lớn; virus Zika bắt nguồn từ loài muỗi; dơi ăn trái truyền dịch Ebola; lợn truyền cúm A/H1N1, cúm gia cầm H5N1… Và, hiện nay, dơi được cho là nguồn cơn của dịch virus Corona.

Giết mổ gia súc, gia cầm tự phát, nguy cơ lây nhiễm bệnh nguy hiểm từ động vật

Hà Tĩnh vẫn nằm trong nhóm các địa phương “nhạy cảm” với nhiều loại dịch bệnh trên gia súc, gia cầm.

Với điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, từ nhiều năm nay, Hà Tĩnh luôn nằm trong nhóm các địa phương có tiềm ẩn bùng phát các loại dịch bệnh nguy hiểm trên gia súc, gia cầm. Bởi vậy, bên cạnh những khuyến cáo về tăng cường các giải pháp phòng tránh thì người dân cần tuân thủ các quy định về chăn nuôi, giết mổ, chế biến các loại động vật, hạn chế thấp nhất lây lan và lây sang người.

Trong đó, cần thực hiện các biện pháp chăn nuôi, giết mổ đúng quy định; không ăn thịt động vật sống; sử dụng thực phẩm có nguồn gốc và kiểm soát về an toàn vệ sinh thực phẩm…

Chủ đề Dịch bệnh GS-GC

Đọc thêm

Niềm vui hiến đất mở đường ở xóm đạo toàn tòng

Niềm vui hiến đất mở đường ở xóm đạo toàn tòng

Hy sinh lợi ích, bà con giáo dân thôn Vĩnh Phúc đã tích cực hiến đất và tài sản trị giá hàng tỷ đồng để mở đường giao thông, góp phần xây vùng quê nông thôn mới kiểu mẫu ở xã Nam Phúc Thăng, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh).
Biến rác thải thành hàng trăm tấn phân bón hữu cơ

Biến rác thải thành hàng trăm tấn phân bón hữu cơ

Mô hình "Tổ hợp tác xử lý rác hữu cơ" của Hội LHPN xã Kỳ Phong, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đi vào hoạt động không chỉ góp phần làm tốt công tác bảo vệ môi trường mà còn biến hàng trăm tấn rác thải thành nguồn phân bón hữu ích.
Người dân Hà Tĩnh trúng đậm ốc tép

Người dân Hà Tĩnh trúng đậm ốc tép

Với giá bán 300.000 - 320.000 đồng/tạ ốc tép, ngư dân Hà Tĩnh có thể thu về từ 1,5-3 triệu đồng/ngày nhờ tích cực kéo lưới thu hoạch "lộc biển".
Hương Sơn có thêm 3 sản phẩm OCOP 3 sao

Hương Sơn có thêm 3 sản phẩm OCOP 3 sao

Huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) vừa chấm điểm công nhận 5 sản phẩm được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao năm 2025, trong đó, 2 sản phẩm đánh giá lại và 3 sản phẩm mới.
Thạch Kim đẩy mạnh phát triển kinh tế biển

Thạch Kim đẩy mạnh phát triển kinh tế biển

Xã Thạch Kim, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) tiếp tục phát huy thế mạnh của địa phương giáp biển để phát triển sản xuất, đảm bảo sinh kế, tạo nền tảng và động lực phát triển KT-XH.
Ngành chuyên môn Hà Tĩnh khuyến cáo gì cho vụ tôm xuân - hè 2025?

Ngành chuyên môn Hà Tĩnh khuyến cáo gì cho vụ tôm xuân - hè 2025?

Người dân Hà Tĩnh chuẩn bị bước vào vụ nuôi tôm xuân hè 2025. Bà Nguyễn Thị Hoài Thúy – Trưởng phòng Quản lý, nuôi trồng thủy sản (Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh) đã có những khuyến cáo nhằm giúp người dân giành thắng lợi trong vụ nuôi sắp tới.
Giá trị nhung hươu Hương Sơn ngày càng tăng cao

Giá trị nhung hươu Hương Sơn ngày càng tăng cao

Huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) chú trọng áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăm sóc, cải thiện chất lượng đàn hươu, tập trung chế biến sâu, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế.
Nuôi lươn không bùn ở Cẩm Quang

Nuôi lươn không bùn ở Cẩm Quang

Mô hình nuôi lươn bằng bể không bùn của anh Nguyễn Quốc Hữu (xã Cẩm Quang, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) dự kiến cho thu hoạch khoảng 15-17 tấn lươn thương phẩm sau 10-12 tháng thả nuôi.
Ngư dân bội thu, tiểu thương phấn khởi

Ngư dân bội thu, tiểu thương phấn khởi

Những chuyến biển gần đây, ngư dân Hà Tĩnh trúng đậm nhiều luồng cá cơm, cá trích, mực, cá bạc má… tạo nguồn cung hải sản đa dạng, đáp ứng nhu cầu thị trường đồng thời mang về nguồn thu nhập khá.