Vì sao phải điều chỉnh 3,15 km mốc thực địa GPMB cao tốc Bắc - Nam đoạn qua Thạch Hà?

(Baohatinh.vn) - Việc điều chỉnh mốc thực địa giải phóng mặt bằng (GPMB) đoạn cao tốc Bãi Vọt – Hàm Nghi đã cắm qua 2 xã Thạch Ngọc, Lưu Vĩnh Sơn khiến huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) gặp khó khăn trong việc tuyên truyền và công tác kiểm đếm đền bù.

Vì sao phải điều chỉnh 3,15 km mốc thực địa GPMB cao tốc Bắc - Nam đoạn qua Thạch Hà?

Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư dự án cao tốc Bắc – Nam huyện Thạch Hà tiếp nhận mốc GPMB đoạn cao tốc Bãi Vọt - Hàm Nghi từ Ban QLDA Thăng Long.

Trong 3 dự án thành phần cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2021 – 2025 đi qua Hà Tĩnh là Bãi Vọt – Hàm Nghi, Hàm Nghi – Vũng Áng và Vũng Áng – Bùng thì đoạn qua huyện Thạch Hà có 2 dự án thành phần là Bãi Vọt – Hàm Nghi, Hàm Nghi – Vũng Áng với tổng chiều dài hơn 18 km, ảnh hưởng tới 7 xã, gồm: Việt Tiến, Thạch Ngọc, Lưu Vĩnh Sơn, Thạch Đài, Thạch Xuân, Tân Lâm Hương, Nam Điền.

Theo tính toán của Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư dự án cao tốc Bắc – Nam huyện Thạch Hà thì để phục vụ triển khai dự án, cần thu hồi 151 ha đất các loại, di dời 150 ngôi mộ, tái định cư 168 hộ dân.

Vì sao phải điều chỉnh 3,15 km mốc thực địa GPMB cao tốc Bắc - Nam đoạn qua Thạch Hà?

Huyện Thạch Hà tổ chức lấy ý kiến cộng đồng dân cư tại xã Thạch Ngọc về chủ trương thực hiện dự án cao tốc Bắc - Nam.

Thời điểm này, huyện Thạch Hà đã tiếp nhận mốc GPMB hơn 18 km của tuyến chính cao tốc đi qua và tiến hành lấy ý kiến cộng đồng dân cư để tạo sự đồng thuận trong Nhân dân cũng như thực hiện việc kiểm đếm đất ở của 33/168 hộ với diện tích 22.261/76.500 m2, đất nông nghiệp 108,43/130,9 ha…

Bên cạnh đó, huyện cũng đã tiến hành khảo sát, lập phương án quy hoạch các khu tái định cư, tổ chức họp để lấy ý kiến người dân phải tái định cư các xã Thạch Ngọc (Vùng Cựa Trộc, thôn Ngọc Sơn, diện tích 1,3 ha), Lưu Vĩnh Sơn (vùng Cửa Trùa, thôn Vĩnh Cát, diện tích 2,39 ha), Thạch Xuân (vùng Xứ Đồng ngoài kênh, thôn Tân Thanh, diện tích 0,8 ha và Tân Lâm Hương (vùng Đồng Vực, thôn Bình Tiến, diện tích 0,4 ha và vùng Đồng Dưng, thôn Văn Bình, diện tích 0,9 ha).

Vì sao phải điều chỉnh 3,15 km mốc thực địa GPMB cao tốc Bắc - Nam đoạn qua Thạch Hà?

Khu vực mà huyện Thạch Hà lựa chọn để quy hoạch xây dựng khu tái định cư tại vùng Cửa Trùa, thôn Vĩnh Cát, xã Lưu Vĩnh Sơn với diện tích 2,39 ha.

“Thời gian qua, Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư dự án cao tốc Bắc – Nam huyện cùng với các địa phương đã tích cực tuyên truyền tới người dân và đôn đốc các công việc để góp phần đảm bảo hoàn thành mục tiêu bàn giao 70% diện tích mặt bằng của các gói thầu xây lắp khởi công trước ngày 20/11/2022 và bàn giao toàn bộ diện tích còn lại trong quý II/2023 theo yêu cầu của Chính phủ, Bộ GTVT mà UBND tỉnh đã chỉ đạo” - Phó Chủ tịch UBND huyện Thạch Hà Nguyễn Văn Sáu thông tin.

Vì sao phải điều chỉnh 3,15 km mốc thực địa GPMB cao tốc Bắc - Nam đoạn qua Thạch Hà?

Tại xã Thạch Ngọc đã kiểm đếm được đất đai, tài sản của 103/145 hộ nhưng do có sự điều chỉnh hướng tuyến nên phải tiến hành xác định lại.

Theo ông Nguyễn Văn Sáu, tính tới thời điểm này, huyện đang thực hiện các công việc đúng tiến độ, nhất là công tác GPMB. Tuy nhiên, vừa qua, Ban QLDA Thăng Long – chủ đầu tư 2 đoạn cao tốc Bãi Vọt – Hàm Nghi và Hàm Nghi – Vũng Áng, đã có điều chỉnh mốc thực địa GPMB dài 3,15 km qua 2 xã Thạch Ngọc (hơn 1 km) và Lưu Vĩnh Sơn (hơn 2 km) mà đơn vị này đã cắm và bàn giao cho địa phương trước đó.

Trước khi có sự điều chỉnh hướng tuyến này, Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư dự án cao tốc Bắc – Nam huyện Thạch Hà đã cùng với xã Thạch Ngọc và Lưu Vĩnh Sơn tiến hành họp dân để lấy ý kiến về triển khai dự án cũng như thực hiện công tác tuyên truyền, kiểm đếm.

Tại xã Thạch Ngọc đã kiểm đếm được đất đai, tài sản của 103/145 hộ, trong đó đất ở của 13/23 hộ, đất nông nghiệp của 90/122 hộ; xã Lưu Vĩnh Sơn kiểm đếm được đất ở của 4/4 hộ, đất nông nghiệp 55/126 hộ và đất 4 trang trại.

Vì sao phải điều chỉnh 3,15 km mốc thực địa GPMB cao tốc Bắc - Nam đoạn qua Thạch Hà?

Khu vực điều chỉnh hướng tuyến cao tốc đoạn qua xã Lưu Vĩnh Sơn gần với điểm kết nối cầu vượt đường tỉnh ĐT.550.

“Do có sự điều chỉnh hướng tuyến nên gần như kết quả công việc thực hiện tại 2 địa phương này phải hủy bỏ và huyện lại bắt tay làm lại bởi khi điều chỉnh thì các số liệu kèm theo về diện tích đất, số hộ dân bị ảnh hưởng cũng thay đổi. Điều này khiến huyện gặp khó khăn khi cần phải tổ chức họp dân lại một lần nữa để thông báo với các hộ đã kiểm đếm là không bị ảnh hưởng từ dự án và thông tin với hộ dân phát sinh từ sự thay đổi để tạo sự đồng thuận trong việc kiểm kê, kiểm đếm” - Phó Chủ tịch UBND huyện Thạch Hà Nguyễn Văn Sáu cho hay.

Thời điểm này, huyện Thạch Hà đã tiếp nhận mốc thực địa GPMB mới từ Ban QLDA Thăng Long và tiến hành trích lục bản đồ địa chính để tính toán lại số liệu đất đai, phạm vi ảnh hưởng.

Vì sao phải điều chỉnh 3,15 km mốc thực địa GPMB cao tốc Bắc - Nam đoạn qua Thạch Hà?

Mốc GPMB mới đã được Ban QLDA Thăng Long cắm lại và bàn giao cho Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư dự án cao tốc Bắc – Nam huyện Thạch Hà.

Trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Đăng Cường – cán bộ Ban QLDA Thăng Long nói rằng, việc điều chỉnh mốc GPMB 3,15 km qua xã Thạch Ngọc, Lưu Vĩnh Sơn (huyện Thạch Hà) nằm trong đoạn cao tốc Bãi Vọt – Hàm Nghi. Theo đó, tim tuyến cao tốc sẽ dịch sang bên trái theo hướng Bắc – Nam với khoảng cách điểm xa nhất so với mốc GPMB đã cắm trước đó là 50m.

“Sau khi cắm mốc thực địa GPMB tuyến chính cao tốc, đơn vị tư vấn thiết kế (Bộ GTVT) đã xem xét, đánh giá lại thì thấy cần phải “thay đổi bán kính đường cong” nên quyết định điều chỉnh hướng tuyến 3,15 km cao tốc qua 2 xã Thạch Ngọc và Lưu Vĩnh Sơn để phù hợp với điểm vuốt nối vào cầu vượt đường tỉnh 550. Việc thay đổi đơn thuần chỉ xuất phát từ yếu tố kỹ thuật và đã được Bộ GTVT chấp thuận” - ông Nguyễn Đăng Cường lý giải.

Theo đánh giá của ông Nguyễn Đăng Cường, việc thay đổi mốc thực địa GPMB ít nhiều gây khó khăn cho công tác kiểm đếm, bồi thường, GPMB của huyện Thạch Hà và những hộ dân nằm trong phạm vi thay đổi. Tuy nhiên, việc thay đổi là bất khả kháng.

Chủ đề Cao tốc Bắc - Nam qua Hà Tĩnh

Đọc thêm

Mục tiêu tăng trưởng từ 8% (bài 2): Khơi thông các dòng vốn, giải phóng nguồn lực

Mục tiêu tăng trưởng từ 8% (bài 2): Khơi thông các dòng vốn, giải phóng nguồn lực

Thúc đẩy tiến độ các dự án trọng điểm, đẩy nhanh giải ngân đầu tư công, kích hoạt các dòng vốn chảy vào nền kinh tế, thu hút dự án đầu tư mới… là những nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục được Hà Tĩnh tập trung triển khai. Đây được xem là những bước đi quan trọng nhằm giải phóng nguồn lực, thúc đẩy các động lực nội tại để về đích mục tiêu tăng trưởng GRDP từ 8% trong năm 2025.
Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Thay vì rộn ràng thu hoạch những giọt mật đầu vụ như các năm trước, năm nay, người dân huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) đang trải qua một mùa mật ong chính vụ kém vui.
Lực đẩy nào cho doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo?

Lực đẩy nào cho doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo?

Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp đã mạnh dạn chuyển đổi sang mô hình tăng trưởng mới dựa trên năng suất và đổi mới sáng tạo. Dù vậy, hệ sinh thái khởi nghiệp ở Hà Tĩnh vẫn còn nhiều khó khăn, chưa có những lực đẩy đủ lớn để thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp.
Mục tiêu tăng trưởng từ 8% (bài 1): Kỳ vọng sức bật ở các lĩnh vực kinh tế trọng điểm

Mục tiêu tăng trưởng từ 8% (bài 1): Kỳ vọng sức bật ở các lĩnh vực kinh tế trọng điểm

Bài toán để các ngành kinh tế chủ lực như công nghiệp, tM-DV và nông nghiệp tăng thêm điểm phần trăm về tăng trưởng, góp phần hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng chung cả năm từ 8% được các cấp, ngành tập trung tìm lời giải với phương châm đổi mới, đột phá, sáng tạo, chủ động, dám nghĩ, dám làm.
Hà Tĩnh với chặng nước rút góp phần gỡ thẻ vàng IUU

Gỡ thẻ vàng IUU: Hà Tĩnh quyết liệt "chặng nước rút"

Đợt thanh tra lần thứ 5 của Ủy ban Châu Âu được xem là thời điểm quyết định để Việt Nam gỡ cảnh báo thẻ vàng IUU. Xác định rõ nhiệm vụ này, Hà Tĩnh đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trong "chặng nước rút", đặc biệt tạo nên những thay đổi tích cực, nhất là trong nhận thức, trách nhiệm của ngư dân.
Mỹ phẩm ngoại không có nhãn phụ tiếng Việt

Nhan nhản mỹ phẩm ngoại không có nhãn phụ tiếng Việt

Không ít cơ sở kinh doanh mỹ phẩm ở TP Hà Tĩnh bày bán sản phẩm mang nhãn hiệu nước ngoài nhưng không có tem nhãn phụ bằng tiếng Việt theo quy định, khiến người tiêu dùng gặp khó trong xác định thông tin về thành phần, công dụng và hạn sử dụng.