Vợ chồng nghèo 10 năm cuốc đất Khe Mây thành trang trại cam tiền tỷ

(Baohatinh.vn) - Cách đây hơn 10 năm, vợ chồng anh Nguyễn Văn Đồng và chị Đinh Thị Thiên ở xã Hương Đô (Hương Khê - Hà Tĩnh) tiên phong mang cuốc, xẻng vào khai hóa vùng đất Khe Mây. Hiện tại, đồi sim, mua ngày ấy đã biến thành trang trại cam tiền tỷ...

vo chong ngheo 10 nam cuoc dat khe may thanh trang trai cam tien ty

Đến nay, trang trại gia đình anh Đồng cho thu nhập gần 1 tỷ đồng mỗi năm

Cưới nhau từ năm 2005, sau gần 1 năm suy tính, hai vợ chồng anh Đồng, chị Thiên quyết tâm “nếm mật nằm gai” vào khai hoang vùng Trại Trửa (một vùng đồi ở Khe Mây) để lập nghiệp.

“Ngày đầu, cây cối rậm rạp phủ hết lối đi, hai vợ chồng nhìn nhau không biết bắt đầu từ đâu, chúng tôi phải thuê máy đào, máy xới làm từng vùng đất. Phải mất gần 1 năm sau chúng tôi mới có đất để trồng cam. Khó khăn nhất là hai vợ chồng còn trẻ, thiếu thốn đủ bề, vốn liếng ít ỏi được gom góp từ những ngày đi làm công nhân ở TP Hồ Chí Minh. Nhờ anh em họ hàng và vay ngân hàng, chúng tôi mượn khoảng 50 triệu đồng. Số vốn này vào thời điểm lúc bấy giờ là rất lớn, tất cả đều được dồn hết vào việc mua cây giống và phân bón. Lứa đầu tiên, chúng tôi trồng hơn 400 gốc cam, ngoài ra, trồng xen thêm một số cây ăn quả khác như quýt, tắt…” - chị Thiên chia sẻ.

vo chong ngheo 10 nam cuoc dat khe may thanh trang trai cam tien ty

Lấy chất lượng làm uy tín, anh Đồng đang nỗ lực góp phần mở rộng, khẳng định thương hiệu cam Khe Mây trên thị trường

Để tiết kiệm chi phí, gia đình anh Đồng hạn chế thuê nhân công, tự tay chăm bón, mở rộng diện tích vườn cam. Thậm chí, để có thêm vốn, anh Đồng còn làm thương lái, thu mua cam của dân trong vùng rồi bán lại cho các đại lý, doanh nghiệp. Sau một thời gian vất vả, năm 2009, lứa cam đầu tiên cho thu hoạch với sản lượng hơn 1 tấn.

Thấy có tiềm năng và tin tưởng vào con đường đã lựa chọn, vợ chồng anh quyết định sử dụng các khoản lợi nhuận để mở rộng diện tích. Với phương châm “lấy ngắn nuôi dài”, “lấy công làm lãi”, sau 5 năm, anh Đồng có vườn cam với hơn 1.500 gốc. Khi lợi nhuận cao hơn, anh chị bắt đầu thuê nhân công. Vào mùa chính vụ, trang trại tạo việc làm cho hơn 10 lao động địa phương.

vo chong ngheo 10 nam cuoc dat khe may thanh trang trai cam tien ty

Ngoài nguồn thu từ sản lượng quả của hơn 1.500 gốc cam đã cho thu hoạch, mỗi năm vườn ươm cây giống còn cho thu nhập hơn 200 triệu đồng.

Để có thêm kiến thức, anh Đồng tham gia các lớp đào tạo kỹ thuật được cơ quan nhà nước tổ chức ngay tại địa phương. Anh Đồng phấn khởi khoe: Sau khi tham gia lớp đào tạo nghề, anh đã mạnh dạn thay đổi cách làm truyền thống. Kết quả, đến nay, trang trại 3 ha của gia đình anh với 1.500 gốc cam, quýt cho sản lượng khoảng 20 tấn/năm, thu nhập khoảng 600 triệu đồng. Ngoài ra, tiền thu từ vườn ươm cây giống đạt hơn 200 triệu đồng/năm.

Đặc biệt, toàn bộ trang trại của gia đình đã được đầu tư hệ thống tưới nhỏ giọt, thực hiện sản xuất nông nghiệp an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP. Để quảng bá thương hiệu cam Khe Mây cũng như trang trại cam của mình, anh Đồng đã chủ động tìm kiếm thị trường, phát triển thương hiệu, nhãn mác cho sản phẩm.

“Lấy chất lượng làm uy tín, tôi sẽ cố gắng để vị ngọt của cam Khe Mây ngày càng lan tỏa trên thị trường” - anh Đồng nói thêm.

Đọc thêm

Phấn đấu gỡ "thẻ vàng IUU" trong năm 2025

Phấn đấu gỡ "thẻ vàng IUU" trong năm 2025

Đây là một trong những yêu cầu mà Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đặt ra với ngành Nông nghiệp tại hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai kế hoạch năm 2025 của Bộ NN&PTNT.
Nỗ lực mở rộng mạng lưới nước sạch cho vùng nông thôn

Nỗ lực mở rộng mạng lưới nước sạch cho vùng nông thôn

Để tăng tỷ lệ hộ nông thôn được tiếp cận với nước sạch đạt chuẩn, Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn Hà Tĩnh không ngừng triển khai các giải pháp, mở rộng mạng lưới, cung cấp và cải thiện chất lượng nước phục vụ người dân.
Chống rét cho thủy sản nuôi ở Hà Tĩnh

Chống rét cho thủy sản nuôi ở Hà Tĩnh

Trước dự báo thời tiết còn nhiều đợt rét đậm, rét hại, các cơ sở và hộ nuôi trồng thủy sản ở Hà Tĩnh đã chủ động thực hiện các giải pháp chống rét cho tôm, cá.
Ngư dân Hà Tĩnh tất bật mưu sinh dịp cuối năm

Ngư dân Hà Tĩnh tất bật mưu sinh dịp cuối năm

Trong cái giá lạnh của những ngày cuối năm, ngư dân Hà Tĩnh vẫn nỗ lực vươn khơi với hy vọng mang về nhiều lộc biển để trang trải cuộc sống, đón một cái Tết ấm no bên gia đình.
Đào phai vào mùa tuốt lá

Đào phai vào mùa tuốt lá

Thời điểm này, các chủ vườn đào ở xã Cổ Đạm (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đang tất bật tuốt lá để đào ra nụ và lộc mới, cung ứng ra thị trường vào dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.