Võ sư Mai Thanh Ba: Tự hào về truyền thống cách mạng của gia đình, quê hương Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Ít người biết rằng người đầu tiên đem huy chương vàng thế giới ở bộ môn Wushu, nội dung tán thủ cho thể thao Việt Nam được sinh ra trong một gia đình có truyền thống cách mạng ở xã Tân Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh). Anh là võ sư Mai Thanh Ba, hiện là Tổng thư ký Liên đoàn Võ thuật tổng hợp (MMA) Việt Nam.

Võ sư Mai Thanh Ba giới thiệu về giải đấu MMA năm 2022, do Liên đoàn võ thuật tổng hợp Việt Nam tổ chức sẽ diễn ra trong thời gian tới. (Video do NVCC)

Vận động viên võ thuật mang vinh quang về cho Tổ quốc

Gặp võ sư Mai Thanh Ba ở ngoài đời, khi anh cùng bố mẹ trở về Hà Tĩnh đón nhận bằng xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh Nhà lưu niệm Mai Hòe, tôi khá ấn tượng với cách nói chuyện gần gũi, chân thành có phần mộc mạc đậm chất người Nghệ của anh.

Võ sư Mai Thanh Ba: Tự hào về truyền thống cách mạng của gia đình, quê hương Hà Tĩnh

Võ sư Mai Thanh Ba - Tổng thư ký Liên đoàn Võ thuật tổng hợp Việt Nam

“Dù sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, có thời gian sống ở nước ngoài nhưng mỗi lần trở về Hà Tĩnh, tôi đều cảm thấy thân thương, gần gũi. Ông bà, bố mẹ tôi đều sinh ra ở đây. Tuổi thơ của tôi cũng gắn liền với quê hương nhiều kỷ niệm, trong những kỳ nghỉ hè” - võ sư Mai Thanh Ba chia sẻ.

Sinh năm 1972, võ sư Mai Thanh Ba bắt đầu tham gia tập luyện võ thuật cổ truyền từ lúc còn nhỏ. Năm 18 tuổi, khi đang là sinh viên Trường Đại học Kinh tế quốc dân (Hà Nội), anh bắt đầu đi vào con đường luyện tập võ thuật chuyên nghiệp.

Với năng khiếu cùng niềm đam mê, nỗ lực, Mai Thanh Ba nhanh chóng gặt hái nhiều thành công như: 2 huy chương vàng và 1 huy chương bạc biểu diễn binh khí tại giải võ thuật cổ truyền Hà Nội 1991; huy chương đồng Liên hoan võ thuật Thiếu Lâm quốc tế năm 1992 tại Hà Nam (Trịnh Châu, Trung Quốc).

Võ sư Mai Thanh Ba: Tự hào về truyền thống cách mạng của gia đình, quê hương Hà Tĩnh

Võ sư Mai Thanh Ba (thứ 3 từ phải sang) tại Giải vô địch Wushu thế giới lần thứ 2, tổ chức tại Malaysia năm 1993. Ảnh: Tư liệu NVCC

Đặc biệt, năm 1993, tại Giải vô địch Wushu thế giới lần thứ 2 tổ chức tại Malaysia, Mai Thanh Ba giành được huy chương vàng đầu tiên cho thể thao Việt Nam ở nội dung tán thủ và được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng 3.

Nối tiếp thành công, võ sư Mai Thanh Ba còn giành được nhiều thành tích đáng nể khác ở nhiều giải đấu trong và ngoài nước, như: huy chương vàng hạng 56kg giải vô địch Wushu Đông Nam Á năm 1995 tại Hà Nội, xếp hạng 5 tại giải Wushu thế giới lần thứ 3 hạng 56kg năm 1995 tại Mỹ...

Sau khi ngừng thi đấu, Mai Thanh Ba tiếp tục đóng góp cho nền thể thao nước nhà ở vai trò một huấn luyện viên võ thuật. Hiện tại, anh là Tổng thư ký Liên đoàn Võ thuật MMA Việt Nam với các khóa đào tạo và giải đấu MMA nhằm giúp các vận động viên Việt Nam nâng cao trình độ trong bộ môn thể thao mang tính chuyên nghiệp của thế giới.

Tự hào về truyền thống cách mạng

Võ sư Mai Thanh Ba cho biết: “Bố mẹ tôi đều xuất thân trong những gia đình có truyền thống cách mạng ở Hà Tĩnh. Từ nhỏ, ông bà luôn dạy dỗ và nhắc nhở chúng tôi ghi nhớ về nguồn cội của mình. Tôi luôn mang theo niềm tự hào về truyền thống cách mạng của gia đình và quê hương xứ Nghệ trên mỗi đấu trường.

Võ sư Mai Thanh Ba: Tự hào về truyền thống cách mạng của gia đình, quê hương Hà Tĩnh

Võ sư Mai Thanh Ba cùng bố mẹ anh (hàng đầu, bên trái) tại Lễ đón nhận bằng xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh Nhà lưu niệm Mai Hòe (xã Tân Lộc, Lộc Hà), tháng 5/2022.

Bố mẹ võ sư Mai Thanh Ba là ông Mai Khắc Tuấn (SN 1930, quê quán xã Tân Lộc, Lộc Hà) và bà Trần Thị Hạnh Nguyên (SN 1938, quê ở xã Quang Lộc, Can Lộc).

Ông Tuấn từng là học viên khóa đầu tiên của Trường Thiếu sinh quân Liên khu IV, sau này là cán bộ Đại sứ quán Việt Nam tại Ba Lan những năm trước 1991. Ông nội của võ sư Mai Thanh Ba là cụ Mai Thát (con cụ Mai Hòe) - cán bộ hoạt động cách mạng tiền khởi nghĩa, từng được Nhà nước tặng bằng “Gia đình có công với nước”. Năm 1961, ông Mai Thát được Chủ tịch Hồ Chí Minh mời ra Hà Nội dự lễ Quốc khánh 2/9.

Võ sư Mai Thanh Ba: Tự hào về truyền thống cách mạng của gia đình, quê hương Hà Tĩnh

Võ sư Mai Thanh Ba cùng bố là cụ Mai Đình Tuấn (áo dài màu vàng) đại diện gia đình nhận bằng xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh Nhà lưu niệm Mai Hòe.

“Tôi luôn cảm thấy biết ơn truyền thống cách mạng của gia đình và quê hương Hà Tĩnh. Bởi đó là động lực lớn giúp tôi rèn luyện ý chí và nỗ lực đạt được những thành công như hôm nay”- võ sư Mai Thanh Ba chia sẻ.

Chủ đề NGƯỜI HÀ TĨNH

Chủ đề Đời sống văn hóa

Đọc thêm

Thắp sáng giá trị gia đình Việt giữa nhịp sống mới

Thắp sáng giá trị gia đình Việt giữa nhịp sống mới

Bằng nhiều cách tiếp cận và truyền tải linh hoạt, ngành VH-TT&DL Hà Tĩnh đang nỗ lực làm mới công tác gia đình, để các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp tiếp tục được khơi dậy và lan tỏa trong cộng đồng.
Khi ví, giặm "chạy show"…

Khi ví, giặm "chạy show"…

Không còn đơn thuần xuất hiện trên sân khấu hội diễn tuyên truyền, dân ca ví, giặm ở Hà Tĩnh từng bước hiện diện trong các show diễn giải trí, chuyển hóa thành sản phẩm của công nghiệp văn hóa.
Anh Nghĩa làm nhiều việc nghĩa

Anh Nghĩa làm nhiều việc nghĩa

Bằng nhiều việc làm cụ thể, thiết thực như hiến đất mở đường, giúp đỡ người nghèo, tích cực trong các hoạt động của địa phương, anh Trương Quang Nghĩa, thôn Bắc Thượng, xã Thạch Đài (TP Hà Tĩnh) đã góp sức làm cho quê hương thay da đổi thịt.
Đình làng - nơi lưu giữ những giá trị truyền thống

Đình làng - nơi lưu giữ những giá trị truyền thống

Cây đa, bến nước, sân đình là biểu tượng của làng quê trong tâm thức bao thế hệ. Trong đó, đình làng là nơi sinh hoạt văn hóa của cộng đồng, nơi lưu giữ nhiều nét văn hóa truyền thống đặc trưng của mỗi làng quê, đang cần được khôi phục và phát huy.
Người gieo "hạt giống" đoàn kết

Người gieo "hạt giống" đoàn kết

Ông Hồ Duy Lý - Bí thư Chi bộ thôn Song Hải, xã Thạch Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) luôn là tấm gương sáng về tinh thần trách nhiệm, tận tụy vì dân, sống trọn nghĩa đạo - đời.
Cô gái trẻ Hà Tĩnh 22 tuổi, 21 lần hiến máu

Cô gái trẻ Hà Tĩnh 22 tuổi, 21 lần hiến máu

Hơn 4 năm kể từ lần đầu tiên hiến máu, đến nay, ở độ tuổi 22, Hoàng Thị Hồng Thương (xã Đan Trường, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã có đến 21 lần tham gia hiến máu và hiến tiểu cầu.
Thuyết minh viên Đào Anh Tuân: Người “kết nối” lịch sử và hiện tại

Người “kết nối” lịch sử và hiện tại

Học Bác từ những điều bình dị, giản đơn để làm tốt chức trách, nhiệm vụ được giao, hơn 20 năm nay, anh Đào Anh Tuân - Phó Bí thư chi bộ, Phó Giám đốc Ban Quản lý Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc và Khu tưởng niệm Lý Tự Trọng (Hà Tĩnh) trở thành người “kết nối” lịch sử nơi “tọa độ lửa” Ngã ba Đồng Lộc.
Ông bí thư bán cả gia tài giúp làng quê đổi mới

Ông bí thư bán cả gia tài giúp làng quê đổi mới

Nhận trọng trách Bí thư Chi bộ thôn Tân Vĩnh Cần, xã Cẩm Thành (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh), ông Mai Văn Tường gương mẫu đi đầu, "thắp lửa" cho phong trào xây dựng nông thôn mới bằng quyết tâm cao, nghị lực lớn và cả những hy sinh để biến một làng quê khó khăn thành điểm sáng.