Vụ cói kém vui của người dân “ốc đảo" Hồng Lam

(Baohatinh.vn) - Thời tiết khắc nghiệt khiến hàng chục ha cói của thôn Hồng Lam, xã Xuân Giang (Nghi Xuân – Hà Tĩnh) bị cháy nắng, trong khi giá bán giảm gần 1 nửa so với năm ngoái khiến người dân thất bát.

Vụ cói kém vui của người dân “ốc đảo Hồng Lam

Dịp này, trên cánh đồng cói ở “ốc đảo” Hồng Lam, hàng chục người dân tất bật thu hoạch.

Vụ cói kém vui của người dân “ốc đảo Hồng Lam

Lau vội những giọt mồ hôi nhễ nhại, ông Hồ Quốc Ý buồn bã: "Gia đình tôi trồng 5 sào cói, hiện chỉ thu hoạch được 2,5 sào, số diện tích còn lại không phát triển do nắng nóng, đồng bị khô cạn. Bình quân hằng năm năng suất đạt hơn 6 tạ/sào nhưng năm nay chỉ khoảng 3,5 tạ/sào".

Vụ cói kém vui của người dân “ốc đảo Hồng Lam

Theo người dân, mặc dù không mất tiền giống bởi sau khi cắt, cói sẽ tiếp tục phát triển cho vụ mới nhưng lại vất vả làm cỏ, chi phí đầu tư phân bón, chăm sóc, thu hoạch.

Vụ cói kém vui của người dân “ốc đảo Hồng Lam

Thu hoạch cói ở thôn Hồng Lam bắt đầu từ tháng 7 đến tháng 9 dương lịch. Do thời tiết nắng nóng, hầu hết người dân phải ra đồng từ 4 giờ sáng. Sau vài giờ đồng hồ cắt cói thì tiến hành làm nhiều công đoạn khác dưới thời tiết nắng nóng...

Vụ cói kém vui của người dân “ốc đảo Hồng Lam

Những cây cói được buộc thành từng bó đưa lên bờ tập kết. Trong quá trình thu hoạch, người dân phải ủ rơm hoặc tưới nước lên để cói không bị héo.

Vụ cói kém vui của người dân “ốc đảo Hồng Lam

Để có thành phẩm đạt chất lượng, cây cói phải được chẻ đôi bằng máy thô sơ. Việc này được tiến hành ngay tại đồng khi cói đang còn tươi.

Vụ cói kém vui của người dân “ốc đảo Hồng Lam

Cây cói sau khi chẻ được phơi dưới trời nắng đến khi thật khô mới đem đi tiêu thụ. Cói ở đây chủ yếu được bán cho các đầu mối ở tỉnh Thanh Hóa về làm chiếu.

Vụ cói kém vui của người dân “ốc đảo Hồng Lam

"Cây cói năm nay vừa mất mùa, vừa rớt giá khiến chúng tôi rất xót xa. Vào thời điểm này năm trước, cói được bán với giá 1,2 triệu đồng/tạ nhưng hiện nay thương lái chỉ mua với mức giá từ 650 – 700 nghìn đồng/tạ. Trong khi đó, giá phân bón tăng cao ảnh hưởng rất lớn đến nguồn thu nhập của người dân chúng tôi" - ông Đậu Xuân Chính bày tỏ.

Vụ cói kém vui của người dân “ốc đảo Hồng Lam

Được biết, toàn thôn Hồng Lam có 45 ha trồng cói với 110 hộ tham gia. Đến nay, người dân đã thu hoạch được khoảng 10 ha. Ngoài trồng lạc thì cây cói trở thành nguồn thu nhập chính của những lao động già đang bám trụ ở “ốc đảo”.

Hằng năm, cây cói mang lại thu nhập bình quân từ 40 - 45 triệu đồng cho các hộ sản xuất. Năm nay, thời tiết khắc nghiệt khiến ½ diện tích trồng cói của thôn bị cháy nắng, nhiễm mặn không thể thu hoạch được. Ngoài ra, thị trường tiêu thụ đang phụ thuộc nhiều vào thương lái nên giá cả còn “bấp bênh”, ảnh hưởng đến nguồn thu của bà con...

Ông Nguyến Thế Lục - Trưởng thôn Hồng Lam

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Triển vọng chăn nuôi hươu sao ở Cẩm Xuyên

Triển vọng chăn nuôi hươu sao ở Cẩm Xuyên

Chăn nuôi hươu sao đang mở ra nhiều triển vọng phát triển kinh tế cho người dân huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) khi nhiều địa phương nhân rộng mô hình theo tổ hợp tác, hợp tác xã...
Rộn ràng mùa dưa ở Việt Tiến

Rộn ràng mùa dưa ở Việt Tiến

Những ngày này, nông dân xã Việt Tiến (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang vào mùa thu hoạch dưa các loại. Không khí thu hoạch trên các cánh đồng dưa luôn rộn ràng, tấp nập báo hiệu mùa bội thu.
Nhanh tay "hồi sức" lúa bị đổ ngã do mưa gió

Nhanh tay "hồi sức" lúa bị đổ ngã do mưa gió

Tập trung khơi thông dòng chảy, tiêu thoát nước khỏi ruộng, buộc những diện tích bị đổ ngã… là những giải pháp mà nông dân Hà Tĩnh đang nỗ lực triển khai, với hy vọng giảm thiểu thấp nhất thiệt hại về năng suất cuối vụ.
Chè vằng Cẩm Mỹ hướng tới sản phẩm OCOP

Chè vằng Cẩm Mỹ hướng tới sản phẩm OCOP

Nhiều hộ dân ở xã Cẩm Mỹ (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh) đã mở rộng diện tích, đầu tư công nghệ để tạo ra sản phẩm hàng hóa, đưa lại nguồn thu nhập bền vững từ cây chè vằng. Địa phương tiến tới xây dựng sản phẩm OCOP chè vằng.
Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Người dân một số địa phương ở Hà Tĩnh đã tập trung cải tạo những vùng đất ven biển bị hoang mạc hóa do biến đổi khí hậu, lựa chọn cây trồng phù hợp đưa vào sản xuất. Từ đó không chỉ giúp người dân nâng cao thu nhập mà còn góp phần phủ xanh đất đai hoang hóa, cải tạo môi trường.
Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh đang bước vào giai đoạn cao điểm cho mục tiêu tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM). Những tuyến đường mở rộng, những khu dân cư kiểu mẫu hình thành, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng nâng cao…
Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Sự đồng lòng của người dân Hà Tĩnh trong triển khai các hoạt động xây dựng nông thôn mới không chỉ góp phần hoàn thiện, nâng cao chất lượng các tiêu chí mà còn thắt chặt thêm tình làng nghĩa xóm.
Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Thời tiết Hà Tĩnh duy trì hình thái nhiều mây, có mưa rào, độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi để sâu bệnh phát sinh, đặc biệt là bệnh đạo ôn cổ bông trên lúa thời kỳ trổ tập trung.
Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Năm 2024, Chi hội nghề nghiệp Nuôi ong lấy mật xã Đức Lạng (Đức Thọ, Hà Tĩnh) thành lập với gần 50 hội viên tham gia, trở thành nền tảng để đưa thương hiệu mật ong vươn xa.