Xã ven biển có nhiều sản phẩm OCOP nhất Lộc Hà

(Baohatinh.vn) - Nhờ lợi thế của xã ven biển, Thạch Kim đã nỗ lực hình thành nhiều sản phẩm OCOP của huyện Lộc Hà và là một trong những địa phương có nhiều sản phẩm đạt chuẩn nhất Hà Tĩnh.

Xã ven biển có nhiều sản phẩm OCOP nhất Lộc Hà

Các sản phẩm OCOP của Thạch Kim tham gia trưng bày, giới thiệu bên lề hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh và xúc tiến đầu tư vào Hà Tĩnh năm 2023.

Những ngày này, cơ sở chế biển hải sản của hộ anh Nguyễn Văn Thắng ở thôn Long Hải (xã Thạch Kim) đang gấp rút chuẩn bị sản phẩm Nước mắm sành Ngọc Tích để bán cho thị trường tết cổ truyền.

Nước mắm sành được làm từ cá cơm nguyên tươi nguyên chất, chọn lọc từ những mẻ cá do ngư dân Lộc Hà đánh bắt trên vùng biển quê nhà. Nguyên liệu tươi ngon, được ướp với muối tinh, qua nhiều công đoạn, muối hơn 2 năm... để có màu sắc đẹp, chất nước sánh, thơm ngon, tròn vị nức tiếng trong vùng.

Xã ven biển có nhiều sản phẩm OCOP nhất Lộc Hà

Công nhân kiểm tra, bảo quản các chum muối Nước mắm sành Ngọc Tích.

Sản phẩm Nước mắm sành Ngọc Tích đã được công nhận đạt chuẩn OCOP 3 sao cách đây 10 ngày. Năm 2023, cơ sở này sản xuất này đạt sản lượng 16.000 chai (tương đương 12.300 lít) cho giá trị 1,48 tỷ đồng, lợi nhuận khoảng 140 triệu đồng.

Hiện nay, chủ cơ sở đã đầu tư thêm 1,1 tỷ đồng để mua trang thiết bị, nâng cấp nhà xưởng, thu hút lao động, mở rộng thị trường tiêu thụ... Qua đó, phấn đấu trong năm nay đạt 17.600 chai, cho doanh thu 1,62 tỷ đồng, lợi nhuận 200 triệu đồng và đến năm 2025 đạt 26.400 chai, cho doanh thu 2,44 tỷ đồng, lợi nhuận khoảng 250 triệu đồng...

Xã ven biển có nhiều sản phẩm OCOP nhất Lộc Hà

Các cấp hội phụ nữ trao đổi kinh nghiệm sản xuất và tham quan cơ sở sản xuất Nước mắm sành Ngọc Tích.

Anh Nguyễn Văn Thắng chia sẻ: “Nước mắm từ xưa đã trở thành loại gia vị không thể thiếu trong bữa ăn hằng ngày và nhu cầu sử dụng nước mắm truyền thống thay nước mắm công nghiệp của người tiêu dùng ngày càng tăng. Mặt khác, trong và ngoài huyện hiện còn nhiều cơ sở sản xuất nước mắm truyền thống chưa đăng ký thương hiệu, không có nhãn mác nên hiệu quả sản xuất chưa tốt. Vì vậy, chúng tôi đã mạnh dạn xây dựng chiến lược kinh doanh bằng cách đầu tư mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng tính cạnh tranh trên thị trường. Nước mắm sành Ngọc Tích ra đời được xem là kết tinh của hương vị quê hương và quá trình đầu tư sản xuất đó".

Cuối tháng 12/2023, Hội đồng đánh giá, chấm điểm và phân hạng sản phẩm OCOP huyện Lộc Hà công nhận thêm 3 sản phẩm đật chuẩn OCOP 3 sao trên địa bàn; riêng xã Thạch Kim có 2 sản phẩm là Nước mắm sành Ngọc Tích và Nước mắm Thọ Vân.

Xã ven biển có nhiều sản phẩm OCOP nhất Lộc Hà

Quảng bá hình ảnh sản phẩm OCOP 3 sao Nước mắm Bồ Lô của xã Thạch Kim.

Tính ra, từ khi thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm, Thạch Kim có 7 sản phẩm OCOP (chiếm gần 44% tổng sản phẩm toàn huyện) đạt chuẩn 3 sao là Ruốc kem Hương Xuân, Nước mắm Đồng Châu, Mực khô Ngọc Diệp, Nước mắm Nga Sơn, Nước mắm Bồ Lô, Nước mắm sành Ngọc Tích và Nước mắm Thọ Vân.

Xã ven biển có nhiều sản phẩm OCOP nhất Lộc Hà

Những đoàn tàu đánh cá vào ra tấp nập ở cảng cá Cửa Sót mang về nguồn nguyên liệu dồi dào, chất lượng để Thạch Kim phát triển sản phẩm OCOP hải sản.

Qua đó cho thấy, Thạch Kim được xem là “mỏ” hình thành sản phẩm OCOP của huyện Lộc Hà và là một trong những xã nổi bật nhất trong toàn tỉnh về thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm trong những năm vừa qua. Ngoài các sản phẩm đã đạt chuẩn, ở xã cửa biển này còn có 3 sản phẩm đã được đầu tư máy móc, mở rộng nhà xưởng, nâng cấp quy trình, xây dựng hồ sơ... để được công nhận là Mực một nắng Bích Lan, Mực khô Hợp Thành và Mực khô Nga Sơn.

Cùng đó, hàng chục cơ sở chế biến hải sản khác trên địa bàn Thạch Kim cũng đang xây dựng chiến lược sản xuất mang tính đột phá để có các loại sản phẩm chất lượng cao, mẫu mã đẹp, khẳng định được thương hiệu trên thị trường.

Xã ven biển có nhiều sản phẩm OCOP nhất Lộc Hà

Cá cơm là nguyên liệu chính để sản xuất nước mắm chất lượng cao, đạt chuẩn OCOP ở Thạch Kim.

Chủ tịch UBND xã Thạch Kim Nguyễn Đình Hưng cho biết: “Nhân dân chúng tôi là những người có kinh nghiệm, bí quyết trong sản xuất nước mắm truyền thống và nguồn lao động tại chỗ này luôn dồi dào, cần mẫn, tâm huyết với nghề của cha ông. Điều này kết hợp với lợi thế của vùng nguyên liệu (cá cơm, cá trích) dồi dào, tươi ngon và gần vựa muối chất lượng cao của Thạch Châu nên sản xuất rất thuận lợi. Cùng đó, chúng tôi đã triển khai kịp thời, hiệu quả các chính sách khuyến khích phát triển OCOP và thường xuyên động viên, hỗ trợ các cơ sở sản xuất để cho ra đời những sản phẩm chất lượng cao, đạt chuẩn 3 sao, hướng tới nâng tầm thành 4 sao”.

Xã ven biển có nhiều sản phẩm OCOP nhất Lộc Hà

Những mẻ mực ống tươi ngon được các cơ sở sản xuất ở Thạch Kim lựa chọn chế biến, phơi khô thành sản phẩm OCOP.

Ông Phan Bá Ninh – cán bộ Văn phòng NTM huyện Lộc Hà cho biết: “Cùng với lợi thế về nguồn nguyên liệu, nhân lực, kinh nghiệm sản xuất thì xã Thạch Kim cũng có nhiều thuận lợi để phát triển sản phẩm OCOP như: huyện có nhiều chính sách hỗ trợ sản xuất, trên địa bàn ngày càng phát triển thương mại và du lịch, công tác kết nối mở rộng thị trường được quan tâm... Các cơ sở sản xuất ở Thạch Kim cũng luôn quyết tâm xây dựng sản phẩm OCOP và xem đây là yếu tố sống còn trong sản xuất nên số lượng đạt chuẩn ngày càng nhiều, hiệu quả kinh tế ngày càng tăng, có nhiều sản phẩm tiềm năng để nâng sao".

Chủ đề Sản phẩm OCOP Hà Tĩnh

Đọc thêm

Thiếu nguyên liệu sản xuất cho sản phẩm OCOP

Thiếu nguyên liệu sản xuất cho sản phẩm OCOP

Muốn có nguyên liệu phục vụ sản xuất, chủ sản phẩm OCOP ở Hà Tĩnh phải huy động nhân viên đến tận vườn hộ để thu hoạch nhưng nhiều thời điểm cũng không có nguyên liệu.
Ngậm ngùi nhìn thóc lép ở Xuân Viên

Ngậm ngùi nhìn thóc lép ở Xuân Viên

Hàng trăm hộ dân xã Xuân Viên (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) ngậm ngùi vì lúa vụ xuân năm nay hạt lép nhiều, năng suất sụt giảm, chỉ đạt bình quân chưa đến 1,5 tạ/sào.
"Nước lũ lên nhanh quá, chúng tôi trở tay không kịp"

"Nước lũ lên nhanh quá, chúng tôi trở tay không kịp"

Nhận thấy có mưa lớn kéo dài, người dân ở Hà Tĩnh đã chủ động kê lúa gạo, đồ đạc, xe cộ lên cao nhưng nước lũ lên nhanh khiến nông sản, gia súc, gia cầm ngâm trong nước, thiệt hại lớn về tài sản.
Mục sở thị quy trình nuôi tằm trong phòng điều hòa

Mục sở thị quy trình nuôi tằm trong phòng điều hòa

Vượt qua những khó khăn ban đầu, HTX Mật ong Cường Nga (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã làm chủ kỹ thuật nuôi tằm và xây dựng được chuỗi liên kết tiêu thụ ổn định, mở ra hướng phát triển kinh tế hiệu quả cho người dân.
Nông dân Cẩm Xuyên trồng sả tía cho thu nhập cao

Nông dân Cẩm Xuyên trồng sả tía cho thu nhập cao

Phát huy tiềm năng kinh tế vùng bán sơn địa, xã Cẩm Thịnh, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đã tập trung phát triển mô hình trồng sả tía trên đất vườn đồi. Từ một vài hộ trồng thí điểm ban đầu đến nay, toàn xã đã có hơn 30ha trồng sả tía, đưa lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân địa phương.
Nguy cơ thiếu nước cục bộ: Áp lực lớn cho sản xuất hè thu tại Hà Tĩnh

Nguy cơ thiếu nước cục bộ: Áp lực lớn cho sản xuất hè thu tại Hà Tĩnh

Hiện đang là cao điểm thu hoạch lúa vụ xuân nhưng lịch sản xuất vụ hè thu cũng đã cận kề. Trong điều kiện nhiều công trình thủy lợi vừa và nhỏ, hệ thống kênh tưới bị xuống cấp, tạo ra áp lực cho tiến độ, diện tích và năng suất vụ sản xuất hè thu tại một số địa phương.
Nông dân Thạch Hà vào vụ thu hoạch lạc xuân

Nông dân Thạch Hà vào vụ thu hoạch lạc xuân

Thạch Hà luôn đứng tốp đầu của Hà Tĩnh cả về diện tích lẫn năng suất lạc vụ xuân. Những ngày này, người dân địa phương đã bắt đầu thu hoạch trên các cánh đồng gieo trỉa sớm.
Chống hạn sớm cho cây chè

Chống hạn sớm cho cây chè

Nông dân Hà Tĩnh đã tập trung áp dụng nhiều giải pháp chống hạn cho hơn 1.200 ha cây chè nguyên liệu nhằm duy trì sản lượng, chất lượng ổn định trong mùa nắng nóng.