Xây dựng Đề án Nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2023-2030

(Baohatinh.vn) - Mục tiêu tổng quát của Đề án Nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2023-2030 là phát triển nền nông nghiệp hữu cơ có giá trị gia tăng cao, bền vững, thân thiện với môi trường.

Sáng 21/11, Sở NN&PTNT tổ chức hội thảo xây dựng Đề án Nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2023-2030.

Xây dựng Đề án Nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2023-2030

Lãnh đạo các sở, ngành, địa phương, doanh nghiệp tham gia hội thảo.

Nông nghiệp hữu cơ là một trong những hướng đi của nông nghiệp Việt Nam nói chung và Hà Tĩnh nói riêng. Thời gian qua, ngành nông nghiệp Hà Tĩnh đã chủ động lồng ghép các chính sách, chương trình để xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp áp dụng quy trình thực hành sản xuất tốt, đảm bảo an toàn thực phẩm.

Đến nay, đã có trên 1.896,96 ha cây trồng các loại được cấp giấy chứng nhận VietGAP, GlobalGAP; 3 cơ sở nuôi trồng thuỷ sản được chứng nhận VietGAP; 8 trang trại chăn nuôi được chứng nhận VietGAHP; 14 cơ sở chế biến nông sản, thủy sản có giấy chứng nhận HACCP; 11 cơ sở chế biến nông sản, thủy sản có giấy chứng nhận GMP, ISO; 4 cơ sở chế biến giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn ISO và 22 chuỗi cung ứng sản phẩm an toàn có xác nhận...

Thời gian qua, Sở NN&PTNT đã chủ trì, lấy ý kiến các sở, ngành, địa phương xây dựng dự thảo Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2023 - 2030. Đề án nêu rõ tính cần thiết, các căn cứ, chủ trương để xây dựng đề án; khái quát về tình hình, đặc điểm và thực trạng phát triển nông nghiệp hữu cơ của tỉnh. Đề án cũng xác định quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện và hiệu quả về kinh tế, xã hội, môi trường,

Theo đó, mục tiêu tổng quát của đề án là phát triển nền nông nghiệp hữu cơ có giá trị gia tăng cao, bền vững, thân thiện với môi trường sinh thái, góp phần ổn định đời sống cho người dân trên địa bàn tỉnh gắn với kinh tế nông nghiệp tuần hoàn và tái cơ cấu toàn diện ngành nông nghiệp. Nâng cao năng lực, khả năng tổ chức sản xuất, sức cạnh tranh trong chế biến, tiêu thụ của tỉnh. Phát triển sản xuất và chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ cho các loại cây trồng có thế mạnh của tỉnh nhằm tạo ra sản phẩm nông nghiệp an toàn.

Tại hội thảo, ý kiến các đại biểu cho rằng việc xây dựng đề án là cần thiết, góp phần thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn.

Góp ý để tiếp tục hoàn thiện dự thảo đề án, các đại biểu nhận định những khó khăn trong sản xuất hữu cơ và đưa ra các giải pháp giải quyết các vấn đề như: thay đổi tư duy canh tác; lựa chọn, cải tạo các vùng sản xuất hữu cơ, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu; lưa chọn giống, vật tư. Đặc biệt là tạo dựng thương hiệu, gây dựng niềm tin với người tiêu dùng; thị trường đầu ra khi giá thành sản phẩm hữu cơ sẽ cao hơn; kiểm soát, quản lý chất lượng sản phẩm khó khăn...

Xây dựng Đề án Nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2023-2030

Giám đốc Sở NN&PTNT Nguyễn Văn Việt: Thực hiện đề án nông nghiệp hữu cơ phải theo lộ trình; lựa chọn đối tượng, phạm vi phải là sản phẩm đặc sản đặc hữu, có lợi thế của địa phương. Sản xuất nông nghiệp phải gắn với doanh nghiệp, thực hiện theo chuỗi liên kết để đáp ứng thị trường đầu ra cho sản phẩm.

Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Quang Thọ - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT nhấn mạnh, phần lớn các mô hình sản xuất sản phẩm sạch, theo hướng hữu cơ còn nhỏ lẻ, quy mô hộ gia đình, chưa xây dựng được chuỗi sản xuất – cung ứng thực phẩm an toàn bền vững, sản phẩm chưa được chứng nhận đạt chất lượng theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn. Vì vậy, việc xây dựng đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ là hết sức cần thiết.

Xây dựng Đề án Nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2023-2030

Ông Nguyễn Quang Thọ - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT phát biểu tại hội thảo.

Phó Giám đốc Sở NN&PTNT cũng thông tin thêm một số nét về thực trạng sản xuất nông nghiệp tuần hoàn, nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn; những nội dung cơ bản của đề án. Trên cơ sở ý kiến của các sở, ngành, địa phương,doanh nghiệp, tổ soạn thảo đề án sẽ tiếp thu, tục bổ sung, hoàn thiện đề án để trình UBND tỉnh phê duyệt.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Biến rác thải thành hàng trăm tấn phân bón hữu cơ

Biến rác thải thành hàng trăm tấn phân bón hữu cơ

Mô hình "Tổ hợp tác xử lý rác hữu cơ" của Hội LHPN xã Kỳ Phong, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đi vào hoạt động không chỉ góp phần làm tốt công tác bảo vệ môi trường mà còn biến hàng trăm tấn rác thải thành nguồn phân bón hữu ích.
Người dân Hà Tĩnh trúng đậm ốc tép

Người dân Hà Tĩnh trúng đậm ốc tép

Với giá bán 300.000 - 320.000 đồng/tạ ốc tép, ngư dân Hà Tĩnh có thể thu về từ 1,5-3 triệu đồng/ngày nhờ tích cực kéo lưới thu hoạch "lộc biển".
Hương Sơn có thêm 3 sản phẩm OCOP 3 sao

Hương Sơn có thêm 3 sản phẩm OCOP 3 sao

Huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) vừa chấm điểm công nhận 5 sản phẩm được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao năm 2025, trong đó, 2 sản phẩm đánh giá lại và 3 sản phẩm mới.
Thạch Kim đẩy mạnh phát triển kinh tế biển

Thạch Kim đẩy mạnh phát triển kinh tế biển

Xã Thạch Kim, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) tiếp tục phát huy thế mạnh của địa phương giáp biển để phát triển sản xuất, đảm bảo sinh kế, tạo nền tảng và động lực phát triển KT-XH.
Ngành chuyên môn Hà Tĩnh khuyến cáo gì cho vụ tôm xuân - hè 2025?

Ngành chuyên môn Hà Tĩnh khuyến cáo gì cho vụ tôm xuân - hè 2025?

Người dân Hà Tĩnh chuẩn bị bước vào vụ nuôi tôm xuân hè 2025. Bà Nguyễn Thị Hoài Thúy – Trưởng phòng Quản lý, nuôi trồng thủy sản (Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh) đã có những khuyến cáo nhằm giúp người dân giành thắng lợi trong vụ nuôi sắp tới.
Giá trị nhung hươu Hương Sơn ngày càng tăng cao

Giá trị nhung hươu Hương Sơn ngày càng tăng cao

Huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) chú trọng áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăm sóc, cải thiện chất lượng đàn hươu, tập trung chế biến sâu, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế.
Nuôi lươn không bùn ở Cẩm Quang

Nuôi lươn không bùn ở Cẩm Quang

Mô hình nuôi lươn bằng bể không bùn của anh Nguyễn Quốc Hữu (xã Cẩm Quang, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) dự kiến cho thu hoạch khoảng 15-17 tấn lươn thương phẩm sau 10-12 tháng thả nuôi.
Ngư dân bội thu, tiểu thương phấn khởi

Ngư dân bội thu, tiểu thương phấn khởi

Những chuyến biển gần đây, ngư dân Hà Tĩnh trúng đậm nhiều luồng cá cơm, cá trích, mực, cá bạc má… tạo nguồn cung hải sản đa dạng, đáp ứng nhu cầu thị trường đồng thời mang về nguồn thu nhập khá.
Vũ Quang tươi mới

Vũ Quang tươi mới

Việc chú trọng xây dựng vườn mẫu, cụm dân cư sáng - xanh - sạch - đẹp, cụm dân cư sinh thái… đã tạo điểm nhấn trong xây dựng nông thôn mới ở Vũ Quang (Hà Tĩnh).