Xem quy trình sản xuất giò lụa Xuân Thành đạt chuẩn OCOP 3 sao

(Baohatinh.vn) - Với quy trình sản xuất đạt tiêu chuẩn, sản phẩm OCOP 3 sao - giò lụa Xuân Thành (xã Thạch Ngọc, Thạch Hà, Hà Tĩnh) đã gây được tiếng vang trên thị trường.

GXT7.jpg
4h sáng, các tổ viên Tổ hợp tác Sản xuất giò chả Thanh Xuân (thôn Quý Ngọc, xã Thạch Ngọc) do bà Trương Thị Xuân làm chủ đã chuẩn bị dụng cụ để bắt đầu ngày sản xuất mới. Thịt tươi vừa mới ra lò sau khi lựa chọn kỹ càng sẽ được rửa sạch, khử khuẩn, thực hiện các bước sơ chế.
GXT8.jpg
Sau nhiều năm gắn bó với nghề làm giò lụa, các sản phẩm của gia đình bà Xuân đã được người địa phương biết đến. Xuất phát từ nhu cầu của thị trường, bà đã mạnh dạn đầu tư dây chuyền, máy móc hơn 120 triệu đồng để xây dựng nhà xưởng nhằm tạo ra quy trình sản xuất khép kín, đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm.
GXT6.jpg
Theo bà Xuân, để tạo ra sản phẩm giò lụa ngon, an toàn đến tay người tiêu dùng, yếu tố quan trọng nhất là chất lượng nguyên liệu. Cơ sở luôn lựa chọn nguyên liệu đầu vào đảm bảo nguồn gốc. Thịt sẽ được lọc bỏ gân, mỡ trước khi cho vào máy xay cùng với các gia vị như: nước mắm, hạt tiêu, hạt nêm, hành, tỏi.
GXT1.jpg
Quá trình xay nhuyễn thịt từ 5-7 phút. Để đảm bảo an toàn cho khách hàng khi sử dụng, cơ sở luôn xác định vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm được đặt lên hàng đầu, kiên quyết nói không với hàn the, chất phụ gia.
GXT4.jpg
Bước ngoặt của tổ hợp tác là tháng 9/2023, sản phẩm giò lụa Xuân Thành được chính thức công nhận OCOP 3 sao. Hiện nay, trung bình mỗi ngày, tổ hợp tác sản xuất hơn 60kg. Vào những ngày lễ, tết, số lượng trung bình là 100 kg. (Trong ảnh: Giò được gói bằng lá chuối tươi đã được sơ chế sạch, hấp chín, để nguội, bọc ni lông và hút chân không trước khi xuất bán).
GXT5.jpg
Ngoài sản phẩm chủ lực là giò lụa Xuân Thành, tổ hợp tác còn sản xuất thêm giò lắt, xúc xích, chả, giò bì, giò bò.
GXT3.jpg
"Với giá bán 140 nghìn đồng/kg, mỗi tháng doanh thu đạt hơn 200 triệu đồng, sau khi trừ chi phí, chúng tôi thu lãi khoảng 40 triệu đồng. Vào những ngày lễ, tết, lượng hàng của gia đình tăng gấp 3 so với ngày thường” - bà Xuân cho biết.
GXT2.jpg
Mặc dù tham gia vào thị trường chưa lâu nhưng sản phẩm giò của Tổ hợp tác Thanh Xuân rất được người tiêu dùng ưa chuộng. Hiện tại, thị trường tiêu thụ sản phẩm giò lụa chủ yếu tại nhà hàng, quán ăn... trên địa bàn và một số tỉnh, thành khác. Cơ sở cũng tạo việc làm thường xuyên cho 3-4 lao động trên địa bàn với mức thu nhập 5 triệu đồng/tháng.
GXT.jpg
Chủ tịch UBND xã Thạch Ngọc Nguyễn Hồng Thanh cho biết: “Tận dụng nguồn vốn được xã hỗ trợ phát triển sản xuất, chủ cơ sở giò lụa Xuân Thành không ngừng nỗ lực, học hỏi, chịu khó tìm tòi để cho ra sản phẩm thơm ngon, đảm bảo các tiêu chí an toàn cho người tiêu dùng. Bên cạnh đó, tổ hợp tác còn tạo việc làm cho lao động địa phương. Để tạo đà cho thương hiệu ngày một phát triển, thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục quan tâm động viên, hỗ trợ cơ sở phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm”.
Video: Quy trình sản xuất giò lụa Xuân Thành (video do cơ sở sản xuất cung cấp).

Chủ đề Sản phẩm OCOP Hà Tĩnh

Đọc thêm

Lúa hữu cơ thắng lớn trên đồng ruộng Kỳ Anh

Lúa hữu cơ thắng lớn trên đồng ruộng Kỳ Anh

Vụ xuân năm nay, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) giành thắng lợi trên diện tích 52,5ha lúa hữu cơ với sản lượng đạt trên 260 tấn, tổng giá trị đạt trên 3,5 tỷ đồng. Kết quả này tạo tiền đề để địa phương tiếp tục mở rộng diện tích.
Thiếu nguyên liệu sản xuất cho sản phẩm OCOP

Thiếu nguyên liệu sản xuất cho sản phẩm OCOP

Muốn có nguyên liệu phục vụ sản xuất, chủ sản phẩm OCOP ở Hà Tĩnh phải huy động nhân viên đến tận vườn hộ để thu hoạch nhưng nhiều thời điểm cũng không có nguyên liệu.
Ngậm ngùi nhìn thóc lép ở Xuân Viên

Ngậm ngùi nhìn thóc lép ở Xuân Viên

Hàng trăm hộ dân xã Xuân Viên (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) ngậm ngùi vì lúa vụ xuân năm nay hạt lép nhiều, năng suất sụt giảm, chỉ đạt bình quân chưa đến 1,5 tạ/sào.
"Nước lũ lên nhanh quá, chúng tôi trở tay không kịp"

"Nước lũ lên nhanh quá, chúng tôi trở tay không kịp"

Nhận thấy có mưa lớn kéo dài, người dân ở Hà Tĩnh đã chủ động kê lúa gạo, đồ đạc, xe cộ lên cao nhưng nước lũ lên nhanh khiến nông sản, gia súc, gia cầm ngâm trong nước, thiệt hại lớn về tài sản.
Mục sở thị quy trình nuôi tằm trong phòng điều hòa

Mục sở thị quy trình nuôi tằm trong phòng điều hòa

Vượt qua những khó khăn ban đầu, HTX Mật ong Cường Nga (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã làm chủ kỹ thuật nuôi tằm và xây dựng được chuỗi liên kết tiêu thụ ổn định, mở ra hướng phát triển kinh tế hiệu quả cho người dân.
Nông dân Cẩm Xuyên trồng sả tía cho thu nhập cao

Nông dân Cẩm Xuyên trồng sả tía cho thu nhập cao

Phát huy tiềm năng kinh tế vùng bán sơn địa, xã Cẩm Thịnh, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đã tập trung phát triển mô hình trồng sả tía trên đất vườn đồi. Từ một vài hộ trồng thí điểm ban đầu đến nay, toàn xã đã có hơn 30ha trồng sả tía, đưa lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân địa phương.
Nguy cơ thiếu nước cục bộ: Áp lực lớn cho sản xuất hè thu tại Hà Tĩnh

Nguy cơ thiếu nước cục bộ: Áp lực lớn cho sản xuất hè thu tại Hà Tĩnh

Hiện đang là cao điểm thu hoạch lúa vụ xuân nhưng lịch sản xuất vụ hè thu cũng đã cận kề. Trong điều kiện nhiều công trình thủy lợi vừa và nhỏ, hệ thống kênh tưới bị xuống cấp, tạo ra áp lực cho tiến độ, diện tích và năng suất vụ sản xuất hè thu tại một số địa phương.