Xuống giá, “bí” đầu ra, người nuôi gà ở Hà Tĩnh giảm đàn

(Baohatinh.vn) - Giá mỗi kg gà thịt xuất chuồng giảm từ 10.000 – 20.000 đồng, trong khi thị trường tiêu thụ chậm, “bí” đầu ra khiến nhiều hộ chăn nuôi gà ở Hà Tĩnh gặp khó khăn và phải giảm đàn nuôi.

Xuống giá, “bí” đầu ra, người nuôi gà ở Hà Tĩnh giảm đàn

Gia đình chị Nguyễn Thị Hạnh vừa xuất chuồng 500 con gà với giá 55.000 đồng/kg, giảm 10.000 đồng/kg so với trước.

Chị Nguyễn Thị Hạnh (thôn Trung Văn, xã Thạch Văn, Thạch Hà) cho biết: Trước đây, gà nuôi khoảng 3,5 tháng là xuất bán với giá 65.000 đồng/kg, gà ngon hơn có giá 75.000 đồng/kg. Còn nay, gà khó bán nên có khi phải nuôi đến 5 tháng mà chỉ được giá 55.000 đồng/kg.

Đợt dịch Covid-19 trước, gà còn bán được giá 60.000 đồng/kg, nhưng đợt sau này thấp quá. Thấy gà “rớt” giá mạnh nên đợt rồi tôi chỉ nuôi 1.000 con, còn trước đây, lúc nào cũng phải hơn 2.000 con. Hồi trước, khách vào tận nhà mua một lần vài tạ, nay chỉ mua ít chục kg nhưng cũng “nâng lên đặt xuống”.

Cách đó không xa, gia đình ông Nguyễn Văn Châu (thôn Tân Văn) cũng vừa xuất bán 900 con gà với giá chỉ 55.000 đồng/kg, giảm 10.000 đồng/kg so với những thời điểm trước. Ông Châu cho biết, trong chuồng vẫn còn 2.500 con các lứa. Gà bán chậm nên phải nuôi lâu, kéo theo chi phí chăn nuôi tăng, trong khi giá bán lại rẻ nên gia đình ông rất lo lắng.

Xuống giá, “bí” đầu ra, người nuôi gà ở Hà Tĩnh giảm đàn

Để được giá cao hơn, chị Quý phải mang gà đi bán lẻ tại chợ, thay vì nhập cho thương lái như trước.

Các hộ chăn nuôi cho rằng, giá gà bị đẩy xuống thấp và khó bán là do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 khiến quán ăn, nhà hàng, các bếp ăn tập thể... giảm lượng tiêu thụ.

Theo bà Lê Thị Quý (thôn Trung Văn, xã Thạch Văn), lâu nay cứ bán lứa gà này là bà nuôi gối lứa khác, không cho các bãi đất và chuồng bỏ trống. Nhưng đầu năm lại nay, gà rẻ quá, không lời lãi gì nên gia đình bà nuôi ít hơn. Đợt mới đây, bà chỉ nuôi 800 con, vừa bán 300 con.

Xuống giá, “bí” đầu ra, người nuôi gà ở Hà Tĩnh giảm đàn

Thị trường tiêu thụ chậm, đầu ra khó nên gà đến giai đoạn xuất bán vẫn tồn đọng tại chuồng

Ông Nguyễn Quang Mạnh (thôn Sơn Bình, xã Thượng Lộc, Can Lộc) chia sẻ: “Từ khi xuất hiện dịch Covid-19, giá gà đã giảm so với trước nhưng khoảng hơn 1 tháng nay, giá bán ra giảm mạnh. Với loại gà trước đây chúng tôi xuất chuồng giá 80.000 – 90.000 đồng/kg thì nay chỉ bán được 65.000 - 70.000 đồng/kg. Không chỉ riêng nhà tôi mà các hộ nuôi khác trong xã cũng phải bán với giá như thế này.”

Theo ông Mạnh, trước đây gia đình thường nhập số lượng lớn cho nhà hàng tại các huyện trên địa bàn tỉnh và ở Nghệ An. Tuy nhiên, do dịch bệnh Covid-19, việc kinh doanh ăn uống bị ảnh hưởng nặng nề nên các mối cắt giảm rất nhiều. Cũng bởi đầu ra gặp khó nên gia đình giảm đàn nuôi gần 1.500 con xuống còn khoảng 400 con.

Xuống giá, “bí” đầu ra, người nuôi gà ở Hà Tĩnh giảm đàn

Gà của các hộ chăn nuôi ở Thượng Lộc cũng “rớt giá” 20.000 đồng/kg so với trước.

Ông Trần Hùng - Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Tĩnh cho biết: Tổng đàn gia cầm toàn tỉnh hiện có khoảng 9 triệu con, trong đó, gà khoảng 7,6 triệu con. Giá gà cũng như các gia cầm khác trên địa bàn tỉnh chịu sự chi phối bởi giá chung trên cả nước.

Thời điểm này, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, nền kinh tế khó khăn, thị trường tiêu dùng hạn chế, sức tiêu thụ sản phẩm giảm khiến người chăn nuôi trên địa bàn gặp không ít khó khăn trong sản xuất và tìm đầu ra cho sản phẩm.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Đào phai vào mùa tuốt lá

Đào phai vào mùa tuốt lá

Thời điểm này, các chủ vườn đào ở xã Cổ Đạm (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đang tất bật tuốt lá để đào ra nụ và lộc mới, cung ứng ra thị trường vào dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.
Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Nông dân Hà Tĩnh cần theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu keo, bệnh khô vằn, đốm lá... gây hại trên một số diện tích ngô đông để tránh ảnh hưởng năng suất.
"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

Thời điểm này, nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Tĩnh đã vào vụ cao điểm, chuẩn bị nguồn hàng cung ứng cho thị trường Tết năm 2025.