(Baohatinh.vn) - Chiều 6/8, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh đi kiểm tra tình hình hoạt động tại một số cụm công nghiệp (CCN) trên địa bàn Hà tĩnh. Cùng đi, có lãnh đạo một số sở ngành, địa phương liên quan.
Kiểm tra CCN Bắc Cẩm Xuyên (hiện có 5 nhà đầu tư được cấp giấy phép, trong đó, 4 đơn vị đã đi vào sản xuất), Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh lưu ý huyện cần tiếp tục quan tâm kêu gọi, thu hút đầu tư. Những dự án cấp đất lâu nhưng không đầu tư, đề nghị các sở liên quan đốc thúc nhà đầu tư triển khai, nếu không thực hiện thì tiến hành xử lý các bước theo quy định của pháp luật. Riêng vấn đề cấp nước cho CCN, giao các ngành soát xét, để có kế hoạch triển khai phù hợp.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh kiểm tra tại CCN Phù Việt (Thạch Hà)...
Tại CCN Phù Việt (đã có 4 doanh nghiệp đầu tư sản xuất kinh doanh), Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh đồng ý về việc mở rộng cơ sở của Công ty TNHH Thương mại và Vận tải Viết Hải; yêu cầu đơn vị thi công hồ điều hòa cho CCN đẩy nhanh tiến độ để sớm đưa công trình vào hoạt động.
Tại vùng quy hoạch CCN Cổng Khánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh yêu cầu thị xã Hồng Lĩnh và các ngành liên quan tính toán đầu tư kinh phí ở mức thấp nhất, khả năng mở rộng cao nhất, lưu ý kết nối hai vùng sau này (vùng 1 và vùng 2). Về vị trí, CCN bám quốc lộ 1B và nằm cả 2 bên đường như dự tính hiện nay là không phù hợp, bởi về lâu dài, khi thị xã Hồng Lĩnh lên thành phố thì việc quy hoạch CCN tại vị trí dự tính này sẽ có bất cập, cần điều chỉnh.
... và quy hoạch CCN Cổng Khánh (TX Hồng Lĩnh)
Đối với CCN Nam Hồng (có 7 dự án đăng ký đầu tư, trong đó có 6 đơn vị đã đi vào hoạt động), để hình thành Trung tâm Dệt may, trước mắt cần đầu tư khu xử lý nước thải và hồ sinh học; giải phóng mặt bằng 6 ha để đủ diện tích bàn giao cho nhà đầu tư. Theo đó, Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu thị xã Hồng Lĩnh, các ngành liên quan tiếp tục bám sát, khâu nối với Tổng công ty Dệt may nhằm giải quyết những vấn đề liên quan; Sở Công thương chủ trì phối hợp với các bên liên quan để giải quyết các vấn đề, đề xuất phương án cấp nước cho CCN..
Thị xã Hồng Lĩnh cũng cần làm việc với các sở, ngành để đưa ra phương án giải quyết những vướng mắc liên quan thuộc thẩm quyền địa phương; chủ động trong thu hồi đất, GPMB bàn giao cho nhà đầu tư; chọn tư vấn thiết kế hệ thống khu xử lý nước thải…. Các sở, ngành và thị xã khẩn trương tiến hành các nội dung phần việc liên quan để sớm Trung tâm dệt may tại Cụm CN Nam Hồng ra đời.
Giá điện tăng 4,8% đã tạo thêm sức ép với khách hàng sử dụng điện. Trong bối cảnh chi phí sản xuất bị “đội lên”, các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Tĩnh đã chủ động thích ứng, “kích hoạt” các giải pháp tiết kiệm điện.
Thực hiện Công điện của Thủ tướng về cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2025, UBND tỉnh Hà Tĩnh chỉ đạo tiếp tục triển khai đồng bộ, quyết liệt, có hiệu quả các nội dung liên quan.
Các dự án điện mặt trời, điện mặt trời mái nhà trên địa bàn góp phần giảm quá tải lưới mùa nắng nóng khi bán cho EVN gần 14% sản lượng điện tỉnh Hà Tĩnh tiêu thụ trong một năm.
Hoạt động bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Hà Tĩnh nhằm phát hiện, tôn vinh các sản phẩm chất lượng, giá trị sử dụng cao, có tiềm năng phát triển sản xuất, mở rộng thị trường.
Từ ngày 10/5, giá bán lẻ điện mới chính thức được áp dụng. Theo đó, mỗi hộ dân tại Hà Tĩnh sẽ chi trả thêm tiền điện hằng tháng với mức tăng tùy thuộc vào từng đối tượng sử dụng.
Thay vì nộp thuế khoán, hộ kinh doanh có doanh thu trên 1 tỷ đồng/năm ở Hà Tĩnh phải xuất hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối dữ liệu với cơ quan thuế từ ngày 1/6/2025.
Công ty Điện lực Hà Tĩnh đang tiếp nhận công trình điện tài sản công theo Nghị định số 02/2024/NĐ-CP của Chính phủ, tạo thuận lợi cho khách hàng và nâng cao chất lượng điện năng.
Nguồn kinh phí Hà Tĩnh phân bổ thực hiện khuyến công địa phương năm 2025 là 1,8 tỷ đồng, nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện cho các cơ sở công nghiệp nông thôn đầu tư, phát triển.
Hà Tĩnh đang tập trung phát huy nội lực, mở rộng kết nối, hợp tác để nâng cao năng lực cạnh tranh và thích ứng linh hoạt. Trên tinh thần đó, một số chuyên gia đã gợi mở những giải pháp góp phần thực hiện hiệu quả mục tiêu phát triển toàn diện và bền vững của tỉnh.
Với số thu nội địa 4 tháng đầu năm 2025 đạt 4.100 tỷ đồng (bằng 47% dự toán được giao, tăng 24% so với cùng kỳ), Hà Tĩnh đang hướng đến mục tiêu vượt kế hoạch năm.
Trên tuyến cao tốc Bãi Vọt – Vũng Áng ở Hà Tĩnh vừa được đưa vào khai thác, có khá nhiều vị trí bên phải tuyến theo chiều di chuyển Bắc - Nam được lắp đặt tường chống ồn.
Những ngày nghỉ lễ 30/4-1/5, các kỹ sư, người lao động Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1 (KKT Vũng Áng, Hà Tĩnh) vẫn nỗ lực bám sát các quy trình, vận hành an toàn, ổn định 2 tổ máy phát điện tổng công suất 1.200 MW.
Việc Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch điện VIII mở ra cơ hội phát triển về quy mô nguồn, lưới điện, tăng năng lực sản xuất điện và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Hà Tĩnh.
Trước thời hạn thông tuyến không còn nhiều, các nhà thầu đảm nhận thi công cao tốc Vũng Áng - Bùng đoạn qua Hà Tĩnh đã bố trí nhân lực thi công xuyên dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5.
Ngày đầu nghỉ lễ 30/4, 1/5, lưu lượng di chuyển trên cao tốc Bãi Vọt - Hàm Nghi và Hàm Nghi - Vũng Áng ở Hà Tĩnh gia tăng nhanh nhưng tình hình giao thông vẫn thông suốt, người dân đi lại thuận lợi.
Công ty Điện lực Hà Tĩnh đã triển khai các phương án tối ưu nhằm đáp ứng nhu cầu phụ tải tăng cao, đảm bảo cấp điện an toàn, liên tục trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5.
Tình hình giao thông ngày đầu khi cao tốc từ Bãi Vọt tới Vũng Áng ở Hà Tĩnh được đưa vào khai thác khá thông thoáng, tài xế phấn khởi, vui vẻ khi đi lại thuận lợi, rút ngắn thời gian, quãng đường di chuyển
Bến số 3 Cảng quốc tế Lào – Việt đi vào khai thác góp phần phát triển hạ tầng cảng biển Hà Tĩnh, trở thành mắt xích quan trọng trong chuỗi logistics, thúc đẩy lưu thông hàng hóa thuận lợi.
Gần 30 năm trên hành trình xây dựng và phát triển, Công ty CP Cảng quốc tế Lào - Việt luôn đồng hành cùng cả nước đánh thức, khơi dậy tiềm năng kinh tế biển Việt Nam. Đây là minh chứng rõ nét cho tình hữu nghị, là động lực phát triển của 2 nước Việt - Lào.
Lễ khánh thành Bến số 3 Cảng quốc tế Lào - Việt diễn ra tại Khu kinh tế Vũng Áng (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh). Công trình góp phần hiện thực hóa cam kết hợp tác đầu tư giữa Chính phủ hai nước Việt Nam và Lào.
Tàu có trọng tải 40.000 tấn vào cảng số 3 Vũng Áng (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) để nhận hàng Kali của doanh nghiệp Lào xuất khẩu đi Nhật Bản. Các thành viên thủy thủ đoàn hài lòng vì cầu cảng đáp ứng các thông số kỹ thuật đề ra.
Với nhiều lợi thế về cảng biển nước sâu, hệ thống hạ tầng giao thông kết nối và việc đầu tư đồng bộ thiết bị xếp dỡ hàng hóa, các bến cảng của Công ty CP Cảng quốc tế Lào - Việt luôn sôi động, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH.
Tuyến chính cao tốc qua Hà Tĩnh sắp được đưa vào khai thác, vậy nên, việc tài xế nắm rõ các loại biển báo giao thông là rất cần thiết để đảm bảo an toàn khi lưu thông.
Hội thao An toàn vệ sinh lao động diễn ra tại Hà Tĩnh đã trở thành ngày hội rèn luyện kỹ năng, nghiệp vụ của toàn thể cán bộ, người lao động Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam.
Ngày 23/4/2025, Công ty cổ phần Phong điện HBRE Hà Tĩnh và Công ty cổ phần Xây dựng Công trình IPC (IPC E&C) chính thức ký hợp đồng EPC xây dựng Trang trại Phong điện HBRE Hà Tĩnh 120 MW.
Các nhà thầu đang tập trung hoàn thành những phần việc cuối cùng của gần 90km tuyến cao tốc Bắc - Nam qua Hà Tĩnh trước thời gian cho phép phương tiện lưu thông vào ngày 28/4 tới.
Nhằm cấp điện ổn định, góp phần nâng cao chất lượng ngành du lịch, Công ty Điện lực Hà Tĩnh đã xử lý các khiếm khuyết, nâng cấp hạ tầng lưới điện đáp ứng nhu cầu phụ tải tăng cao.